Ngộ độc thực phẩm là tình trạng diễn ra khá phổ biến và có thể gặp ở bất kỳ độ tuổi nào khi chúng ta tiêu thụ thực phẩm hoặc uống nước bị nhiễm khuẩn, nhiễm độc. Tùy vào tác nhân gây độc và lượng thực phẩm tiêu thụ mà các biểu hiện của bệnh có mức độ nặng nhẹ khác nhau. Vậy khi bị ngộ độc thực phẩm nên ăn gì để nhanh chóng phục hồi sức khỏe? Để hiểu rõ hơn về tình trạng này mời bạn đọc cùng Life-Space theo dõi bài viết sau đây.
Ngộ độc thực phẩm thường xảy ra khi mầm bệnh làm ô nhiễm thức ăn hoặc nước uống hằng ngày. Đây là tình trạng tương đối phổ biến bởi theo trung tâm kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh (CDC) thì cứ 6 người Mỹ sẽ có một người bị ngộ độc thực phẩm trong năm nay.
Có rất nhiều tác nhân gây ra tình trạng ngộ độc, chẳng hạn vi khuẩn salmonella, Escherichia coli (E. coli) hoặc các virus khác như norovirus.
Các triệu chứng thường gặp đó là: buồn nôn, nôn, bị tiêu chảy (có thể có máu hoặc chất nhầy), mệt mỏi, đau bụng, ăn không ngon miệng, bị sốt, đau nhức cơ bắp hoặc cảm thấy ớn lạnh. Những triệu chứng này thường sẽ hết sau vài ngày điều trị và bạn sẽ hồi phục hoàn toàn sức khỏe hoàn toàn.
>>>> Tổng hợp các cách chữa đầy bụng cho trẻ sơ sinh hiệu quả tại nhà
Hầu hết các trường hợp ngộ độc thực phẩm đều tự hồi phục tại nhà. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, bạn cần đến gặp ngay bác sĩ để được thăm khám và điều trị.
Những triệu chứng của ngộ độc thực phẩm thường kéo dài hơn 48 giờ. Nếu đã trôi qua 2 ngày kể từ khi các triệu chứng ban đầu xuất hiện thì bạn cần đến ngay các cơ sở y tế để thăm khám. Đặc biệt, nếu người bị ngộ độc gặp các triệu chứng nghiêm trọng như phân có máu, chóng mặt, đau bụng dữ dội hoặc yếu cơ thì cần xem xét khẩn cấp, không đợi các triệu chứng này giảm bớt mới thăm khám.
Sau khi trải qua các triệu chứng ngộ độc thực phẩm thì bạn nên để dạ dày có thời gian nghỉ ngơi và ổn định. Bạn cũng cần bù nước, điện giải để tránh cơ thể mất nước. Khi cơ thể bắt đầu ổn định thì bạn hãy thử ăn các bữa ăn nhẹ, phù hợp với tình trạng của hệ tiêu hóa lúc này.
Những triệu chứng như nôn mửa, tiêu chảy có thể gây ra tình trạng mất nước, mất điện giải. Do đó, bạn cần bổ sung nước cho cơ thể bằng cách uống từng ngụm nhỏ.
Các loại nước có chứa chất điện giải cũng là lựa chọn tốt trong trường hợp này. Bạn có thể uống oresol, nước canh, nước cháo loãng, nước luộc gà, nước luộc rau… Đặc biệt, bạn cần tránh đồ uống có chứa caffeine vì chất này có thể gây kích thích dạ dày, làm cơ thể mất nước nhiều hơn bù nước.
>>>> Mách bạn các cách chữa đầy hơi cho bà bầu nhanh nhất, an toàn và hiệu quả
Sau khi bị ngộ độc thực phẩm, bạn chỉ nên ăn những đồ ăn nhạt, ít chất xơ và chất béo. Bởi vì, các chất này có thể làm tăng gánh nặng cho hoạt động của hệ tiêu hóa ở thời điểm hiện tại. Theo các nghiên cứu, chế độ ăn BRAT hay chế độ ăn gồm những thức ăn nhạt, ít chất xơ thường được khuyến nghị trong điều trị các vấn đề về dạ dày, bệnh tiêu hóa hoặc tiêu chảy.
