Vấn đề sức khỏe của con luôn là mối quan tâm hàng đầu của tất cả các bậc phụ huynh. Con khỏe mạnh, tham gia các hoạt động vui chơi mỗi ngày là niềm vui và hạnh phúc của bố mẹ. Vậy làm thế nào để các bé luôn khỏe mạnh, sức đề kháng luôn ở trạng thái tốt? Hãy cùng Life-Space tìm hiểu những cách làm tăng sức đề kháng cho bé trong bài viết dưới đây.
Ngay từ khi trong bụng mẹ, đặc biệt là 3 tháng cuối thai kỳ, người mẹ sẽ truyền cho thai nhi các kháng thể cần thiết qua nhau thai giúp bé an toàn trong quá trình sinh nở. Đến khi được sinh ra, các bé sẽ được hưởng các vi khuẩn có lợi của mẹ nên đường ruột của bé sẽ chứa một lượng vi khuẩn lớn giúp tăng cường sức đề kháng.
Đặc biệt, nếu trẻ bú ngay sau khi chào đời thì sẽ được truyền nhiều kháng thể nhất vì sữa non của mẹ được sản sinh ngay sau sinh có chứa rất nhiều kháng thể mạnh giúp con có khả năng chống nhiễm trùng.
Theo quá trình phát triển, hệ miễn dịch trong cơ thể bé sẽ dần được hoàn thiện hơn. Tuy nhiên, trong vài tháng đầu, hệ miễn dịch của bé vẫn còn khá yếu nên rất nhạy cảm với những tác động từ bên ngoài. Do đó, bé có thể sẽ dễ mắc các vấn đề liên quan đến đường hô hấp khi thay đổi thời tiết và thường xuyên bị ốm vặt.
Trong cơ thể, 70% trọng lượng là nước nên khi bị mất nước, sức đề kháng của trẻ cũng sẽ yếu đi. Các mẹ nên chú ý những biểu hiện sau của con: da khô, niêm mạc nhợt nhạt, tiểu ít, khóc không có nước mắt,...
Việc thèm ăn đồ ngọt là một trong những dấu hiệu sức đề kháng của trẻ yếu đi mà các mẹ thường không để ý. Hơn nữa, ăn quá nhiều đồ ngọt cũng khiến hệ miễn dịch của con bị suy giảm.
Nếu các bé có dấu hiệu bỏ bú, biếng ăn thì phụ huynh nên cân nhắc theo dõi trong thời gian dài vì đây cũng là dấu hiệu cảnh báo sức đề kháng của trẻ đang suy giảm.
Khi sức đề kháng của trẻ yếu, dẫn đến hệ tiêu hóa cũng kém phát triển, gây ra tình trạng không hấp thụ hoặc hấp thụ kém thức ăn. Dấu hiệu dễ nhận biết là bé đi ngoài phân sống, rối loạn tiêu hóa, nếu để lâu có khả năng bé sẽ bị suy dinh dưỡng.
Nếu thường xuyên thấy bé không có năng lượng hoạt động, mệt mỏi, bơ phờ và có biểu hiện thèm ngủ thì các mẹ nên chú ý. Bởi nguyên nhân của những tình tràn này có thể là do sức đề kháng của trẻ không cao.
Các nhà nghiên cứu khoa học đã chỉ ra rằng không khí khi bị nhiễm hóa chất và bụi bẩn sẽ tác động làm ngăn chặn các tế bào Lympho T hoạt động dấn đến tình trạng viêm nhiễm đường hô hấp.
Hơn nữa, các chất gây hại từ khói thuốc đều có thể gây kích thích hoặc tiêu diệt các tế bào bên trong cơ thể, làm thay đổi và giảm chức năng của hệ miễn dịch.
Phân bổ thời gian làm việc và nghỉ ngơi không hợp lý, áp lực công việc, thường xuyên căng thẳng cũng làm suy giảm sức khỏe và chức năng của hệ miễn dịch.
Nước có vai trò hỗ trợ cung cấp khoáng chất, vận chuyển oxy và các chất dinh dưỡng nuôi dưỡng cơ thể. Do đó, bạn cần thường xuyên uống nước để cơ thể được đào thải độc tố một cách tốt nhất.
Stress liên tục và kéo dài có thể khiến cho nồng độ estrogen ở nữ và hormon testosteron ở nam bị mất cân bằng, làm giảm khả năng chống lại những tác nhân gây hại.
Ngồi lâu trong thời gian dài sẽ làm giảm tốc độ trao đổi chất của cơ thể, làm chậm quá trình hấp thu chất dinh dưỡng. Vì vậy, nên đứng dậy khoảng 5-10 phút sau mỗi 45 phút đến 1 giờ ngồi.
Trong thức ăn chế biến sắn có chứa nhiều hợp chất không tốt như đường, lipid,... có khả năng làm suy yếu tế bào Lympho B và Lympho T (các thành phần quan trọng của hệ miễn dịch).
