Sau khi ăn cơ thể xuất hiện đau bụng đi ngoài là tình trạng khá phổ biến. Tuy nhiên, nếu tình trạng này kéo dài và kèm theo nhiều dấu hiệu bất thường thì có thể bạn đã gặp vấn đề bệnh lý về đường tiêu hóa.
Vậy nguyên nhân đau bụng đi ngoài sau khi ăn là gì? Triệu chứng cứ ăn vào là đau bụng đi ngoài có nguy hiểm và liên quan đến các bệnh lý nào? Hãy cùng Life-space tìm hiểu chi tiết ngay trong bài viết dưới đây.
Đi ngoài sau khi ăn là tình trạng thường hay bắt gặp ở nhiều đối tượng, đây có thể chỉ là hiện tượng sinh lý bình thường của cơ thể. Theo đồng hồ sinh học, khoảng từ 5 - 7 giờ sáng là thời điểm ruột già thải độc, vì thế việc đi ngoài vào thời gian này là điều bình thường.
Sau khi ăn xong, hệ tiêu hóa sẽ dồn máu để tiêu hóa thức ăn, nhu động ruột tăng quá trình hoạt động làm cho đại tràng co bóp và đẩy chất cặn bã trong ruột già ra ngoài, dẫn đến hiện tượng muốn đi ngoài. Do đó, thói quen đi ngoài sau khi ăn với kết cấu phân bình thường và không quá 2 lần/ngày thì có thể coi đây là nhịp sinh học bình thường của cơ thể.
Tuy nhiên, nếu tình trạng muốn đi ngoài nhiều hơn 2 lần/ngày kèm theo dấu hiệu kết cấu phân không ổn định, có triệu chứng táo bón, tiêu chảy hoặc có những cơn đau bụng quặn thắt, buồn nôn,... thì đó có thể là dấu hiệu của các bệnh liên quan đến đường ruột.
Xem thêm: Đau bụng buồn nôn đi ngoài là dấu hiệu của bệnh gì?
Tình trạng ăn xong bị đau bụng đi ngoài xảy ra thường xuyên có thể là những triệu chứng của các bệnh về đường ruột.
Sau khi ăn bị đau bụng đi ngoài là một trong những triệu chứng của bệnh này. Nguyên nhân là do sự co thắt bất thường của đại tràng: co bóp nhiều hơn, mạnh hơn và kéo dài hơn so với bình thường khiến cho thức ăn trong dạ dày vừa được tiêu hóa xong đã đẩy ra ngoài (tiêu chảy), đôi lúc đại tràng co bóp rất chậm khiến cho thức ăn ứ đọng lâu dẫn đến tình trạng táo bón.
Đau bụng đi ngoài sau khi ăn kèm theo những cơn đau bụng âm ỉ, đồng thời có các biểu hiện buồn nôn, ợ hơi, chán ăn, sụt cân,... Tình trạng này thường xuyên xảy ra cả khi no hay đói có thể là nguyên nhân của viêm loét dạ dày - tá tràng.
Khi bị dị ứng thực phẩm, người bệnh đau bụng đi ngoài sau khi ăn kèm theo các dấu hiệu đi kèm như mẩn đỏ, mẩn ngứa, sưng tấy khắp người, thậm chí khó thở.
Đối với ngộ độc thực phẩm, người bệnh cũng có triệu chứng đau bụng đi ngoài sau ăn do cơ chế phản ứng lại của cơ thể với thức ăn lạ, cùng với đó là buồn nôn, sốt cao, nôn mửa. Tình trạng nghiêm trọng hơn có thể đi ngoài phân lỏng nhiều lần dẫn đến mất nước và kiệt sức.
Nếu thường xuyên đau bụng đi ngoài sau khi ăn cũng có thể là nguy cơ mắc viêm ruột thừa. Bên cạnh đó, người bệnh còn xuất hiện các triệu chứng như rối loạn tiêu hóa, tiêu chảy, chán ăn, buồn nôn, đặc biệt là những cơn đau âm ỉ quanh rốn và vùng bụng dưới. Nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời có khả năng gây vỡ ruột thừa.
Nguyên nhân nhiễm khuẩn đường tiêu hóa là do sự xâm nhập của các vi khuẩn, virus, ký sinh trùng hoặc các tác dụng phụ của thuốc làm tổn thương lớp niêm mạc ruột, dẫn đến khả năng hấp thụ thức ăn kém, gây nên triệu chứng đau bụng, đi ngoài khi ăn.
Đường lactose có nhiều trong mật ong, sữa, các chế phẩm từ sữa,... Những người có hệ tiêu hóa nhạy cảm khi sử dụng những loại thực phẩm này sẽ bị phản ứng dẫn đến hiện tượng đau bụng, đi ngoài.
