Biếng ăn là tình trạng thường gặp của trẻ em ở hầu hết các lứa tuổi. Việc chăm sóc và nuôi dưỡng trẻ biếng ăn là nỗi vất vả đối với những bậc cha mẹ. Hơn nữa, nếu tình trạng này kéo dài, các bé có thể bị thiếu hụt các chất dinh dưỡng và ảnh hưởng đến sự phát triển của bé.
Bài viết dưới đây của Life-Space sẽ giúp bạn hiểu hơn về các biểu hiện, nguyên nhân và hậu quả của biếng ăn cũng như tìm ra các giải pháp giúp khắc phục tình trạng biếng ăn ở trẻ nhỏ.
Biếng ăn là tình trạng thường gặp của trẻ em ở hầu hết các lứa tuổi, đặc biệt là trẻ trong giai đoạn từ 1 - 6 tuổi. Thực tế, khi trẻ tròn 1 tuổi, tốc độ tăng trưởng của các bé sẽ giảm đi. Vì vậy, nếu chỉ căn cứ vào lượng thức ăn thì rất khó để có thể xác định được tình trạng biếng ăn ở trẻ nhỏ.
Theo các ý kiến từ chuyên gia, biếng ăn có thể là biểu hiện của nhiều nguyên nhân như tâm lý, sinh lý của trẻ. Điều này có thể biểu hiện như tình trạng bé ít ăn, không tự nguyện ăn hoặc chỉ ăn khi bị đốc thúc,...
Tìm hiểu: Giải đáp thắc mắc: Trẻ giãn ruột có biếng ăn không?
Biếng ăn là một dạng rối loạn ăn uống thường gặp ở trẻ nhỏ, gây nhiều khó khăn và vất vả cho các bậc phụ huynh khi nuôi dưỡng trẻ. Đặc biệt, trẻ biếng ăn chủ yếu ở độ tuổi từ 1 - 6 tuổi, đặc biệt là trẻ 2 tuổi. Đây cũng là độ tuổi mà trẻ hay cáu gắt, gây nhiều khó khăn cho bố mẹ khi chăm sóc các bé.
Trẻ biếng ăn thường ăn ít hoặc không chịu ăn, khiến cơ thể không nạp đủ lượng dinh dưỡng cần thiết. Dưới đây là một số biểu hiện cho thấy trẻ đang biếng ăn:
Xem thêm: Kén ăn là gì? Nguyên nhân, hậu quả và giải pháp cho bé
Nhiều bậc phụ huynh thường cho trẻ bắt đầu ăn dặm quá sớm và chỉ cho các bé ăn thiên lệch theo một nhóm thực phẩm hoặc ăn không đầy đủ 4 nhóm thực phẩm chính. Điều này khiến trẻ bị thiếu các dưỡng chất tạo nên những ảnh hưởng không tốt.
Ví dụ như thiếu các vitamin nhóm B sẽ khiến chuyển hóa thức ăn kém; thiếu kẽm và selen làm trẻ bị lười ăn và kém hấp thu các chất dinh dưỡng; thiếu chất xơ khiến trẻ dễ bị táo bón, chướng bụng; thiếu protein làm trẻ bị chậm tăng cân;...
Trẻ em khi đến các giai đoạn như biết lật, biết bò, biết ngồi, đi hay mọc răng,.. đều dễ bị biếng ăn. Bên cạnh đó, bạn nên chú ý quan sát để phát hiện những bất thường ở trẻ. Việc mọc răng, viêm loét miệng hay sâu răng có thể gây cảm giác khó chịu, đau đớn làm trẻ chán ăn.
Một số các biểu hiện rối loạn tiêu hóa như loạn khuẩn đường ruột, thiếu men tiêu hóa, đầy bụng, khó tiêu,... hoặc các tình trạng như nhiễm ký sinh trùng, viêm đường hô hấp,... làm hấp thu dưỡng chất kém và khiến bé không muốn ăn. Ngoài ra, việc sử dụng quá liều các loại khoáng sinh, viên sắt, vitamin A, D cũng có thể dẫn đến tình trạng biếng ăn ở trẻ nhỏ.
Một nguyên nhân nữa khiến trẻ biếng ăn là thói quen cho trẻ ăn của các bậc phụ huynh. Bạn cần lưu ý và thay đổi nếu đang thực hiện những điều sau:
Việc cha mẹ la mắng, ép buộc trẻ ăn hết định mức có thể khiến tình trạng biếng ăn ở trẻ nặng hơn. Đôi khi lượng thức ăn mà cha mẹ mong muốn trẻ ăn là quá mức so với sức ăn của trẻ dẫn đến trẻ sẽ ngậm thức ăn, nôn ói hoặc có thể chống đối. Lâu dài, điều này sẽ khiến trẻ bị sợ ăn và biếng ăn.
