Tình trạng bé 15 tháng biếng ăn làm cho cha mẹ lo lắng bởi biếng ăn kéo dài khiến bé có nguy cơ bị còi xương, suy dinh dưỡng và suy giảm sức đề kháng khiến bé còi cọc, chậm lớn và hay ốm. Cùng Life-Space tìm hiểu cách khắc phục và bổ sung dinh dưỡng giúp bé ăn ngon, phát triển toàn diện.
Biếng ăn ở trẻ chính là nỗi sợ các bậc cha mẹ. Vì thế, bạn cần lưu ý một số biểu hiện sau để nhận biết tình trạng này sớm hơn:
Thường xuyên ngậm đồ ăn: Trẻ có thể há miệng như quán tính nhưng lại không chịu nhai. Thay vào đó, con ngậm đồ ăn trong miệng với biểu cảm không hứng thú. Khi bạn nhắc thì con vẫn có động thái nhai chậm chạp và khiến thời gian ăn kéo dài hơn bình thường từ 2-3 lần.
Bé không chịu ăn: Con không cảm thấy đói khi đến bữa, thậm chí còn quấy khóc khi bị gia đình ép ăn. Nếu tần suất diễn ra dày đặt và kéo dài đến 1 tháng thì cha mẹ có thể xác định là trẻ đã bị biếng ăn.
Đang ăn thì bỏ bữa ngang: Những bé biếng ăn sẽ có những hành vi từ chối ăn ở giữa bữa như né tránh khi mẹ đúc, trào xuống ghế, chỉ ăn 1 số món, không thích ăn mà chỉ tập trung vào đồ chơi hoặc điện thoại.
Sa sút về mặt thể chất: Bạn có thể nhìn thấy điều này rõ ràng khi theo dõi cân nặng và chiều cao của bé. Chậm lớn, sụt hoặc lâu tăng cân là những biểu hiện rõ ràng ở bé 15 tháng biếng ăn.
Bé không chịu hợp tác khi ăn vừa làm kéo dài thời gian dùng bữa vừa khiến đồ ăn mất đi 1 phần dinh dưỡng
Nhiều bạn nghĩ việc biếng ăn chỉ là 1 giai đoạn ngắn nên chẳng để lại ảnh hưởng cho sau này. Nhưng với lối suy nghĩ chủ quan này có thể khiến bé chậm phát triển hơn so với bạn đồng trang lứa. Cụ thể, khi con biếng ăn sẽ:
Thiếu chất dinh dưỡng: Trẻ con thì đương nhiên cần đầy đủ các vi chất để phát triển thể chất lẫn trí não, điều này đặc biệt quan trọng đối với trẻ 15 tháng tuổi trở xuống. Nhưng việc biếng ăn khiến con hấp thụ kém và thiếu hụt vi chất.
Chậm phát triển: 15 tháng là giai đoạn mà vận động thể chất, tư duy học hỏi, cảm xúc và kỹ năng nói chuyện của con đều được nâng cao. Vì thế, nếu bạn không giải quyết tình trạng biếng ăn trong thời điểm này thì sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình phát triển IQ và EQ của con.
Đề kháng kém: Để bảo vệ con khỏi tác nhân xấu bên ngoài, bạn cần cung cấp cho con đầy đủ các chất dinh dưỡng, tăng sức đề kháng. Nhưng nếu bé không hợp tác trong quá trình ăn uống thì khó để nạp dưỡng chất vào, sức đề kháng yếu ớt của trẻ nhỏ sẽ dễ bị virus tấn công. Vì thế, những bé 15 tháng biếng ăn thường bị cảm cúm, suy giảm hệ miễn dịch và các bệnh viêm nhiễm khác.
Bé biếng ăn sẽ dễ dẫn đến tình trạng thấp còi hơn những bạn đồng trang lứa
Ngoài việc con gặp các vấn đề nêu trên thì gia đình khi thấy bé như thế cũng dễ suy sụp, buồn phiền và còn có thể ảnh hưởng đến hòa khí trong nhà. Hành động thường thấy của cha mẹ khi bé biếng ăn là thúc ép con, khiến từ biếng ăn thông thường chuyển thành dạng biếng ăn tâm lý.
