Suy dinh dưỡng là tình trạng thiếu hoặc thừa chất dinh dưỡng, có thể xảy ra ở cả trẻ em và người lớn. Người bị suy dinh dưỡng có thể bị thiếu hoặc thừa cân, tâm trạng mệt mỏi, thiếu hụt khoáng chất,... Về lâu dài, tình trạng này sẽ dẫn đến nhiều ảnh hưởng nghiêm trọng đối với sức khỏe. Do đó, bạn cần chú ý đến thể trạng bản thân để có thể phát hiện và có những biện pháp khắc phục suy dinh dưỡng kịp thời.
Bài viết dưới đây của Life-Space sẽ cùng bạn tìm hiểu về các dấu hiệu, triệu chứng, nguyên nhân và các cách khắc phục suy dinh dưỡng ở người trưởng thành và trẻ em.
Suy dinh dưỡng là tình trạng xảy ra khi chế độ ăn của bạn không cân đối về chất dinh dưỡng, có thể là quá ít hoặc quá nhiều chất dinh dưỡng. Suy dinh dưỡng có hai loại bao gồm:
Đây là tình trạng cơ thể không nhân đủ protein, calo hoắc các vi chất dinh dưỡng thiết yếu như Nhìn chung, người thiếu dinh dưỡng thường thiếu các vitamin và khoáng chất như sắt, kẽm, vitamin A, i ốt,... Từ đó, dẫn đến tình trạng cân nặng và chiều cao thấp hơn so với lứa tuổi.
Tình trạng này xảy ra khi cơ thể tiêu thụ quá nhiều chất dinh dưỡng như protein, calo, chất béo,... mà không nhận đủ vitamin và khoáng chất cần thiết.
Các món chiên rán và nhiều đường thường có xu hướng chứa nhiều calo và chất béo nhưng ít các chất dinh dưỡng thiết yếu khác, do đó nếu nạp quá nhiều các loại thực phẩm này sẽ khiến bạn thừa cân, béo phì
Theo Tổ chức Y tế Thế giới - WTO, có hơn 460 triệu người lớn và 150 triệu trẻ em suy dinh dưỡng, trong đó, có hơn 2 tỷ người lớn và trẻ em thừa cân, béo phì. Một số nguyên nhân phổ biến thường gặp gây nên tình trạng suy dinh dưỡng:
Đối với một quốc gia, tình trạng mất an ninh lương thực có thể khiến người dân lâm vào tình trạng thiếu thốn lương thực, từ đó, dẫn đến nạn đói và tăng nguy cơ bị suy dinh dưỡng trầm trọng.
Một số các vấn đề về đường tiêu hóa như bệnh Crohn, Celiac hoặc sự phát triển quá mức của vi khuẩn trong ruột cũng có thể gây nên tình trạng suy dinh dưỡng.
Việc uống rượu nhiều có thể khiến cơ thể không hấp thụ đầy đủ được lượng protein, calo và các vi chất dinh dưỡng cần thiết.
Trầm cảm hay các vấn đề về sức khỏe tâm thần khác có thể tăng nguy cơ bị suy dinh dưỡng. Theo một nghiên cứu, người bị trầm cảm thường có tỷ lệ suy dinh dưỡng cao hơn 4% so với những người có sức khỏe tâm thần khỏe mạnh.
Sự gầy yếu, kém vận động hay thiếu sức mạnh cơ bắp có thể dẫn đến tình trạng suy dinh dưỡng và góp phần làm giảm khả năng chuẩn bị thức ăn của một người.
Khi tình trạng suy dinh dưỡng diễn biến nặng hơn, cơ thể sẽ có các dấu hiệu như:
Để có những đánh giá toàn diện về tình trạng suy dinh dưỡng ở trẻ nhỏ, bạn cần theo dõi các chỉ số sau:
Đối với trẻ em, suy dinh dưỡng có thể hiện biểu hiện ra các dấu hiệu như sự gia tăng cân năng không như dự kiến hoặc có thể tụt giảm 5-10% hoặc hơn so với trọng lượng cơ thể trong vòng 3 - 6 tháng.