Khi ăn quá nhiều protid, cơ thể sẽ sản sinh một lượng lớn hormon tăng trưởng IGF1 làm thúc đẩy quá trình lão hóa và cản trở quá trình hoạt động của hệ thống miễn dịch. Thay vào đó, bạn nên bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng, vitamin và khoáng chất, không nên chỉ bổ sung quá nhiều một dưỡng chất nào đó.
Không nên thức quá khuya bởi để tránh khiến cơ thể không sản sinh đủ melatonin trong suốt thời gian ngủ. Từ đó, hệ miễn dịch không tạo ra đủ lượng tế bào bạch cầu để chống lại các tác nhân gây hại bên ngoài.
Trong nhiều loại mỹ phẩm có chứa các chất gây ảnh hưởng đến cơ thể như sodium lauryl,... Do đó, việc lạm dụng quá nhiều loại mỹ phẩm, các chất độc này sẽ xâm nhập vào trong cơ thể và gây ra nhiều tác hại xấu đến hệ miễn dịch và sức khỏe.
Để tăng cường sức đề kháng cho bé, hỗ trợ hệ thống miễn dịch hoạt động khỏe mạnh, các bậc phụ huynh nên kết hợp chế độ dinh dưỡng hằng ngày cùng với các biện pháp phòng tránh, chăm sóc một cách hiệu quả.
Đối với trẻ nhỏ, việc ngủ đủ giấc sẽ hỗ trợ cho quá trình phát triển toàn diện về chiều cao, cân nặng, trí tuệ và tăng sức đề kháng. Tùy thuộc vào độ tuổi của con, mẹ cần chú ý cho con ngủ trong thời gian phù hợp. Có thể dựa theo bảng tổng thời gian giấc ngủ trong ngày của AASM 2016 sau:
Thuốc kháng sinh có nhiều tác dụng tốt đối với cơ thể bé, tuy nhiên việc lạm dụng quá nhiều sẽ khiến sức đề kháng của con bị suy giảm và phải phụ thuộc vào thuốc.
Nhiều phụ huynh thường sử dụng thuốc kháng sinh cho con ngay cả khi trẻ có biểu hiện sốt, đau họng. Điều này không được khuyến cáo vì lỡ chẳng may bé bị viêm hô hấp do virus thì kháng sinh sẽ không có tác dụng mà còn làm cho trẻ bị nhờn thuốc và gây ra một số tác dụng phụ không mong muốn.
Bố mẹ nên lưu ý những điều dưới đên để có một chế độ dinh dưỡng hợp lý nhất cho con của mình.
Sữa mẹ là nguồn cung cấp nhiều giá trị dinh dưỡng, vitamin hỗ trợ hệ miễn dịch của trẻ ngay từ khi còn nhỏ. Do đó, trong 6 tháng đầu sau sinh, các mẹ nên cho con bú đầy đủ sữa mẹ.
Khi bé đến độ tuổi ăn dặm, bố mẹ nên cho trẻ uống đủ nước bởi điều này giúp tăng sức đề kháng hiệu quả. Nước có tác dụng vận chuyển bạch cầu đi khắp cơ thể và đào thải các độc tố ra ngoài. Do đó, uống nước đủ mỗi ngày giúp cơ thể bé trao đổi chất và cung cấp đầy đủ dưỡng chất mỗi ngày cho các tế bào hiệu quả.
Theo khuyến cáo, ở từng độ tuổi lượng nước trung bình mỗi ngày sẽ là:
+ 0 - 6 tháng tuổi: 700ml/ngày.
+ 7 - 12 tháng tuổi: 800ml/ngày, trong đó 600ml là lượng nước cần bổ sung.
+ 1 - 3 tuổi: 1300ml/ngày, trong đó 900ml là lượng nước cần bổ sung.
+ Cá: Trong cá có chưa rất nhiều chất oxy hóa rất tốt cho hệ miễn dịch
+ Thực phẩm giàu kẽm như: thịt bò, gan động vật, tôm, cua, các loại ngũ cốc,... ngoài chức năng bổ sung kẽm nó còn hỗ trợ tăng cường sức đề kháng cho bé.
+ Khoai lang: Là thực phẩm rất giày vitamin C, E, beta-carotene giúp tăng cường hệ miễn dịch, chống lại vi khuẩn gây nhiễm trùng đồng thời giúp nhuận tràng, hạn chế tối đa tình trạng táo bón.
+ Một số loại trái cây như: chuối giàu vitamin B6, kali và chất xơ tiêu hóa; cam quýt chứa lượng Vitamin C rất lớn; nho chứa nhiều chất chống oxy hóa,... là những loại quả có tác động hiệu quả đến hệ miễn dịch của bé.