Khi còn nhỏ, con rất nhạy cảm với những chi tiết xung quanh. Vậy nên, tình trạng chán ăn có thể xuất phát từ nhiều lý do mà cha mẹ không ngờ đến. Sau đây là một số lý do mà bạn có thể tham khảo:
Những bé 15 tháng khá tò mò, thích khám phá nên những món có màu sắc nhạt nhòa, kém hấp dẫn sẽ chẳng thể kích thích vị giác của con. Thay vào đó, bạn nên liên tục tìm hiểu các món ăn có màu sắc bắt mắt, thay mới thường xuyên sẽ giúp bé hứng thú hơn trong mỗi bữa ăn. Đương nhiên, bạn không được quên cân bằng dinh dưỡng trong các món.
Nếu bạn cứ liên tục cho con ăn những món bé không thích thì trải nghiệm ăn uống của trẻ sẽ khó chịu
Trong thời điểm 15 tháng tuổi, con còn trong quá trình hoàn thiện cấu trúc răng hàm. Nếu lúc này, mẹ cung cấp thức ăn cứng khiến con khó chịu khi dùng bữa sẽ dễ gây ra chứng biếng ăn sinh lý.
Ngoài ra, trẻ con 15 tháng rất năng động và ham thú điều mới lạ nên các đồ vật xung quanh có thể gây xao nhãng trong quá trình ăn. Điều này cũng là nguyên do gây nên biếng ăn sinh lý.
Cách chăm sóc là yếu tố quan trọng tác động trực tiếp đến việc ăn uống của con. Một số thói quen chăm bé sai lầm mà nhiều phụ huynh mắc phải như:
Cho bé sử dụng điện thoại, tivi hay thiết bị điện tử khác khi ăn làm con mất tập trung và quấy khóc khi nhu cầu này không được đáp ứng vào lần sau.
Trước khi ăn món chính, bạn cho con ăn vặt nhiều khiến con không có cảm giác đói, giảm hứng thú với bữa ăn chính.
Sắp xếp bữa ăn bất hợp lý, không đúng bữa làm bé vẫn còn thấy no khi bắt đầu bữa sau.
Ép bé ăn uống theo sở thích của gia đình mà không tìm hiểu nhu cầu riêng của con.
Bé 15 tháng tuổi thường có xu hướng ngậm tay hoặc đưa lên mắt mũi, trong khi đó tay của con lại tiếp xúc với nhiều virus thông qua việc cầm nắm đồ chơi, khám phá môi trường xung quanh. Do đó, con dễ gặp các vấn đề bệnh lý và dẫn đến việc không muốn ăn. Một số bệnh đó là:
Rối loạn tiêu hóa: Con bị bệnh này sẽ cảm thấy buồn nôn, tiêu chảy hoặc táo bón,...
Đau bụng khi ăn các món quá lạnh như kem hoặc đồ cay nóng như gà rán. Đồ ăn kém vệ sinh cũng sẽ làm con đau bụng.
Đặc biệt, những bệnh viêm nhiễm như tai mũi họng, viêm đường ruột,... sẽ dẫn đến các tình trạng ho sốt kéo dài và biếng ăn.
Nếu con đang bị bệnh thì bé sẽ không có hứng thú trong việc ăn uống, nhưng tình trạng này chỉ diễn ra trong 1 thời gian ngắn
Sợ hãi hay ghét bỏ việc ăn uống là hệ lụy của quá trình cha mẹ la mắng, ép thúc con ăn nhiều lần. Nếu bạn không nhận ra điều này và vẫn để hành vi đó tiếp diễn thì tình trạng biếng ăn của con sẽ càng trầm trọng hơn.
Để hạn chế khả năng bé bị chán ăn thì bạn cần bổ sung đầy đủ các chất như vitamin B1, kẽm, Taurine và Lysine,... Vì chúng có tác động mạnh mẽ đến việc kích thích vị giác và tạo hứng thú khi ăn. Ngược lại, nếu trẻ thiếu đi những hoạt chất này thì con sẽ biếng ăn, dùng bữa không ngon miệng. Bạn có thể cho con dùng các món có chứa những thành phần đó hoặc chọn các thực phẩm hỗ trợ.