- Ở từng mức độ và thể khác nhau của suy dinh dưỡng, trẻ sẽ có các dấu hiệu khác nhau. Suy dinh dưỡng ở trẻ em được chia thành 3 loại:
Ở mức độ này, trẻ sẽ có cân nặng thấp hơn so với mức tiêu chuẩn của trẻ cùng lứa tuổi và giới tính. Giá trị cân nặng theo tuổi của các bé sẽ nằm dưới đường biểu diễn -2SD.
Trẻ ở loại này sẽ có chiều cao thấp hơn mức tiêu chuẩn của các trẻ ở cùng độ tuổi và cùng giới tính. Giá trị chiều cao theo tuổi của trẻ sẽ nằm dưới đường biểu diễn -2SD. Đây được đánh giá là thể suy dinh dưỡng mãn tính.
Biểu hiện thấp còi trên lâm sàng là hậu quả của quá trình suy dinh dưỡng kéo dài từ những năm đầu đời, thậm chí bắt đầu sớm ngay khi còn trong bụng mẹ.
Cả cân nặng theo chiều cao của trẻ đều thấp hơn so với mức chuẩn của những trẻ cùng giới tính và nằm dưới mức -2SD. Lúc này, cơ và mỡ trong cơ thể bị teo đi nhiều. Đây được đánh giá là thể suy dinh dưỡng cấp tính và xảy ra trong thời gian ngắn.
- Một cách khác để phân loại các tình trạng suy dinh dưỡng ở trẻ là dựa vào hình thái. Cách này phân suy dinh dưỡng thành 3 loại với các triệu chứng khác nhau:
Đây là thể suy dinh dưỡng nặng. Trẻ ở tình trạng này, bề ngoài sẽ có khuôn mặt tròn trịa, nhưng tay chân lại khẳng khiu, teo tóp, trương lực cơ giảm. Trẻ xuất hiện các biểu hiện như phù, da bị rối loạn sắc tố, xuất hiện các đốm đỏ sẫm hoặc đen, hay quấy khóc, tóc và móng yếu, dễ gãy rụng, nôn trớ, ỉa chảy,...
Trẻ có thể có các biến chứng như thiếu máu kéo dài, còi xương, khô giác mạc và quáng gà do thiếu vitamin A. Suy dinh dưỡng thể phù khó điều trị và có tỷ lệ tử vong cao. Do đó, bố mẹ nên tìm hiểu kỹ và tránh bỏ qua các dấu hiệu xuất hiện trên cơ thể bé để có thể điều trị cho trẻ kịp thời.
Nguyên nhân gây nên tình trạng này là thiếu protid và có thể kèm theo thiếu các vi chất dinh dưỡng khác như vitamin, muối khoáng.
Đây cũng là một thể suy dinh dưỡng nặng xuất phát từ việc trẻ không được cung cấp đủ năng lượng. Ở hình thái này, trẻ có các biểu hiện như cơ thể trẻ gầy gò, gương mặt già cỗi, toàn bộ lớp mỡ dưới da gần như biến mất, các triệu chứng rối loạn tiêu hóa xuất hiện thường xuyên.
Bên cạnh đó, trẻ chán ăn, ủ rũ và kém linh hoạt. Suy dinh dưỡng thể teo đét ít tổn thương đến cơ quan hơn so với suy dinh dưỡng thể phù.
Đây là tình trạng kết hợp giữa suy dinh dưỡng thể teo đét và suy dinh dưỡng thể phù do trẻ bị thiếu protid và năng lượng.
- Để chẩn đoán về suy dinh dưỡng, bác sĩ sẽ dựa vào các dấu hiệu lâm sàng và các chỉ số nhân trắc học.
- Suy dinh dưỡng ở trẻ em được nhận biết qua các chỉ số về cân nặng, chiều cao theo tuổi và cân nặng theo chiều cao.
