Sức đề kháng được xem là hệ thống phòng vệ của cơ thể trước những tác nhân gây hại từ môi trường bên ngoài, giúp con người luôn khỏe mạnh. Khi sức đề kháng bị suy giảm thì nguy cơ mắc bệnh ngày càng tăng lên, do đó việc tăng cường sức đề kháng là vấn đề được nhiều người quan tâm.
Vậy sức đề kháng là gì? Làm sao để củng cố khả năng hoạt động của sức đề kháng một cách hiệu quả? Trong bài viết dưới đây, Life-Space sẽ cung cấp các kiến thức về sức đề kháng.
Sức đề kháng là khả năng phòng vệ của cơ thể con người với tác dụng hạn chế sự tác động của các yếu tố bên ngoài gây hại và tạo ra bệnh như nhiễm trùng từ virus, vi khuẩn,… Khả năng này được tạo ra bởi hệ thống miễn dịch có sẵn trong cơ thể.
Nếu hệ miễn dịch trong cơ thể khỏe mạnh cùng với sức đề kháng tốt thì khi có tác nhân xung quanh gây hại, cơ thể sẽ tự tiêu diệt, ngăn chặn, không để các tác nhân này xâm nhập vào cơ thể và gây bệnh. Ngược lại, nếu bạn có một hệ thống miễn dịch yếu thì cơ thể bạn sẽ rất dễ mắc bệnh, đặc biệt là bệnh nhiễm trùng.
Hệ miễn dịch có vai trò nhận diện các vật thể, kháng nguyên lạ đang xâm nhập vào cơ thể, sản sinh ra kháng thể nhằm chống lại và tiêu diệt các kháng nguyên đó, cũng như hạn thế các vấn đề về sức khỏe như: cảm cúm, sốt… hoặc bệnh ung thư.
- Hệ miễn dịch suy yếu chính là nguyên nhân làm giảm sức đề kháng, trong đó có thể xảy ra hai trường hợp, gồm:
Tiếp xúc lâu với môi trường bị ô nhiễm từ khói bụi, hóa chất,… có thể ngăn chặn quá trình sản sinh các tế bào lympho B và T, làm ảnh hưởng đến sự hoạt động của phổi, gây ra các bệnh liên quan đến đường hô hấp như: viêm phổi, viêm phế quản…
Cơ chế của kháng sinh là tiêu diệt tất cả các loại vi khuẩn có trong cơ thể bao gồm cả vi khuẩn lợi khuẩn đường tiêu hóa. Không những thế, khi uống kháng sinh sẽ giảm lượng cytokine, khiến cơ thể yếu đi và giảm khả năng phòng vệ trước những tác nhân gây hại.
Hơn 70% cơ thể là nước. Nhờ nước mà máu có thể lưu thông dễ dàng, cung cấp lượng oxy cần thiết cho cơ thể hoạt động, đưa dinh dưỡng đến tế bào và thải các chất độc ra ngoài cơ thể. Do đó, nước đóng vai trò với cơ thể, đặc biệt đối với hệ miễn dịch. Thiếu nước thì hệ miễn dịch sẽ bị suy yếu, giảm sức đề kháng.
Trong các thực phẩm chế biến sẵn thường chứa nhiều cholesterol, đường, muối,… gây hại cho cơ thể. Nếu sử dụng chúng trong thời gian dài, tích tụ nhiều sẽ làm suy giảm chức năng của các tế bào lympho B và T, làm giảm đề kháng
Trầm cảm kéo dài và thường xuyên sẽ làm giảm nồng độ của hormone Testosterone và Estrogen - nguyên nhân gây suy giảm miễn dịch.
Nếu bạn không vận động thường xuyên thì quá trình chuyển hóa và trao đổi chất sẽ diễn ra chậm hơn, làm suy giảm miễn dịch và dễ bị bệnh.
Đây là nguyên nhân làm gia tăng nguy cơ gặp phải các bệnh về tim mạch, huyết áp, tiểu đường… Không những thế, khi bạn thừa cân, hàm lượng hormon được sản sinh ra nhiều hơn, phá vỡ cấu trúc phòng bệnh của hệ miễn dịch.
Nếu bạn có thói quen sinh hoạt ngủ không đủ 7 – 8 tiếng/ngày thì sẽ khiến cơ thể bạn trở nên mệt mỏi, từ đó không sản sinh đủ lượng Melatonin cần thiết cho hệ miễn dịch, lượng bạch cầu không đủ để chống lại các tác nhân gây bệnh.
Một số dấu hiệu điển hình khi cả hệ miễn dịch và sức đề kháng đang trong tình trạng bị suy giảm:
Ngoài những biểu hiện cơ bản trên, khi bị suy giảm sức đề kháng, người bệnh sẽ lâm vào tình trạng thiếu máu, cơ thể xanh xao, gầy ốm, … hay nguy hiểm hơn có thể ảnh hưởng đến các cơ quan quan trọng như tim: đau tức ngực, tim đập nhanh…
Trẻ em sơ sinh và dưới 3 tuổi chỉ nhận miễn dịch thụ động thông qua nhau thai và sữa của mẹ nên sức đề kháng chưa được khỏe mạnh. Vì thế, hệ miễn dịch của bé chưa được phát triển một cách toàn diện nên rất dễ bị bệnh.