Đây là trường hợp hiếm gặp, chỉ 5% trẻ em mắc phải vấn đề này. Những bé biếng ăn bẩm sinh vẫn duy trì nếp sống, sinh hoạt vẫn bình thường, chỉ có điểm khác là con ít cảm giác thèm ăn, chỉ muốn ăn 1 cử/ ngày. Việc này khiến trẻ có nguy cơ mắc bệnh suy dinh dưỡng cao hơn bé bình thường.
Ngoài 7 nguyên nhân phổ biến mà Life-Space vừa nêu trên thì vẫn còn các lý do sau:
Con vừa được tiêm phòng nên còn mệt trong người.
Con đang dùng thuốc kháng sinh nên mất vị giác tạm thời.
Trẻ đang bị nhiệt miệng, mọc răng,... hay những vấn đề về răng miệng khác.
Một số yếu tố di truyền.
Nếu con mới tiêm phòng hoặc gặp các vấn đề răng miệng thì cơ thể sẽ cảm thấy mệt mỏi dẫn đến không muốn ăn
Từ 12 tháng tuổi, các bé thường được làm quen với đồ ăn thông qua cháo, vì loại này mềm, dễ nuốt và đảm bảo chất dinh dưỡng. Nhưng một số trẻ lại không thích món ăn này, con hay né khi mẹ cố gắng đút cháo.
Không thể phủ định tầm quan trọng của sữa đối với trẻ, nhưng nếu chỉ sử dụng thức uống này thì quá trình khôn lớn của con sẽ bị cản trở do thiếu chất dinh dưỡng. Nếu làm dụng thức uống này, sức khỏe của con cũng có thể bị ảnh hưởng tiêu cực.
Nhiều bé chỉ thích uống sữa và rất lười ăn cháo hay những loại thực phẩm khác
Một số gia đình đã chọn giải pháp cho con uống sữa công thức để bổ sung chất dinh dưỡng nhưng con lại không thích uống. Dù loại sữa này có nhiều hương vị nhu dâu, socola,... những con vẫn thích dùng sữa mẹ hơn.
Tình trạng né tránh khi đút hoặc nhai rồi ngậm, không nuốt đã khiến nhiều bậc cha mẹ đau đầu. Thời gian ăn bị kéo dài cũng khiến dưỡng chất trong món bị vơi đi phần nào.
Bạn đã biết triệu chứng và nguyên nhân của vấn đề này, giờ hãy cùng Life-Space đến với phần giải pháp cho tình trạng biếng ăn:
Khi con vui vẻ sẽ dễ chấp nhận đồ ăn và khả năng hấp thu cũng vì thế mà tăng lên. Cha mẹ nên cổ vũ khi ăn và khen ngợi khi bé nuốt, để con thấy đây như là một chiến tích nhỏ của mình từ đó cố gắng hơn. Ngược lại, những hành động quát mắng có thể khiến con ăn vào thời điểm đó nhưng về sau sẽ ảnh hưởng đến tình cảm và tâm lý trẻ.
Khi bạn để con tự ăn, bé sẽ cảm thấy tự chủ và không bị cưỡng ép. Nhờ đó, tâm lý của con sẽ dễ chịu hơn
Bạn nên đợi trẻ đói trước khi cung cấp bữa ăn cho con. Điều này nghe có vẻ không tốt nhưng lại hiệu quả đối với những trẻ biếng ăn. Vì khi con đói, con sẽ thật sự có nhu cầu được ăn, cơ thể cũng dễ dàng tiếp nhận dưỡng chất hơn. Bạn có thể đẩy nhanh thời gian đói bằng việc cho bé tham gia các hoạt động vui chơi dùng sức. Nhờ thế, bé vừa được rèn luyện thể chất, vừa hấp thu tốt hơn cho bữa ăn sau.
Việc ăn vặt có thể khiến bé vui nhưng lại dẫn đến tình trạng không muốn ăn bữa chính. Bạn nên chủ động hạn chế cho con ăn vặt và tìm hiểu các món ăn chính thú vị, đầy màu sắc để thu hút con.