Các bậc phụ huynh nên xây dựng cho con một chế độ ăn khoa học, đúng giờ, thường xuyên thay đổi thực đơn nhưng vẫn đảm bảo đủ dưỡng chất là cách giúp bé luôn khỏe mạnh, hỗ trợ tăng sức đề kháng.
Bố mẹ nên hướng dẫn cho con luyện tập thể dục khoảng 30 phút mỗi ngày. Việc sẽ giúp bé tăng khả năng miễn dịch và sức khỏe một cách tốt nhất. Ngoài ra, bố mẹ nên cho bé ra ngoài tiếp xúc với không khí trong lành buổi sớm nắng ấm để giúp cơ thể tích lũy đủ lượng vitamin D, hỗ trợ tăng cường sức đề kháng.
Vắc-xin có tác dụng cung cấp kháng thể hoặc kích thích cơ thể tạo ra kháng thể, từ đó hỗ trợ miễn dịch cho bé. Do đó, tiêm ngừa đầy đủ và đúng lịch là một trong những cách giúp tăng cường sức đề kháng cho trẻ hiệu quả.
Men vi sinh Children Immune Support Probiotic 3-12 years có chứa 3 chủng vi khuẩn có lợi kết hợp cùng Vitamin D, kẽm, hoa cơm cháy và 12 tỷ CFU/viên, hỗ trợ tăng cường hệ miễn dịch và sức khỏe cho bé.
Sản phẩm chỉ định sử dụng cho trẻ em từ 3 - 12 tuổi: Nên uống 2 gram mỗi ngày hoặc sử dụng theo chỉ dẫn của chuyên gia y tế. Bạn có thể trộn đều bột và hòa tan trong nước ấm hoặc trộn vào thức ăn của trẻ. Trong mỗi sản phẩm đều có kèm them 1 thìa cấp để định lượng số lượng bột cần dùng, 1 thìa cấp = 1 gram.
Bạn nên bảo quản men vi sinh ở những nơi khô ráo, dưới 30 độ và không cần bảo quản lạnh sau khi mở nắp. Sản phẩm chỉ nên được sử dụng trong vòng 03 tháng kể từ khi mở nắp.
Xem thêm:
Top 14 loại thực phẩm tăng sức đề kháng cho cơ thể
Top 7+ cách tăng sức đề kháng hiệu quả cho cơ thể
Ngoài việc điều chỉnh chế độ ăn uống phù hợp hay vận động, bố mẹ cũng có thể bổ sung thêm những sản phẩm, thuốc bổ trợ để tăng sức đề kháng cho trẻ. Tuy nhiên, Khi sử dụng, bạn nên lựa chọn các sản phẩm có nguồn gốc tự nhiên, dễ hấp thu cho bé.
Bố mẹ nên bổ sung cho trẻ những sản phẩm có chứa vitamin, lysine và các vi khoáng chất thiết yếu cho cơ thể. Ngoài việc tăng cường đề kháng thì những dưỡng chất này còn hỗ trợ tiêu hóa, tăng cường hấp thu và cải thiện tình trạng biếng ăn của bé.
Trẻ em từ 6 tháng đến 3 tuổi thường rất dễ bị suy giảm sức đề kháng gây ảnh hưởng đến sức khỏe. Nguyên nhân là:
Khi vừa được sinh ra, trẻ sẽ nhận được các kháng thể từ việc bú sữa mẹ. Tuy nhiên, những kháng thể bị động này sẽ suy giảm dần và sau 6 tháng sẽ không còn đủ để bảo vệ cho trẻ nữa. Do đó, sức đề kháng của bé trong giai đoạn này sẽ suy giảm và yếu hơn.
Những em bé từ 6 tháng tuổi đã trở nên cứng cáp và được tiếp xúc với môi trường bên ngoài nhiều hơn. Đặc biệt, trong giai đoạn này các bé bắt đầu ăn dặm, tập bò, tập đi đứng,... nên rất dễ bị tấn công bởi các virus, vi khuẩn có hại gây ảnh hưởng đến sức khỏe.
Giai đoạn này bé có nhu cầu dinh dưỡng cao hơn nên ngoài việc bú sữa mẹ, các bé cũng cần ăn dặm thêm. Nếu chế độ ăn không đáp ứng đủ dinh dưỡng thì sẽ gây ảnh hưởng đến sức khỏe, làm suy giảm sức đề kháng.
Nếu trẻ không được tiêm vắc-xin hay tiêm không đủ, trễ lịch tiêm cũng có thể khiến cơ thể không tạo ra miễn dịch tốt chống lại các tác nhân xấu.
Bài viết trên là toàn bộ những thông tin liên quan đến vấn đề sức đề kháng của trẻ mà Life-Space đã chia sẻ đến bạn. Mong rằng với những thông tin hữu ích trên sẽ giúp các mẹ lưu lại những tuýp giúp tăng cường sức đề kháng cho con luôn được khỏe mạnh.