BRAT là cụm từ viết tắt cho các thực phẩm sau:
Chuối rất giàu khoáng chất kali, trung bình mỗi quả chuối sẽ chứa khoảng 422 miligam (mg) kali. Khoáng chất này giúp duy trì lượng chất lỏng trong cơ thể và điều chỉnh sự di chuyển của các chất dinh dưỡng, chất thải trong và ngoài tế bào. Ngoài ra, loại trái cây còn cung cấp nhiều năng lượng cho cơ thể, giúp bạn nhanh chóng hồi phục.
Cơm gạo trắng được xem là lựa chọn hoàn hảo sau khi bị ngộ độc thực phẩm bởi loại thức ăn này sẽ không kích thích dạ dày và nạp đủ năng lượng cho cơ thể.
Nước sốt táo sẽ chứa ít chất xơ hơn táo nguyên quả nên bạn sẽ dễ dàng tiêu hóa hơn. Thêm vào đó, nước sốt táo còn chứa pectin và đây là chất có thể giúp giảm tiêu chảy.
Bên cạnh cơm hay cháo trắng thì bánh mì là thực phẩm dễ dung nạp mà bạn có thể đưa vào thực đơn.
Tuy nhiên, dù còn thiếu nghiên cứu để xác định hiệu quả của chế độ ăn BRAT nhưng có một số bằng chứng cho thấy chuối và gạo có lợi cho những trẻ bị tiêu chảy. Vì vậy, trước khi áp dụng một chế độ ăn đặc biệt nào thì bạn đều cần thảo luận trước với bác sĩ.
Theo nguyên tắc lựa chọn thực phẩm nêu trên thì bạn có thể lựa chọn thêm nhiều loại thực phẩm khác để làm đa dạng thực đơn.
Ngũ cốc có chứa rất nhiều loại khoáng chất như kali, canxi và magie. Đây đều là các chất đóng vai trò quan trọng trong việc cải thiện các chuyển động nhu động trong đường ruột. Ngoài ra, nó còn giúp tăng cường quá trình kết rắn phân, duy trì hệ tiêu hóa luôn sạch khỏe. Bên cạnh ngũ cốc thì cháo bột yến mạch cũng được xem là nguồn bổ sung năng lượng hoàn hảo cho cơ thể.
Lòng trắng trứng được tạo từ 90% là nước và 10% còn lại là protein. Do đó, lòng trắng trứng sẽ cung cấp nhiều protein, không chứa chất béo và cholesterol cho cơ thể. Vì vậy, lòng trắng trứng được xem là lựa chọn phù hợp cho bạn sau khi bị ngộ độc thực phẩm.
Tuy nhiên, trong quá trình sử dụng lòng trắng trứng, bạn cần chú ý một số vấn đề sau:
Về mặt dinh dưỡng, mỗi thìa mật ong (21 gam) có chứ 64 calo, 17 gam đường (bao gồm fructose, maltose, glucose và sucrose). Do đó, mật ong cũng góp phần cung cấp năng lượng cho cơ thể. Đặc biệt, mật ong gần như không chứa chất xơ, protein hoặc chất béo. Bạn có thể ăn một thìa mật ong nguyên chất hoặc bỏ vào cốc trà nóng và uống chúng.
Khoai tây có thành phần chủ yếu là tinh bột, lượng protein và chất xơ vừa phải và hầu như không có chất béo. Loại thực phẩm này còn cung cấp cho cơ thể nhiều vitamin, khoáng chất như kali, vitamin C. Do đó, khoai tây được xem là một gợi ý tuyệt vời cho bạn sử dụng sau khi bị ngộ độc thực phẩm.