Bên cạnh đó, việc thay đổi đột ngột về môi trường, giờ giấc,... khi cho bé ăn hoặc khi bố mẹ lạnh nhạt với trẻ cũng có thể làm thay đổi tâm trạng của bé khiến bé hờn dỗi, chống đối và không muốn ăn.
Những thay đổi hoặc sự biến động về môi trường như sự thay đổi hormone khi dậy thì, áp lực học hành, các mối quan hệ căng thẳng, việc tập thể dục, tham gia các trò chơi hoạt động mạnh hay những chuyện đau buồn cũng có thể làm trẻ bị chán ăn.
Nhiều nhà nghiên cứu cho thấy rằng biếng ăn có xu hướng di truyền. Ngoài ra, các trẻ sinh ra trong gia đình có tiền sử có các bệnh mạn tính như viêm khớp, viêm đại tràng, suy thận,... cũng có nguy cơ biếng ăn cao hơn các trẻ em khác.
Biếng ăn có thể dẫn đến nhiều hậu quả về sức khỏe và quá trình phát triển của trẻ. Trẻ biếng ăn sẽ chậm tăng cân hơn so với các trẻ em khác. Trung bình trẻ từ 12 tháng tuổi trở lên sẽ tăng từ 100 - 200g mỗi tháng. Tình trạng biếng ăn kéo dài có thể khiến trẻ bị suy dinh dưỡng, giảm sức đề kháng, dễ mắc bệnh và càng biếng ăn hơn.
Việc thiếu hụt các chất dinh dưỡng do biếng ăn có thể ảnh hưởng đến sự tăng trưởng của trẻ. Không chỉ về cân nặng, chiều cao và tầm vóc của trẻ có thể kém hơn so với các trẻ cùng trang lứa và quá trình phục hồi dinh dưỡng sẽ khó khăn và kéo dài hơn.
Biếng ăn là một vấn đề phức tạp, do đó, các bậc phụ huynh nên xác định và có những biện pháp khắc phục các nguyên nhân gây biếng ăn ở trẻ, đồng thời phối hợp cùng các bác sĩ chuyên khoa để có được hiệu quả tích cực, giúp trẻ yêu thích ăn uống hơn.
Xem thêm:
Giảm cân sau sinh nhanh chóng, đúng cách và hiệu quả
Top 9+ biện pháp khắc phục suy dinh dưỡng ở mọi lứa tuổi
Dưới đây là một số giải pháp mà bố mẹ có thể áp dụng để cải thiện trẻ biếng ăn:
Dùng các thức ăn nhẹ như sữa chua, trái cây, bánh ít ngọt,... làm bữa ăn phụ cho bé nhưng nên tránh ăn gần với bữa chính.
Bố mẹ nên nói cho con hiểu việc ăn sẽ cung cấp các dưỡng chất cho bé và bé nên ăn các thực phẩm lành mạnh như trái cây, ngũ cốc, thịt, cá,...
Probiotic Powder for Kids là sản phẩm men vi sinh của thương hiệu LifeSpace dành cho trẻ từ 3 - 12 tuổi. Sản phẩm chứa 15 chủng vi khuẩn có lợi giúp điều chỉnh sự mất cân bằng dinh dưỡng trong hệ tiêu hóa, giảm triệu chứng biếng ăn và thúc đẩy sự phát triển và tăng trưởng tự nhiên ở trẻ nhỏ.
Probiotic Powder for Baby 6 months-3 years là sản phẩm men vi sinh dành cho trẻ từ 6 tháng đến 3 tuổi, được pha chế với 10 chủng vi sinh cần thiết. Sản phẩm giúp hỗ trợ hệ miễn dịch và thúc đẩy khả năng chống bệnh phổ biến giúp bé phát triển khỏe mạnh.
Children Immune Support Probiotic 3-12 years là loại men vi sinh đến từ thương hiệu Life-Space dùng cho trẻ từ 3 đến 12 tuổi. Sản phẩm sở hữu công thức lợi khuẩn cao cấp chứa 3 chủng vi khuẩn có lợi kết hợp cùng kẽm, vitamin D và hoa cơm cháy giúp hỗ trợ sức khỏe, tăng chức năng hệ miễn dịch và giảm các triệu chứng cảm lạnh ở trẻ.
Life-Space là thương hiệu men vi sinh hàng đầu tại Úc và đã có mặt tại Việt Nam. Bạn có thể mua các loại men vi sinh chính hãng cho bé trên tại website phân phối của Life-Space lifespace.com.vn hoặc qua các kênh phân phối chính thức của thương hiệu như ConCung, Medicare, Shopee và Lazada.