Để trị bệnh cảm lạnh, ngoài việc sử dụng thuốc theo đúng chỉ dẫn của bác sĩ chuyên khoa thì việc áp dụng chế độ ăn đúng cách, đảm bảo dinh dưỡng cũng cần thiết là điều vô cùng quan trọng. Nếu bạn chưa biết bị cảm lạnh nên ăn cháo gì để cơ thể nhanh hồi phục thì hãy cùng Life-Space tìm hiểu thông tin trong chia sẻ dưới đây.
Khi bị cảm lạnh, người bệnh thường cảm thấy cơ thể mệt mỏi, chán ăn hoặc thậm chí là không muốn ăn bất cứ thứ gì. Tuy nhiên, những món cháo có hương vị thơm ngon sẽ giúp kích thích vị giác của người bệnh cũng như làm toát mồ hôi cơ thể để giải cảm hiệu quả.
Theo y học cổ truyền, đậu xanh có tính mát, có tác dụng thanh nhiệt giải độc, giảm đau sưng, giúp hạ sốt và giảm các triệu chứng sưng đau mũi họng khi bị cảm lạnh. Ngoài ra, đậu xanh rất giàu protein và các acid amin giúp người bệnh có thể dễ dàng kiểm soát được căn bệnh cảm lạnh.
Nguyên liệu:
Gạo tẻ: 200g
Đậu xanh: 50g
Hành lá
Gia vị vừa đủ
Cách chế biến:
Bước 1: Ngâm đậu xanh trong nước khoảng 1 – 3 tiếng, sau đó đãi sạch vỏ
Bước 2: Vo sạch gạo tẻ hành lá cắt nhỏ
Bước 3: Cho gạo tẻ, đậu xanh và nước sạch vào nồi nấu đến khi cháo mềm thì nêm nếm gia vị vừa ăn rồi tắt bếp. Bạn có thể cho thêm hành lá vào nồi và đảo đều để tăng thêm hương vị cho món ăn.
Lưu ý:
Người bệnh có thể trạng hàn, chân tay lạnh, tiêu chảy nên hạn chế ăn cháo đậu xanh
Chỉ nên ăn cháo đậu xanh 1 lần/ngày vào buổi sáng hoặc các bữa phụ
>>>> Tổng hợp các món canh giải cảm lạnh mỗi khi chuyển mùa
Theo Đông y, lá tía tô có vị cay, tính ấm, giúp giảm ho, khó thở, tức ngực, hạ sốt và cảm lạnh. Khi kết hợp với trứng gà có chứa một lượng chất dinh dưỡng khá cao, giàu protein sẽ tạo nên món cháo ngon lành, có tác dụng giải cảm rất hiệu quả.
Nguyên liệu:
Gạo tẻ: 100g
Lá tía tô: 30g
Trứng gà: 1 – 2 quả
Hành lá, gừng
Gia vị vừa đủ
Cách chế biến:
Bước 1: Gạo tẻ vo sạch, lá tía tô thái sợi, hành lá và gừng cắt nhỏ
Bước 2: Cho gạo vào nồi với nước sạch và đun cháo đến khi chín nhừ
Bước 3: Trứng gà tách lòng đỏ, đánh tan và cho vào nồi cháo quấy đều
Bước 4: Cho tía tô, gừng và hành lá vào nồi đảo đều, nêm gia vị vừa ăn và đun thêm 5 phút là hoàn thành
Lưu ý:
Nên ăn cháo trứng tía tô 1 lần/ngày vào các bữa chính
Phụ nữ đang mang thai, người nóng trong hay ra mồ hôi nên tránh ăn cháo có chứa tía tô
Cháo thịt băm gừng tươi là món ăn có chứa thành phần dinh dưỡng khá cao. Gừng tươi có tính ấm, kháng khuẩn, chống viêm, giảm đau và ức chế các virus hô hấp. Thịt bằm có chứa cysteine, sinh tố C, E và selenium giúp chống oxy hóa, ngăn ngừa ho. Kết hợp gừng tươi và thịt băm là bí quyết chữa bệnh cảm cúm, cảm lạnh được nhiều người sử dụng.