Cơ thể không thể dung nạp được đường lactose sẽ gây ra triệu chứng ăn xong đi ngoài, bụng đau âm ỉ.
Tình trạng sau khi ăn sáng bị đau bụng đi ngoài có thể là một thói quen bình thường. Tuy nhiên, nếu kéo dài biểu hiện trên, đó có thể gây ra một số bệnh lý nghiêm trọng.
Đây là một bệnh lý gây ảnh hưởng tới ruột già, gây ra các triệu chứng dưới đây:
- Đau bụng dữ dội, bị đầy hơi, khó tiêu.
- Bị táo bón hoặc bị tiêu chảy cấp, cơ thể mất nước nghiêm trọng.
- Trong phân xuất hiện chất nhầy.
Các loại thực phẩm trong bữa sáng như sữa, đồ ăn nhiều chất béo,... có thể làm cho các triệu chứng của bệnh trở nên nghiêm trọng hơn nên ngay sau khi ăn sáng xong, người bệnh sẽ cảm thấy đau bụng dữ dội và muốn đi ngoài.
Khi bị viêm tụy, người bệnh sẽ cảm thấy đau ở bụng trên. Những cơn đau này thường trở nên nặng hơn sau khi ăn, nhất là bữa ăn sáng. Ngoài ra, còn xuất hiện một số triệu chứng khác như buồn nôn, phát sốt,...
Celiac là một chứng rối loạn tự miễn dịch mãn tính ở ruột non. Triệu chứng của bệnh đó là tình trạng ăn sáng xong bị đau bụng tiêu chảy, đặc biệt khi nạp quá nhiều ngũ cốc hoặc các thực phẩm từ lúa mì. Bệnh còn kèm theo các triệu chứng khác như: đầy hơi, chán ăn, hấp thu dinh dưỡng kém,...
Ngoài những bệnh kể trên thì người bị viêm ruột, nhiễm virus dạ dày hoặc mất nước cũng có thể xuất hiện triệu chứng ăn sáng xong bị đau bụng đi ngoài.
Đa phần các trường hợp ăn sáng xong đau bụng đi ngoài thường không gây ra ảnh hưởng nghiêm trọng. Tuy nhiên, nên gặp bác sĩ điều trị khi xuất hiện các triệu chứng dưới đây:
- Tình trạng đau bụng đi ngoài kéo dài liên tục hơn 3 tuần không khỏi.
- Sau khi ăn xong là bị tiêu chảy liên tục trong vòng 3 ngày.
- Tiêu chảy nặng kèm sốt cao trên 38 độ.
- Đau bụng dữ dội, kèm theo những cơn đau ở trực tràng.
- Đi ngoài phân có màu đen sẫm và có lẫn máu.
- Cơ thể cảm thấy rất khát nước, thường xuyên bị chuột rút.
IBS Support Probiotic - Men vi sinh Life-space hỗ trợ giảm triệu chứng ruột kích thích là một công thức chế phẩm sinh học cao cấp, có chứa 3 chủng lợi khuẩn kết hợp với kẽm, giúp hỗ trợ hệ tiêu hóa khỏe mạnh, ngăn ngừa các triệu chứng đường ruột kích thích như đau bụng, táo bón, đầy hơi, chướng bụng,...
Sản phẩm dùng cho người trưởng thành, uống mỗi ngày 1 viên với nước hoặc sử dụng theo sự chỉ định của bác sĩ.
Bowel Biotic là một loại probiotic đa chủng cao cấp, với hơn 500 vi khuẩn có lợi khác nhau, trong đó, lợi khuẩn Bifidobacterium gấp 100 lần so với Lactobacillus trong đường ruột.
Sản phẩm hỗ trợ làm giảm triệu chứng táo bón, giúp cho hệ tiêu hóa hoạt động khỏe mạnh. Ngoài ra, Bowel Biotic còn giúp tăng cường hệ vi sinh vật đường ruột khỏe mạnh.
Đối tượng sử dụng sản phẩm Bowel Biotic là người trưởng thành, uống 1 viên mỗi ngày hoặc theo sự chỉ định của bác sĩ.
Men vi sinh Life-space Broad Spectrum Probiotic dành cho người lớn là một loại men vi sinh đa chủng cao cấp có chứa hơn 32 tỷ CFU và 15 chủng lợi khuẩn giúp cân bằng hệ vi sinh vật đường ruột, hỗ trợ nhu động ruột và duy trì hệ tiêu hóa hoạt động khỏe mạnh.
