Giãn ruột sinh lý ở trẻ nhỏ là hiện tượng sinh lý bình thường và xảy ra phổ biến. Tuy nhiên, nhiều bậc phụ huynh vẫn còn lo lắng vì không biết tình trạng này có khiến trẻ bị chán ăn không.
Vậy, trẻ giãn ruột có biếng ăn không? Khi bé có hiện tượng giãn ruột thì cha mẹ nên làm gì? Bài viết dưới đây của Life-Space sẽ giúp bạn tìm hiểu về những vấn đề này.
Biếng ăn là tình trạng bé có biểu hiện chán ghét chuyện ăn uống, thường xuyên ngậm thức ăn mà không chịu nhai. Thậm chí có nhiều trường hợp trẻ nhỏ bỏ cữ, khóc khi tới giờ ăn hoặc không chịu ăn dù bụng đang đói. Dưới đây là một số nguyên nhân chính khiến trẻ bị biếng ăn:
Trẻ nhỏ giai đoạn từ 0 – 5 tuổi phải trải qua nhiều cột mốc quan trọng, đặc biệt là quá trình phát triển thể chất. Điều này sẽ kéo theo những chuyển biến lớn về nhu cầu dinh dưỡng để có thể đáp ứng được bước ngoặt từ nằm, lẫy chuyển sang ngồi, bò, mọc răng, biết đi và biết chạy.
Tuy nhiên, thể chất thay đổi quá nhanh sẽ khiến sinh lý của trẻ bị ảnh hưởng, từ đó xuất hiện tình trạng biếng ăn. Điển hình là trong giai đoạn mọc răng, bé sẽ có cảm giác ngứa nướu. Nếu ăn, tình trạng kích thích chân răng sẽ càng khó chịu hơn. Vì vậy, trong giai đoạn này, trẻ thường bị biếng ăn và nguyên nhân được xác định là do yếu tố sinh lý.
Những điều tiêu cực trong tâm lý đều ảnh hưởng xấu tới trẻ, từ đó gây ra tình trạng chán ăn. Đặc biệt, với những trường hợp phụ huynh thường xuyên dọa nạt, đánh mắng và trừng phạt con khi lười ăn sẽ khiến trẻ hình thành tâm lý sợ giờ ăn.
Ngoài ra, sự thay đổi trong môi trường sống như: đổi chỗ ngủ, thay đổi người trông trẻ, bé mới đi học ngày đầu tiên,… đều có thể là nguyên nhân khiến trẻ chán ăn. Lúc này, bé luôn có tâm lý đề phòng người lạ. Nếu bạn càng thúc ép việc ăn uống, hệ bài tiết men tiêu hóa của trẻ sẽ bị ức chế và gây ra tình trạng biếng ăn kéo dài.
Trẻ bị biếng ăn có thể là do bệnh lý gây ra như:
Trẻ bị giãn ruột sinh lý là tình trạng kích thước và thể tích ruột của bé lớn nhanh hơn so với bình thường, chủ yếu xuất hiện trong giai đoạn trẻ được 2 – 3 tháng tuổi. Vì thể tích ruột lớn hơn sẽ khiến thời gian ủ phân lâu hơn, từ đó khiến tần suất đại tiện của trẻ bị kéo dài, có thể cách nhau từ 3 – 10 ngày.
Trong những tháng đầu sau sinh, trẻ sẽ có sự phát triển nhanh chóng về cả bên trong và bên ngoài. Vì vậy, ruột là bộ phận giữ vai trò quan trọng trong việc hấp thụ dinh dưỡng để trẻ phát triển toàn diện.
Có thể thấy, giãn ruột sinh lý là hiện tượng sinh lý hoàn toàn bình thường, không ảnh hưởng đến tâm lý hay sự phát triển thể chất lâu dài của bé. Do đó, bạn không cần phải quá lo lắng nếu thấy trẻ đột nhiên không đi đại tiện trong một khoảng thời gian dài.
Giai đoạn giãn ruột sinh lý ở trẻ có ảnh hưởng trực tiếp đến nhu cầu ăn uống và khả năng hấp thụ dưỡng chất. Vì vậy, tình trạng này có khiến trẻ bị biếng ăn hay không luôn là điều được nhiều phụ huynh quan tâm.
Theo chia sẻ của chuyên gia, trẻ giãn ruột sinh lý hoàn toàn không có hiện tượng biếng ăn. Lúc này, trẻ vẫn bú tốt, ăn ngủ tốt và vui chơi, sinh hoạt như bình thường. Thậm chí có nhiều trường hợp trẻ giãn ruột sinh lý còn bú và ăn nhiều hơn so với trước đó. Điều này báo hiệu cơ thể trẻ đã sẵn sàng tiêu hóa lượng thức ăn lớn hơn để đảm bảo cung cấp đủ dưỡng chất cho cơ thể phát triển toàn diện.