- Suy dinh dưỡng ở người lớn được nhận biết dựa trên chỉ số khối cơ thể - BMI. Dựa theo thang điểm phân loại của Tổ chức Y tế Thế giới năm 2000, có thể phân loại như sau:
Để cải thiện tình trạng suy dinh dưỡng, bạn cần giải quyết cả triệu chứng và nguyên nhân của nó. Các bác sĩ sẽ dựa vào mức độ suy dinh dưỡng và xây dựng kế hoạch chăm sóc toàn diện với mục tiêu cung cấp đầy đủ các chất dinh dưỡng từ đó giúp phục hồi sức khỏe.
- Có chế độ ăn uống lành mạnh, hợp lý giúp cung cấp đủ năng lượng và các nhóm dưỡng chất thiết yếu cho cơ thể như protein, lipid, glucid, các chất khoáng và vitamin. Nếu không bổ sung đủ được bằng cách ăn uống, bạn có thể cân nhắc sử dụng các thực phẩm chức năng hoặc thuốc bổ.
- Lên kế hoạch chăm sóc phù hợp với từng trường hợp. Đối với những người bị suy dinh dưỡng nặng và không thể ăn qua đường miệng thì có thể sử dụng chế độ ăn uống đặc biệt để hỗ trợ như nuôi ăn bằng ống sonde dạ dày hoặc nuôi ăn bằng đường tĩnh mạch.
- Theo dõi và đánh giá thường xuyên cân nặng và các chỉ số nhân trắc học để đánh giá hiệu quả quá trình phục hồi và có những thay đổi trong kế hoạch chăm sóc để giảm gánh nặng cho người bị suy dinh dưỡng nặng.
Xem thêm:
Tổng hợp 7+ công thức làm nước giấm táo giảm cân hiệu quả
Mách 11+ công thức nước ép cần tây giảm cân hiệu quả
Men vi sinh Bowel Biotic chứa 5 chủng vi khuẩn có lợi cùng 20 tỷ CFU/viên nang. Sản phẩm có công thức đặc biệt, sử dụng cho người trưởng thành, giúp hỗ trợ đường ruột khỏe mạnh, duy trì sức khỏe hệ tiêu hóa và hỗ trợ hệ vi sinh vật đường ruột.
Life-Space Double Strength Probiotic là loại men vi sinh dành cho người lớn, chứa đến 15 chủng vi khuẩn có lợi cho hệ tiêu hóa. Sản phẩm sở hữu công thức đặc biệt giúp duy trì sức khỏe hệ miễn dịch, hỗ trợ hệ vi sinh vật đường ruột, hội phục các vi khuẩn đường ruột có lợi giúp hỗ trợ đường ruột khỏe mạnh.
IBS Support Probiotic chứa 3 chủng vi khuẩn có lợi cùng 27 tỷ CFU/viên nang giúp hỗ trợ hệ tiêu hóa khỏe mạnh. Sản phẩm có công thức đặc biệt cho người trưởng thành giúp giảm các triệu chứng đau bụng, đầy hơi, chướng bụng liên quan đến Hội chứng đường ruột kích ứng - IBS và hỗ trợ sức khỏe của niêm mạc hệ tiêu hóa.
Lifespace Children IBS Support Probiotic là men vi sinh dành cho trẻ em từ 3 - 12 tuổi. Sản phẩm chứa 3 chủng vi khuẩn có lợi giúp giảm các triệu chứng liên quan đến Hội chứng đường ruột kích ứng - IBS và hỗ trợ sức khỏe niêm mạc của hệ tiêu hóa.
Life-Space được biết đến là thương hiệu men vi sinh hàng đầu tại Úc và hiện đã có mặt tại thị trường Việt Nam. Hiện các sản phẩm đang được bày bán trên website phân phối chính thức của thương hiệu lifespace.com.vn. Ngoài ra, các sản phẩm của Life-Space chính hãng cũng được bày bán tại ConCung, Medicare, Shopee và Lazada.
Trên đây là một số thông tin về chứng suy dinh dưỡng ở trẻ em và người lớn cũng như các biện pháp khắc phục tình trạng này. Life-Space hy vọng rằng bài viết đã mang đến nhiều thông tin hữu ích giúp bạn chăm sóc sức khỏe cho bản thân và gia đình tốt hơn.