Đối tượng sử dụng sản phẩm:
- Người lớn bị đau bụng do ăn uống không hợp vệ sinh và táo bón.
- Người bệnh có vấn đề về đường tiêu hóa ở trạng thái nhẹ.
Liều lượng sử dụng theo sự chỉ định của bác sĩ hoặc uống 1 viên mỗi ngày với nước.
Đau bụng đi ngoài thường gặp phải khi hệ tiêu hóa bị tổn thương. Nếu tình trạng này kéo dài, bạn có thể đang gặp vấn đề bệnh lý về đường ruột. Các loại thuốc được sử dụng phổ biến điều trị triệu chứng này như thuốc giảm đau và chống co thắt, thuốc trị tiêu chảy, kháng sinh,...
Nếu bị tiêu chảy cấp, mất nhiều nước, rối loạn điện giải, người bệnh nên bổ sung nhiều nước và chất điện giải. Bên cạnh đó, bạn nên dùng nước đun sôi để nguội hoặc sử dụng dung dịch Oresol theo đúng hướng dẫn.
Khi sử dụng thuốc tây, bạn cần tham khảo ý kiến của bác sĩ để được tư vấn loại thuốc và liều lượng phù hợp, tránh lạm dụng quá nhiều có thể gây ra các tác dụng phụ như hoa mắt, chóng mặt, buồn nôn, mất cân bằng hệ vi sinh đường ruột, thậm chí là nhiều biến chứng nguy hiểm khác.
Bên cạnh việc sử dụng thuốc tây theo đơn của bác sĩ, người bệnh có thể áp dụng cách chữa đau bụng đi ngoài sau khi ăn bằng các bài thuốc dân gian như:
- Lá ổi: Lấy khoảng 5 - 7 lá ổi non, rửa sạch và dùng với muối trắng, 2 - 3 lần/ngày hoặc bạn có thể lấy 10g lá ổi sắc với 2 bát nước, mỗi lần uống 1 chén nhỏ, có tác dụng giảm đi ngoài rất hiệu quả.
- Gừng: Dùng 100g gừng tươi, 5g chè khô đun với 800ml nước cho tới khi còn ⅔ phần nước. Sau đó, cho vào 15ml giấm gạo, chia thành 3 phần uống trong ngày.
- Lá mơ: Lấy 100g lá mơ tía, rửa sạch, ngâm trong nước muối pha loãng khoảng 5 phút rồi vớt ra. Sau đó, giã nhỏ lá mơ cho vào bát, đập 1 quả trứng gà, thêm một ít muối rồi trộn đều và hấp chín, sử dụng 2 lần/ngày.
Xem thêm:
Top 5 loại men trị táo bón hiệu quả và tốt nhất hiện nay
Tham khảo cách xử lý khi trẻ sơ sinh đi ngoài có bọt
Để phòng tránh tình trạng trên, bạn cần lưu ý xây dựng chế độ ăn uống, sinh hoạt lành mạnh để bảo vệ hệ tiêu hóa khỏe mạnh, tránh khỏi những tác nhân gây hại, cụ thể:
- Bổ sung đầy đủ nước, tránh tình trạng mất nước, đặc biệt là vào mùa hè.
- Hạn chế ăn quá nhiều rau sống, giá đỗ, thực phẩm tanh sống hoặc thức ăn lạ.
- Thực hiện ăn chín uống sôi, ăn chậm nhai kỹ và sử dụng thực phẩm an toàn.
- Thường xuyên sử dụng sữa chua trong bữa ăn để cải thiện hệ tiêu hóa.
- Đối với những người bị đau dạ dày và mắc hội chứng ruột kích thích chỉ nên ăn đồ ăn mềm, lỏng, dễ tiêu hóa và chia nhỏ các bữa ăn. Ngoài ra, cần kiêng các loại thực phẩm nhiều dầu mỡ, đồ uống có ga và chất kích thích.
- Khi bị đau bụng, nên thực hiện massage bụng theo chiều kim đồng hồ để kích thích cảm giác đi đại tiện.
- Thường xuyên luyện tập thể thao để tăng sức đề kháng cho cơ thể.
- Luôn giữ tâm lý thoải mái, kết hợp nghỉ ngơi hợp lý để tránh stress khiến bệnh trở nên nặng hơn.
Qua bài viết trên, Life-Space đã giải đáp những vấn đề về tình trạng ăn xong bị đau bụng đi ngoài cũng như đưa ra những phương pháp điều trị hiệu quả. Hy vọng những chia sẻ trên sẽ mang đến những thông tin hữu ích giúp bạn tìm ra được cách điều trị tốt nhất giúp bảo vệ hệ tiêu hóa luôn được khỏe mạnh.