Nguyên liệu:
Gạo tẻ: 100g
Thịt bằm: 300g
Gừng tươi: 50g
Hành tím, hành lá
Gia vị vừa đủ
Cách chế biến:
Bước 1: Gạo tẻ vo sạch, gừng tươi cạo vỏ, xắt sợi và hành lá cắt nhỏ.
Bước 2: Phi thơm hành tím, xào thịt bằm với một chút hạt nêm đến khi chín
Bước 3: Cho gạo và nước vào nồi nấu đến khi chín nhừ rồi thêm gừng, thịt bằm vào và nấu thêm 5 phút. Cuối cùng, bạn có thể cho thêm hành lá vào cháo, đảo đều để tăng hương vị thơm ngon cho món ăn.
Lưu ý:
Nên ăn cháo thịt băm gừng tươi 1 lần/ngày vào bữa sáng hoặc bữa trưa
Người bị nóng trong, đầy hơi, viêm loét dạ dày – tá tràng nên hạn chế ăn cháo gừng tươi thịt bằm
>>>> [Giải đáp] Cảm lạnh mùa hè nên làm gì để hồi phục sức khỏe tốt nhất?
Cháo hành là món ăn dân dã, nổi tiếng với công dụng hỗ trợ điều trị cảm lạnh. Hành là loại gia vị mang vị cay, tính nóng, chứa tinh dầu và các chất trung gian hoá học có tác dụng chống virus cúm, hạ sốt, tăng cường tiết mồ hôi. Do đó, người ta thường sử dụng hành lá để nấu các món ăn chữa cảm sốt, nhức đầu, sổ mũi, ăn uống kém do cảm cúm.
Ngoài ra, cháo hành còn có khả năng trị một số bệnh như đau đầu, sổ mũi, ăn uống khó tiêu, đầy bụng....
Nguyên liệu:
Gạo tẻ: 50g
Thịt bằm: 100g
Hành lá: 50g
Gia vị vừa đủ
Cách chế biến:
Bước 1: Gạo tẻ vo sạch, hành lá cắt nhỏ.
Bước 2: Phi thơm hành tím với dầu ăn rồi cho thịt bằm vào xào chín.
Bước 3: Cho gạo vào nồi nước và nấu đến khi chín mềm, sau đó thêm thịt bằm và hành lá vào đảo đều trong 2 phút.
Lưu ý:
Người bị nóng trong, bốc hỏa, tăng huyết áp nên tránh dùng cháo hành
Nên ăn cháo hành 1 – 2 lần/ngày vào các bữa chính
Bí ngô giúp bổ sung năng lượng và vi chất, có tác dụng kiện tỳ giúp người cảm cúm ăn ngon miệng hơn. Táo đỏ chứa nhiều hoạt chất Phenolic và Flavonoid có tác dụng chống viêm, kháng khuẩn, kháng virus mạnh. Ngoài ra, Saponin trong táo có tác dụng giúp thư giãn và hỗ trợ giấc ngủ.
Cháo bí ngô không chỉ cung cấp vitamin và các khoáng chất cho cơ thể mà còn là giúp giảm ho, tiêu đờm, làm ấm cổ họng.
Nguyên liệu:
Tạo tẻ: 200g
Bí ngô: 500g
Táo đỏ: 200g
Đường nâu, muối ăn
Cách chế biến:
Bước 1: Gạo tẻ vo sạch, bí ngô gọt vỏ, cắt khúc nhỏ và táo đỏ rửa sạch.
Bước 2: Cho gạo, bí ngô và táo đỏ vào nồi nước, nấu đến khi chín nhừ thì nêm gia vị vừa ăn, tắt bếp là hoàn thành.
Lưu ý:
Nên ăn cháo bí ngô 1 – 2 lần/tuần vào các bữa phụ trong ngày
Người rối loạn tiêu hóa, nóng trong, người bệnh tiểu đường không nên ăn cháo bí ngô táo đỏ
Thịt bò là nguyên liệu giàu dinh dưỡng, có nhiều các chất dinh dưỡng như đạm, vitamin B12, protein, kẽm, sắt. Còn cà rốt có nhiều chất đường, vitamin, muối khoáng, đặc biệt là vitamin C và caroten. Vậy nên, khi kết hợp thịt bò với cà rốt nấu cháo sẽ giúp người bệnh củng cố hệ miễn dịch và tăng khả năng chống chọi với các virus gây bệnh cảm lạnh.