Xem thêm:
Trẻ 9 tháng biếng ăn - Nguyên nhân & Cách cải thiện biếng ăn
Bé 10 tháng biếng ăn: nguyên nhân và cách khắc phục
Để có một hệ miễn dịch khỏe mạnh thì vấn đề bổ sung dinh dưỡng là điều vô cùng cần thiết, đặc biệt đối với các loại vitamin và khoáng chất. Dưới đây là một số thực phẩm có tác dụng tốt đối với hệ miễn dịch và đề kháng.
Trong cá hồi, cua, tôm, bào ngư, sò huyết… có chứa nhiều vitamin A, D, B; Omega 3 cùng khoáng chất cần thiết như: Sắt, Kẽm, Canxi, Photpho, Magie… Bên cạnh đó, loại thực phẩm này còn cung cấp nhiều loại acid amin thiết yếu giúp tăng cường sức đề kháng, hệ miễn dịch hoạt động tốt hơn, ức chế sự phát triển virus…
Các loại thực phẩm như thịt gà, bò, lợn,... cung cấp nhiều protein, chất khoáng, lipid và các acid amin giúp phát triển chiều cao, cân nặng và tăng cường khả năng đề kháng của cơ thể.
Một số loại hoa quả như: cam, quýt, nho, táo, bưởi, cà rốt hoặc các loại rau như: bông cải, rau bina…. giúp cung cấp vitamin A, B, C, D, E cùng các khoáng chất Kẽm, Sắt, Selen để tăng cường hệ miễn dịch. Ngoài ra, các loại rau xanh còn bổ sung chất xơ, nhằm củng cố khả năng đề kháng của cơ thể.
Men uống vi sinh Children Immune Support Probiotic là sản phẩm bổ sung các vi khuẩn có lợi cho cơ thể. Trong sản phẩm này có chứa 3 chủng lợi khuẩn kết hợp với vitamin D, kẽm và hoa cơm cháy giúp hỗ trợ sức khỏe và nâng cao khả năng hoạt động của hệ miễn dịch.
Sản phẩm Children Immune Support Probiotic có công thức sản xuất đặc biệt giúp:
Men vi sinh Adult Immune Support Probiotic được bào chế bằng công thức lợi khuẩn cao cấp, chứa 5 chủng lợi khuẩn kết hợp với kẽm và vitamin C. Không những thế, sản phẩm này cũng cung cấp 11 tỷ CFU/Viên nang nhằm hỗ trợ chức năng của hệ miễn dịch.
Sản phẩm Adult Immune Support Probiotic công thức sản xuất đặc biệt giúp:
Khi tập thể dục, chạy bộ sẽ làm nhiệt độ cơ thể tăng lên, từ đó ngăn cản sự phát triển của vi khuẩn, hạn chế mắc bệnh cảm cúm thông thường. Ngoài ra, một cơ thể khỏe mạnh sẽ tự sản sinh ra kháng thể, bạch cầu, giúp chống lại tác nhân gây bệnh, khí huyết trở nên lưu thông.
Việc ngủ đủ giấc sẽ giúp tinh thần được thoải mái, sức đề kháng được nâng cao, đồng thời ngăn chặn cơ thể giải phóng chất adrenalin gây ức chế hệ miễn dịch.
Nước có vai trò đưa tế bào miễn dịch, kháng thể đến toàn bộ cơ thể, loại bỏ chất độc. Nếu bạn uống ít nước thì sẽ làm giảm tốc độ di chuyển của hệ bạch huyết và suy giảm chức năng hệ miễn dịch. Không những thế, các chất độc sẽ bị tích tụ lại cơ thể, gây ra các bệnh mãn tính nguy hiểm.
Việc đeo khẩu trang sẽ giúp hạn chế khói bụi, ô nhiễm bên ngoài, đồng thời ngăn chặn sự xâm nhập của vi khuẩn khi bạn đi đến những nơi đông người.
Bạn nên nước rửa tay sạch sẽ mỗi khi đi ra ngoài về và sau khi đi vệ sinh. Bên cạnh đó, bạn nên thường xuyên vệ sinh đồ đạc, vật dụng trong nhà để tránh bụi bẩn, tích tụ vi khuẩn gây hại.
Các loại đồ uống như: rượu bia, thuốc lá, cafe… bởi có thành phần gây ức chế sự hoạt động của hệ thống miễn dịch, làm căng thẳng thần kinh và suy giảm sức đề kháng của cơ thể.
Như vậy, Life-Space đã cung cấp những thông tin hữu ích về sức đề kháng của cơ thể. Hy vọng bạn đã nắm được các nguyên nhân, dấu hiệu khi bị suy giảm sức đề kháng cùng với một số biện pháp tăng cường khả năng hoạt động của nó.