Suy dinh dưỡng là tình trạng nghiêm trọng ảnh hưởng đến sự phát triển về chiều cao, cân nặng cũng như khả năng tư duy và nhận thức của trẻ. Do đó, bạn cần xây dựng thực đơn ăn uống khoa học với chế độ dinh dưỡng đặc biệt để giúp trẻ cải thiện tình trạng này. Trẻ suy dinh dưỡng cần bổ sung gì? Trong bài viết sau, Life-Space sẽ gợi ý thực đơn cho trẻ suy dinh dưỡng giúp bé chóng tăng cân.
Suy dinh dưỡng là bệnh lý xảy ra khi cơ thể thiếu các chất dinh dưỡng, đặc biệt là thiếu protein và năng lượng. Bệnh này thường gặp ở trẻ dưới 5 tuổi, nhất là ở lứa tuổi từ 6 – 24 tháng. Suy dinh dưỡng ở trẻ có thể do nhiều nguyên nhân như hoàn cảnh sống, điều kiện kinh tế, thói quen ăn uống và sinh hoạt.
Để xác định xem trẻ có bị suy dinh dưỡng hay không, mẹ cần phải theo dõi cân nặng thường xuyên cho trẻ trên biểu đồ phát triển. Nếu thấy 2 - 3 tháng liền trẻ không tăng cân thì nên đưa trẻ đi khám bác sĩ để tìm hiểu nguyên nhân.
Theo tiêu chuẩn cân nặng/tuổi, tình trạng suy dinh dưỡng ở trẻ được chia làm 3 độ sau:
Bệnh suy dinh dưỡng ở trẻ thường có các biểu hiện như sau:
Với trẻ bị suy dinh dưỡng, mẹ nên cho trẻ ăn nhiều bữa trong ngày, mỗi bữa một ít để đảm bảo đủ số lượng thức ăn cần thiết. Chế độ ăn của trẻ nên được cân đối giữa các nhóm chất sau:
Ngoài ra, bạn nên bổ sung một số vi chất dinh dưỡng (vitamin và muối khoáng) để trẻ nhanh phục hồi thể trạng, ăn tốt và tăng cân. Bạn nên ưu tiên những loại thực phẩm gồm: gạo, khoai tây, thịt lợn, hải sản, trứng, thịt gà… vào thực đơn của trẻ suy dinh dưỡng. Đồng thời, mẹ cũng nên bổ sung các loại rau xanh quả chín và sữa bột giàu năng lượng để cung cấp dinh dưỡng và năng lượng thiết yếu cho bé.
Xem thêm:
Bật mí 7+ cách làm yến mạch giảm cân an toàn, nhanh chóng
Biếng ăn sinh lý ở trẻ 3 tháng tuổi - Cha mẹ phải làm gì?
Mỗi bé sẽ có một sở thích ăn uống và tình trang suy dinh dưỡng khác nhau. Mẹ có thể tham khảo gợi ý xây dựng thực đơn cho trẻ sau rồi điều chỉnh sao cho thích hợp với bé nhà mình:
- Trẻ dưới 6 tháng: Bú sữa mẹ theo nhu cầu của trẻ. Người mẹ cần được chăm sóc đủ dinh dưỡng, ăn đủ, ngủ tốt, làm việc nhẹ nhàng để có đủ sữa cho con bú. Tuy nhiên, nếu mẹ không đủ sữa mà phải dùng các sản phẩm thay thế thì phải có chỉ định của bác sĩ.
- Trẻ từ 6 – 12 tháng: Cho trẻ ăn nước cháo xay trộn sữa nhưng tăng thêm lượng thịt, gạo và rau củ. Trong trường hợp trẻ không thích ăn cháo trộn sữa thì mẹ có thể dùng sữa cao năng lượng pha với nước ấm, uống 500ml/ngày và cho ăn bột hoặc cháo xay 3 - 4 bữa/ngày. Tuy nhiên, nếu trẻ ăn ít thì bạn nên tăng số bữa, dùng nước giá đậu xanh để làm lỏng thức ăn: 10g giá đậu xanh/10g bột.
Trẻ 13 - 24 tháng:
- 6h: từ 150 – 200ml sữa cao năng lượng
- 9h: Cháo
- 12h: 200ml sữa
- 14h: 1 quả hoặc đu đủ 1 miếng chuối tiêu
- 17h: Cháo
Lưu ý: Trẻ cần được tiếp tục bú sữa mẹ trong thời gian từ 18 – 24 tháng. Khi cai sữa, bạn nên cho trẻ ăn thêm sữa bò hoặc sữa đậu nành.
Trẻ 25 – 36 tháng:
- 7h: 200ml sữa cao năng lượng.
- 11h: 70 gram cơm nát, 50 gram thịt (cá, trứng, tôm…), 100 gram rau và 5 gram dầu nấu thành cháo.
- 14h: 30 gram gạo tẻ, 50 gram thịt nạc (có thể thay thế bằng 50 gram cá, tôm, cua hay 1 quả trứng gà), 10ml dầu và 20 gram rau xanh nấu thành cháo.
- 17h: Cơm nát, trứng (thịt, cá, tôm…) và canh rau.
- 20h: 100 gram khoai tây, 50 gram thịt (gà, bò, lợn), 50 gram bắp cải, 1 thài cà phê dầu nấu thành súp.
- Ăn thêm các loại trái cây chín theo nhu cầu của trẻ.
Trẻ suy dinh dưỡng nặng cần được chăm sóc dinh dưỡng cẩn thận. Với nhóm đối tượng này, mẹ nên chia nhỏ bữa ăn trong ngày và tăng khẩu phần calo. Một chế độ ăn toàn diện cần cung cấp đủ năng lượng và 4 nhóm chất cần thiết cho cơ thể. Khi tư vấn khám bệnh, bác sĩ sẽ thiết kế thêm thực đơn cá nhân hóa cho trẻ.
Với trẻ suy dinh dưỡng nặng, số lượng các loại thức ăn trong một bữa có thể ít hơn nhưng số bữa ăn thì cần nhiều hơn trẻ bình thường. Đồng thời, trẻ bị suy dinh dưỡng nặng kèm theo tiêu chảy hoặc viêm phổi thì cần được thăm khám ngay để có biện pháp phù hợp.
Ngoài chế độ ăn, mẹ nên bổ sung cho trẻ ăn một số vitamin và muối khoáng.
Tình trạng suy dinh dưỡng ở trẻ cần được phát hiện và điều trị sớm, nếu không sẽ gây ra những biến chứng, dẫn đến các bệnh lý nghiêm trọng và ảnh hưởng đến sức khỏe, sự phát triển về sau.
Ngoài việc cho trẻ ăn theo thực đơn dinh dưỡng, bạn có thể tham khảo qua một vài sản phẩm men vi sinh của Life-Space như: Probiotic Powder for Children 3 - 12 years, Probiotic Powder for Baby 6 months - 3 years hay Lifespace Children IBS Support Probiotic. Mỗi loại sẽ có thành phần, công dụng, cách dùng và đối tượng sử dụng khác nhau.
Để tìm mua các sản phẩm hỗ trợ cải thiện sức khỏe hệ tiêu hóa, bạn có thể tìm đến Life-Space qua website lifespace.com.vn. Ngoài ra, các sản phẩm của Life-Space đã xuất hiện trên thị trường Việt Nam, được phân phối chính hãng tại các đơn vị như Medicare, Concung, Shopee, Lazada…