Giãn ruột sinh lý ở trẻ thường diễn ra trong giai đoạn bé được 2 – 3 tháng tuổi. Lúc này, bạn có thể dựa vào các dấu hiệu dưới đây để nhận biết:
Đây là dấu hiệu giúp bạn có thể xác định bé đã bước vào giai đoạn giãn ruột sinh lý hay chưa. Lúc này, trẻ có thể không đi đại tiện từ 3 – 10 ngày, tùy thuộc vào nguồn dinh dưỡng mà bé được bổ sung như sau:
Đây là giai đoạn bé cần tập phản xạ cơ bụng để có thể đẩy phân ra ngoài vì lượng phân lớn hơn trước kia.
Tuy nhiên, bạn cần phải xác định rõ đây là tình trạng do giãn ruột sinh lý gây ra chứ không phải táo bón. Do đó, bạn không được sớm thụt rửa ruột cho trẻ trong giai đoạn này vì có thể khiến bé mất phản xạ rặn khi đại tiện, đồng thời làm trầy xước hậu môn, gây đau khi rặn và gây ra chứng biếng ăn.
Trong giai đoạn giãn ruột sinh lý, phân của trẻ chủ yếu là nước. Bên cạnh đó, do thể tích ruột lớn hơn nên phân vẫn mềm, sệt và đều màu, thường có màu vàng nhạt hoặc vàng nâu.
Thể tích ruột tăng sẽ khiến dạ dày của trẻ nhanh trống hơn. Vì vậy, bé sẽ có hiện tượng nhanh đói và đòi ăn để có thể dung nạp được nhiều dinh dưỡng hơn.
Xem thêm:
Nên làm gì để cải thiện biếng ăn tâm lý ở trẻ 4 tháng tuổi?
Gợi ý thực đơn cho trẻ suy dinh dưỡng thấp còi khoa học
Lợi khuẩn trong đường ruột bị mất cân bằng là nguyên nhân gây ra tình trạng táo bón, tiêu chảy, đau bụng, khó tiêu,… Do đó, bạn nên bổ sung cho trẻ những lợi khuẩn men vi sinh để giúp ruột hấp thụ dưỡng chất từ thức ăn dễ dàng hơn, từ đó cải thiện tình trạng tiêu hóa chậm và biếng ăn hiệu quả.
Đặc biệt, các lợi khuẩn còn hỗ trợ sản xuất acid lactic để bảo vệ cơ thể trước những vi khuẩn có hại. Vì vậy, bạn có thể tham khảo các sản phẩm men vi sinh cho bé đến từ các thương hiệu uy tín như Life-Space. Đây là thương hiệu men vi sinh hàng đầu tại Úc, được nhiều người tin dùng. Một số sản phẩm men vi sinh phù hợp với trẻ biếng ăn mà bạn có thể tham khảo đó là:
Đây là loại men vi sinh phù hợp sử dụng cho trẻ từ 3 – 12 tuổi. Sản phẩm chứa 15 chủng lợi khuẩn và 10 tỷ CFU/gram. Do đó, bổ sung men vi sinh Probiotic Powder for Children 3-12 years sẽ có công dụng hỗ trợ hệ tiêu hóa khỏe mạnh. Đồng thời, sản phẩm còn giúp nâng cao sức khỏe, tăng cường hệ miễn dịch, hỗ trợ hệ vi sinh đường ruột và đảm bảo chức năng ruột khỏe mạnh.
Life-Space Children IBS Support Probiotic chứa công thức lợi khuẩn cao cấp được định hướng, bao gồm 3 chủng lợi khuẩn và 21 tỷ CFU/gr. Vì vậy, bổ sung loại men vi sinh này cho bé không chỉ giúp cải thiện sức khỏe hệ tiêu hóa mà còn có công dụng giảm triệu chứng liên quan đến hội chứng đường ruột kích thích, đồng thời hỗ trợ sức khỏe niêm mạc hệ tiêu hóa.
Sản phẩm chứa hơn 10 chủng lợi khuẩn cùng 7.5 tỷ CFU/gr với công dụng hỗ trợ hệ tiêu hóa hoạt động ổn định và khỏe mạnh. Bên cạnh đó, men vi sinh Probiotic Powder for Baby 6 months-3 years còn giúp tăng cường sức khỏe, duy trì miễn dịch tự nhiên, hỗ trợ hệ vi sinh đường ruột và chức năng ruột luôn khỏe mạnh.