Nguyên liệu:
Gạo tẻ: 50g
Thịt bò: 150g
Cà rốt: 100g
Hành tím, hành lá
Gia vị vừa đủ
Cách chế biến:
Bước 1: Gạo tẻ vo sạch, hành lá xắt nhỏ, cà rốt cắt hạt lựu.
Bước 2: Thịt bò băm nhuyễn, xào chín với hành tím phi thơm.
Bước 3: Cho gạo vào nồi nước nấu chín đến khi chín.
Bước 4: Cho cà rốt và thịt bò vào nồi đảo đều và nấu cho đến khi cà rốt nhừ rồi cho thêm hành lá.
Lưu ý:
Người tiêu hoá kém, người bị bệnh thận, gout, người mắc các bệnh tăng huyết áp, rối loạn mỡ máu nên hạn chế ăn cháo thịt bò cà rốt
Có thể ăn món cháo thịt bò cà rốt 1 – 2 lần/ngày vào các bữa chính
Trong trường hợp người bệnh bị cảm lạnh mà cơ thể bị suy nhược trầm trọng thì bạn nên bổ sung dinh dưỡng cho họ bằng món cháo gà. Thịt gà là nguyên liệu có chứa lượng đạm khá cao, ít chất béo, giàu Selen và các amino axit. Do đó, cháo gà sẽ giúp người bệnh tăng sức đề kháng, chống lại tình trạng viêm nhiễm, tăng tiết mồ hôi và giải cảm lạnh.
Nguyên liệu:
Thịt gà: 1kg
Gạo tẻ: 200g
Hành lá, hành tím, rau mùi
Gia vị vừa đủ
Cách chế biến:
Bước 1: Gạo tẻ vo sạch, rau thơm, hành lá và hành tím xắt nhỏ.
Bước 2: Thịt gà sơ chế sạch, luộc chín với hành tím và một chút muối rồi vớt ra và xé nhỏ thịt.
Bước 3: Cho gạo vào nồi nước nấu đến khi chín nhừ rồi thêm gà, nêm gia vị vừa ăn, cho thêm rau thơm, hành lá là hoàn thành.
Lưu ý:
Người bệnh bị sỏi thận, thuỷ đậu, tăng huyết áp, người bệnh gan và khớp không nên ăn nhiều cháo gà
Nên ăn cháo gà 1 lần/ngày vào các bữa chính
Bạn cần chuẩn bị 12g bách hợp và 2 quả chuối, kèm thêm một lượng đường phèn vừa đủ.
Tiếp theo, bạn nghiền nát bách hợp thành bột và chuối bóc vỏ thái thành miếng vừa ăn. Sau đó, bạn đổ chuối và bách hợp vào nồi, đổ nước vừa đủ và đun to lửa. Sau bạn giảm nhỏ lửa để cho cháo chín đặc thì tắt bếp.
Với cháo bách hợp, chuối bạn có thể ăn liền 7 ngày, mỗi ngày ăn 2 lần và mỗi lần ăn 1 bát.
Cháo bối mẫu, đường phèn có công dụng làm mát phổi, giảm ho, tiêu đờm và trị ho khò khè ở trẻ.
Cháo bối mẫu thích hợp cho người ho do dị ứng, viêm họng, viêm khí phế quản ho ít đờm
Cách thực hiện là bạn lấy 5g xuyên bối mẫu, 50g đường phèn và 50g gạo lứt. Bạn giã nhỏ bối mẫu, gạo vo sạch đổ vào nồi với 1 lít nước và nấu thành cháo.
Sau khi cháo chín, bạn múc cháo vào bát, cho đường phèn và cho bột bối ngẫu vào đảo đều lên là ăn được.