Mục đích của việc cho con ăn uống đầy đủ là muốn bé nhận được các chất dinh dưỡng cần thiết. Vậy nên, thay vì cố nhồi nhát cho con ăn nhiều thì mẹ nên chọn lọc và thiết lập thực đơn phù hợp. Những chất như protein, chất béo, tinh bột, các loại vitamin và khoáng chất… là vô cùng cần thiết đối với con. Mức độ cần hấp thụ của từng trẻ là khác nhau, chúng phụ thuộc vào thể trạng, nhu cầu của mỗi bé. Để tìm ra những món tương thích với con, mẹ nên nhờ sự trợ giúp của bác sĩ có chuyên môn.
Nếu muốn thành công trong việc gây sự chú ý của con trong bữa ăn thì mẹ phải đổi món thường xuyên. Một số loại mà bạn có thể tham khảo: Súp nui rau củ, cháo yến mạch, cháo cá, cháo trứng, cháo tôm,…
Thay đổi món ăn sẽ phần nào giúp bé hứng thú hơn vì trẻ con luôn thích khám phá điều mới mẻ
Nhiều cha mẹ chọn phương pháp thỏa thuận, giao kèo để con đồng ý ăn ngoan. Nhưng đây không phải cách giải quyết tận gốc vấn đề vì thứ khiến bé hứng thú là phần thưởng chứ không phải đồ ăn. Nếu như vậy thì những lần sau, bạn lại phải hứa hẹn tiếp để con ăn và việc này cứ thế tiếp diễn. Điều này sẽ càng nghiêm trọng khi nó trở thành phản xạ phụ thuộc và ảnh hưởng đến tư duy của bé về sau.
Trong quá trình chăm sóc con, bạn cần để ý những món nào bé yêu thích. Từ đó, bạn có thể gia tăng tần suất xuất hiện món đó hoặc đa dạng cách chế biến để con hứng thú hơn khi ăn. Với độ tuổi 15 tháng, con đương nhiên chẳng thể đưa ra quan điểm, sở thích của mình. Do đó, sự tinh ý, nắm bắt được món con thích là điều đòi hỏi cha mẹ phải kiên nhẫn và thử nghiệm nhiều lần.
Dấu hiệu để biết con thích món ăn là bé sẽ nuốt nhanh, phấn khởi khi thấy món đó. Những bé biếng ăn thì chỉ cần không nhè đồ ăn ra cũng đủ để xác định đây là món bé yêu thích.
Vì những bé 15 tháng thường thích thú với những hình ảnh mới lạ, màu sắc, nên bạn trang trí món ăn sẽ phần nào giúp con trải nghiệm món ăn vui vẻ. Thay vì dụ dỗ con bằng đồ chơi hay ép buộc, bạn có thể dùng cách này để thu hút sự tò mò của trẻ.
Thói quen ăn uống sẽ giúp bé xây dựng cuộc sống điều độ và hạn chế tình trạng biếng ăn. Muốn đạt được điều đó, mẹ cần:
Bạn nên cho bé chủ động trong việc ăn uống, nếu bé chưa biết dùng muỗng thì có thể cho con bóc tay
Không làm xao nhãng quá trình ăn của con bằng những thiết bị điện tử hay đồ chơi
Ăn đúng bữa và đặt trong 1 khoảng thời gian nhất định
Men vi sinh sẽ giúp hệ tiêu hóa của bé được cải thiện. Nhờ đó, những thực phẩm mà bé nạp vào đều được hấp thu tốt hơn bình thường, giảm khả năng mắc các bệnh đường ruột như tiêu chảy, đầy hơi, táo bón,... Bạn cần chọn những loại men vi sinh có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng, cung cấp đầy đủ các nhóm dinh dưỡng và những chất hỗ trợ trẻ ăn ngon miệng như kẽm, selen.
Nếu tình trạng biếng ăn của con kéo dài trên 1 tháng hoặc bé thuộc diện biếng ăn bẩm sinh thì gia đình cần đưa con đến bác sĩ dinh dưỡng sớm để tìm ra hướng giải quyết thích hợp.
Bạn cần quan sát và theo dõi đến xác định biểu hiện của con đã kéo dài bao lâu và đưa con đến bác sĩ kịp thờ
Bạn căn cứ từ các sở thích và khẩu vị của bé để lên thực đơn theo ngày, theo tuần, theo tháng để đáp ứng và cân bằng đầy đủ dưỡng chất cần thiết, kích thích bé ăn uống ngon miệng.