Đây là cách kích thích ruột co bóp thức ăn, từ đó hỗ trợ quá trình tiêu hóa diễn ra tốt hơn, ngăn ngừa táo bón và đầy hơi hiệu quả. Bên cạnh đó, các bài tập massage còn làm tăng tính kết nối giữa bố mẹ và bé, đồng thời có công dụng làm giảm các triệu chứng khó tiêu do giãn ruột sinh lý gây ra.
Để massage vùng bụng cho bé, bạn hãy đặt bé nằm ngửa bụng ở nơi kín gió. Sau đó, bạn hãy thực hiện các động tác tay xoay tròn, vuốt dọc, vuốt ngang lên vùng bụng.
Vì trẻ sơ sinh chưa có khả năng tự đứng vững trên đôi chân của mình nên bạn có thể đặt bé nằm ngửa, sau đó dùng tay di chuyển chân bé theo động tác đạp xe nhẹ nhàng. Điều này giúp lan tỏa chuyển động đều đặn đến ruột, từ đó có công dụng kích thích nhu động ruột tiêu hóa và hỗ trợ thành ruột co bóp tốt hơn.
Nước ấm từ 35 – 36 độ C có thể làm giãn mạch máu dưới da, đồng thời kích thích lưu thông tuần hoàn máu và hỗ trợ ruột tiêu hóa thức ăn nhanh hơn. Ngoài ra, nước ấm còn mang tới cảm giác thư thái, giảm triệu chứng đầy hơi hoặc tiêu hóa chậm do tình trạng giãn ruột sinh lý gây ra.
Trẻ bú mẹ thường có hệ miễn dịch tốt hơn so với những trẻ dùng sữa ngoài. Đặc biệt, thành phần trong sữa mẹ còn có công dụng chống lại tình trạng nhiễm khuẩn đường ruột hiệu quả hơn.
Bên cạnh đó, khi tình trạng giãn ruột sinh lý xảy ra, bé sẽ bị đói nhanh hơn vì dạ dày nhanh rỗng. Lúc này, bạn nên tăng cữ bú để đáp ứng được nhu cầu bổ sung dưỡng chất của trẻ. Tần suất cho bú trong giai đoạn này thường là 15 lần/ngày, mỗi lần cách nhau khoảng 1 giờ 30 phút.
Chườm ấm là có công dụng kích thích nhu động ruột đào thải hết khí dư, qua đó giúp trẻ không còn bị chướng bụng và tiêu hóa nhanh hơn. Tuy nhiên, khi áp dụng phương pháp này bạn cần chú ý nhiệt độ khăn chườm ở nhiệt độ ấm vừa phải, từ 35 – 36 độ C để tránh làm bỏng da.
Để chuẩn bị khăn ấm có mức nhiệt từ 35 – 36 độ C, bạn hãy chuẩn bị một thau nước ấm có nhiệt độ từ 42 – 45 độ C. Sau đó, nhúng khăn sạch vào thau nước này rồi vắt khô. Để đảm bảo mức nhiệt tiêu chuẩn, bạn có thể kiểm tra bằng tay trước khi chườm vào bụng trẻ.
Thụt tháo là việc sử dụng ống bơm để bơm một lượng dung dịch nhuận tràng vào hậu môn. Loại thuốc này có công dụng làm mềm phân, khắc phục tình trạng táo bón lâu ngày hiệu quả.
Tuy nhiên, nhiều phụ huynh thường nhầm lẫn biểu hiện của chứng giãn ruột sinh lý ở trẻ với táo bón nên họ đã vội thụt tháo. Điều này có thể khiến hậu môn trẻ bị trầy xước, đồng thời ruột không hấp thụ đủ nước đã làm cho cơ thể bé thiếu hụt vitamin và khoáng chất, kéo theo tình trạng mệt mỏi và biếng ăn.
Vì vậy, trong giai đoạn giãn ruột sinh lý, bạn không nên thụt tháo khi thấy bé không đi đại tiện trong khoảng 3 – 10 ngày. Nếu thấy trẻ có tình trạng biếng ăn, sụt cân và không đại tiện từ 15 ngày trở lên, bạn hãy đưa bé đến cơ sở y tế gần nhất để thăm khám và khắc phục.
Bài viết trên đã giúp bạn tìm được lời giải đáp cho thắc mắc: Trẻ giãn ruột có biếng ăn không. Để giúp bé cải thiện sức khỏe hệ tiêu hóa, đồng thời giảm triệu chứng khó chịu trong giai đoạn này, bạn có thể bổ sung men vi sinh Life-Space. Nếu cần tư vấn kỹ hơn về sản phẩm, bạn có thể truy cập vào website lifespace.com.vn hoặc đặt mua men vi sinh Life-Space tại ConCung, Shopee Mall, LazMall và Medicare.