Với cháo bối mẫu, đường phèn bạn ăn 2 lần/ ngày lúc còn nóng và mỗi lần ăn 1 bát. Khi bệnh khỏi, bạn vẫn ăn tiếp 3 ngày nữa.
Cháo nhị bì, cam thảo có tác dụng thải độc, thanh nhiệt. lợi tiểu, mất máu. ho đờm có máu, mặt phù nề và trị ho kéo dài ở trẻ.
Bạn chuẩn bị 10g tang bạch bì ( vỏ rễ cây), 10g địa cốt bì, 3g cam thảo và 50g gạo lứt. Cho tang bạch bì, địa cốt bì, cam thảo rửa sạch rồi đổ nước vừa đủ, đun trong vòng 30 phút bỏ đi phần bã. Lấy nước cốt đã bỏ bã cho gạo lứt vào nấu nhừ thành cháo.
Với cháo nhị bì, cam thảo ngày bạn ăn 4 - 5 ngày liền, ngày ăn 2 - 3 lần và mỗi lần ăn 1 bát.
Tang bạch bì ( vỏ rễ cây dâu tằm) được xem là một vị thuốc chống ho, trừ đờm, viêm họng có sốt,…
Ngoài việc biết được bị cảm lạnh nên ăn cháo gì và biết cách bổ sung đầy đủ dưỡng chất cho cơ thể, xây dựng lối sống sinh hoạt lành mạnh thì người bị cảm lạnh cũng cần nắm rõ các lưu ý quan trọng dưới đây:
Không ăn các món cháo ít dinh dưỡng như cháo trắng loãng và các món cháo giàu Cholesterol dễ gây đầy bụng, khó tiêu như cháo lòng.
Không ăn cháo quá nóng để tránh gây bỏng miệng và niêm mạc thực quản.
Không ăn cháo với dưa chua vì dưa chua sẽ làm tăng tiết Axit dạ dày, tăng nguy cơ loét và đau dạ dày, ảnh hưởng đến quá trình hấp thu dưỡng chất của người bệnh.
Không ăn cháo trong thời gian dài bởi có thể khiến người bệnh thiếu chất và suy giảm hoạt động của đường tiêu hoá.
Chế độ dinh dưỡng đầy đủ là nền tảng quan trọng nhất cho hệ miễn dịch khỏe mạnh và đủ khả năng chống chọi, kìm hãm sự phát triển của virus gây bệnh. Do vậy, người bị cảm lạnh nên sử dụng các loại thực phẩm bổ dưỡng trong chế độ ăn của mình, cụ thể như sau:
- Uống đủ nước: Uống đủ nước giúp duy trì chuyển hoá cơ bản, hạn chế mất nước và điện giải khi bị cảm cúm, sốt, nôn, tiêu chảy và giúp bệnh mau khỏi.
- Ăn các loại canh và súp thịt, rau củ hầm: Những món ăn này có dạng lỏng mềm, dễ nuốt, giúp người bệnh dễ ăn và ăn ngon miệng hơn.
- Thực phẩm giàu Protein: Thịt, sữa, cá, trứng, đậu là những thực phẩm giàu Protein, giúp bổ sung năng lượng và hỗ trợ miễn dịch hiệu quả cho người bị cảm lạnh.
- Thực phẩm giàu kẽm: Thịt bò, ngũ cốc, tôm, sò,… có tác dụng tăng sức đề kháng và thúc đẩy chuyển hóa hiệu quả hơn.
- Thực phẩm giàu Vitamin C: Cam, bưởi, quýt, cà chua, bông cải xanh,… giàu Vitamin, có tác dụng cải thiện hệ miễn dịch, giúp người cảm lạnh chống lại virus gây bệnh.
- Thực phẩm giàu Probiotics: Các loại sữa chua giàu các lợi khuẩn sẽ giúp cải thiện tiêu hoá, hỗ trợ hệ miễn dịch và ngăn chặn sự phát triển của virus cúm.
- Thực phẩm có tác dụng kháng viêm: Vỏ chanh, bưởi, gừng, mật ong có khả năng chống viêm tốt, giúp làm giảm các triệu chứng của cúm như sưng đau họng, nghẹt mũi, chảy nước mũi…