Chanh có tính kháng khuẩn, tác dụng chống viêm và virus cực tốt cũng như có thể diệt vi khuẩn gây ra ngộ độc thực phẩm. Do đó, sau khi bị ngộ độc thực phẩm thì bạn có thể uống vài cốc nước chanh ấm để giúp cơ thể khỏe hơn.
Thực tế, gừng được biết đến là loại thực phẩm có tác dụng làm dịu dạ dày. Do đó, bạn có thể thử uống trà gừng hoặc nhai vài lát gừng tươi. Việc uống trà gừng kết hợp vài giọt nước gừng pha cùng mật ong trong cốc nước ấm sẽ giúp bạn cảm thấy khỏe mạnh hơn.
Việc sử dụng sữa chua sẽ giúp bạn có thể bổ sung lại những lợi khuẩn tốt cho hệ tiêu hóa của mình. Từ đó, giúp cơ thể tái tạo các vi khuẩn lành mạnh bị mất trong quá trình thanh lọc ngộ độc thực phẩm và đưa hệ tiêu hóa, hệ miễn dịch hoạt động trở lại.
Axit trong dạ dày bị tống ra ngoài lúc nôn có thể làm hỏng men răng của bạn. Do đó, nếu bạn đánh răng ngay sau khi nôn thì sẽ làm mòn men răng thêm. Vì thế, bạn nên trì hoãn việc đánh răng ít nhất một giờ hoặc có thể súc miệng bằng hỗn hợp nước và baking soda.
Việc nghỉ ngơi đầy đủ có thể giúp cơ thể bạn khỏe lên nhanh hơn. Do đó, bạn cần đảm bảo cơ thể có thời gian nghỉ ngơi sau khi bị ngộ độc thực phẩm.
Tắm bằng nước ấm không chỉ giúp bạn thư giãn, dễ chịu mà điều này còn giúp làm sạch cơ thể bạn khỏi các vi khuẩn không lành mạnh.
Bên các các mẹo trên thì bạn có thể bổ sung thêm các loại men vi sinh như Life-Space nhằm hỗ trợ tiêu hóa, tăng cường các chức năng đường ruột cho cơ thể. Sau đây là hai sản phẩm men vi sinh Life-Space được nhiều người ưu tiên lựa chọn và tin dùng hiện nay.
Với công thức lợi khuẩn cao cấp, chứa 3 chủng vi khuẩn có lợi cùng 21 tỷ CFU/gram, IBS Support Probiotic giúp hỗ trợ sức khỏe niêm mạc hệ tiêu hóa và giảm các triệu chứng liên quan đến hội chứng đường ruột kích ứng (IBS) được chẩn đoán y tế như đau bụng, đầy hơi…ở trẻ nhỏ. Đối với trẻ từ 3 đến 12 tuổi, bố mẹ có thể hòa tan bột cùng nước ấm hoặc kết hợp cùng thức ăn cho con sử dụng với liều dùng là 2 gram ~ 2 muỗng/ ngày hoặc theo chỉ định của bác sĩ.
Sản phẩm được điều chế từ công thức chế phẩm sinh học cao cấp với 3 chủng vi khuẩn có lợi kết hợp cùng khoáng chất kẽm giúp giảm các triệu chứng liên quan đến hội chứng ruột kích thích đồng thời hỗ trợ sự toàn vẹn của đường tiêu hóa. Với sản phẩm này, người trưởng thành sẽ uống 1 viên/ ngày với nước hoặc theo hướng dẫn của bác sĩ.
Nếu bạn có nhu cầu tìm hiểu và sử dụng các sản phẩm của Life-Space - thương hiệu men vi sinh hàng đầu tại Úc, vui lòng ghé thăm các cửa hàng chính hãng như:
Ngộ độc thực phẩm là một trải nghiệm không hề dễ chịu nhưng một chế độ ăn uống phù hợp sẽ giúp bạn nhanh chóng cải thiện tình trạng này. Life-Space mong rằng với những chia sẻ trên, bạn đã giải đáp được ngộ độc nên ăn gì và tránh gì.