Dưới đây là công thức 2 món cháo có thể sẽ giúp cho thực đơn ăn uống cho bé 15 tháng tuổi cải thiện biếng ăn hiệu quả và đơn giản.
- Nguyên liệu cần chuẩn bị:
20 gram gạo trắng, 30 gram thịt gà nạc, 30 gram nấm rơm, 10 gram dầu ăn, nước mắm và 250ml nước.
- Các bước nấu như sau:
Đầu tiên, bạn vo sơ làm sạch rồi ngâm gạo trong nước khoảng 30 phút. Sau đó đem giã nhỏ (gạo hạt vỡ) giúp nấu cháo nhanh nhừ hơn. Tiếp theo, bạn đổ 250ml nước vào nồi cùng với gạo đã chuẩn bị và nấu trong khoảng 20 đến 30 phút.
Thịt gà, nấm rơm được sơ chế sạch, sau đó băm nhuyễn hoặc xay nhỏ rồi cho trực tiếp vào nồi cháo, đảo đều. Bạn cần đun thêm vài phút để thịt và nấm chín đều.
Cuối cùng, bạn tắt bếp, đổ cháo ra bát, thêm dầu ăn, nêm nếm gia vị vừa miệng và đảo đều. Có thể cho thêm chút bột hành hoặc hành lá băm nhỏ để tạo màu sắc cũng như mùi vị thơm ngon hơn cho món cháo.
- Nguyên liệu cần chuẩn bị:
15 gram gạo tẻ, 50 gram khoai môn, 40 gram lươn, 40 gram cà rốt, 10 gram dầu, nước lọc cùng các gia vị cần thiết khác (muối, bột hành…)
- Các bước nấu như sau:
Đầu tiên, bạn cho nước, gạo trắng và khoai môn vào nồi rồi đun khoảng 45 phút. Trong lúc đó, bạn rửa sạch, loại bỏ các gân đỏ, hấp chín lươn và tán nhỏ hoặc xay nhuyễn. Cà rốt được gọt vỏ, xắt hạt lựu hoặc băm nhỏ.
Tiếp đó, bạn tán nhuyễn hỗn hợp cháo và khoai môn vừa đun, rồi đổ thêm ½ bát nước để tiếp tục đun nhừ. Thêm cà rốt và tiếp tục đun thêm khoảng 5 phút.
Sau cùng, bạn cho lươn đã chín vào hỗn hợp, nêm nếm gia vị vừa ăn. Sau khoảng 2 đến 3 phút thì đổ dầu ăn của trẻ em vào khuấy đều và cho ra bát cho bé ăn.
Để giảm bớt tình trạng biếng ăn của bé, bạn có thể sử dụng sản phẩm hỗ trợ tiêu hóa đó là men vi sinh để bé có một hệ tiêu hóa khỏe mạnh và kích thích sự thèm ăn.
Life-Space Probiotic Powder for Baby 6 months-3 years là sản phẩm men vi sinh đến từ Úc đã được khoa học chứng minh là có hiệu quả và an toàn cho trẻ từ sáu tháng tuổi đến 3 tuổi.
Trong sản phẩm có 10 chủng vi sinh cần thiết. Đặc biệt, hai chủng hàm lượng cao đó là Lactobacillus rhamnosus HN001, GG và B. animalis ssp. lactis HN019 giúp hỗ trợ các chức năng miễn dịch của đường ruột, cải thiện các triệu chứng táo bón, làm dịu những khó chịu ở dạ dày, kích thích bé ăn ngon miệng. Đồng thời giúp cho sự phát triển và tăng trưởng khỏe mạnh của bé.
Sau khi mua, bạn cần bảo quản sản phẩm ở nơi khô ráo và thoáng mát, dưới 30°C . Nên sử dụng sản phẩm hết trong vòng 3 tháng kể từ khi mở hộp. Sản phẩm không cần giữ lạnh và lưu ý không sử dụng nếu con dấu nhãn xung quanh nắp bị hỏng hoặc bị bong tróc. Sản phẩm không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh.
Nếu bạn muốn tìm hiểu thêm về các sản phẩm khác của Life-Space thì có thể truy cập vào website lifespace.com.vn hoặc tại các kênh phân phối chính hãng như LazMal, ConCung, Medicare, Shopee Mall.