Đi ngoài là hiện tượng khiến cơ thể mệt mỏi, suy nhược gây ảnh hưởng đến chất lượng công việc và cuộc sống. Khi bị đi ngoài, bên cạnh điều trị bằng thuốc thì chế độ ăn uống cũng góp phần quan trọng giúp tình trạng bệnh cải thiện hơn. Cùng Life-Space tìm hiểu đi ngoài không được ăn gì và nên ăn gì để nhanh phục hồi.
Khi bị bệnh thì chế độ ăn uống hợp lý đóng vai trò rất lớn trong quá trình phục hồi. Đối với người bệnh bị đi ngoài, một số món ăn, đồ uống có thể khiến tình trạng bệnh trở nên nghiêm trọng hơn. Do đó, người bệnh bị đi ngoài nên kiêng ăn những thực phẩm sau:
Bên trong một số món ăn không đảm bảo vệ sinh như đồ ăn tái sống, tiết canh,... có rất nhiều vi khuẩn có hại, ký sinh trùng. Người bị bệnh lúc này bụng đang yếu nên tránh ăn những thực phẩm này vì có thể khiến tình trạng đi ngoài thêm nặng hơn.
Những thực phẩm có chứa nhiều đường như socola, bánh kẹo, bánh kem, nước ngọt,.. khi nạp vào cơ thể sẽ làm tăng lượng insulin trong máu. Từ đó, làm nghiêm trọng thêm tình trạng bệnh đi ngoài.
Các thực phẩm chứa nhiều chất xơ gây đầy hơi được bác sĩ khuyến cáo nên tránh ăn khi bị bệnh đi ngoài. Bao gồm những loại rau khó tiêu như bắp cải, măng, giá đỗ,...
Những thức ăn được chiên, xào thường có hương vị thơm ngon nhưng lại mang hàm lượng chất béo cao, dễ gây nên những cơn co thắt ruột, làm tình trạng bệnh thêm nặng hơn.
Những thực phẩm cay nóng sẽ gây kích thích đến đường ruột và niêm mạc dạ dày. Vì thế, bạn nên tránh ăn những thực phẩm này khi đang bị bệnh.
Lượng carbohydrate có trong bia rượu rất cao, dễ lên men trong ruột gây đầy hơi, đi ngoài. Do đó, để cải thiện tình trạng bệnh thì bạn hãy tránh xa những loại đồ uống này.
Sữa động vật và các sản phẩm từ sữa như pho mát, bơ chứa chất lactose gây đầy bụng, khó tiêu. Khi đang bị bệnh đi ngoài bạn nên tránh sử dụng nhóm thực vật này.
Khi bị đi ngoài, bạn nên lựa chọn ăn những thực phẩm tốt cho hệ tiêu hóa để bù lại chất dinh dưỡng hao hụt, giảm các triệu chứng khó chịu, mệt mỏi. Vậy để biết ăn gì tốt cho sức khỏe khi bị đi ngoài, bạn hãy tham khảo các thực phẩm sau đây:
Bổ sung các nhóm thực phẩm nhiều tinh bột như bánh mì, yến mạch, khoai lang, các loại đậu,... hỗ trợ cho tiêu hóa trở nên dễ dàng hơn.
Cháo có thể chế biến từ nhiều nguyên liệu khác nhau như gà, thịt, cá, hàu,... cung cấp nhiều dinh dưỡng cho người bệnh đồng thời giúp người bệnh dễ tiêu hóa và hấp thu nhanh chóng. Ăn cháo cũng là cách để bù nước hiệu quả khi bị bệnh tiêu chảy.
Thực phẩm chứa đạm phải kể đến như thịt gà, thịt bò, trứng, đậu nành,... Đây là những thực phẩm tuyệt vời cho người bệnh, không chỉ cung cấp protein mà còn dễ tiêu hóa phù hợp với những người đang bị đi ngoài nhiều lần.
Có một số loại thực phẩm nhiều chất xơ, nhiều bã như bắp cải không phù hợp cho người bị đi ngoài. Tuy nhiên, vẫn có một số loại rau xanh, hoa quả khác ít bã, dễ tiêu hóa mà không kích thích đường ruột. Bao gồm như cần tây, rau mồng tơi, chuối, táo, khoai lang,...
Trái cây chứa nhiều vitamin, không chỉ tốt cho sức khỏe mà còn làm dịu dạ dày và hỗ trợ cải thiện tình trạng đi ngoài rất hiệu quả.
Trong sữa chua có các loại men vi sinh có lợi cho đường ruột, giúp khắc phục các triệu chứng khó chịu ở bao tử, điều tiết phân lỏng và hỗ trợ điều trị tình trạng tiêu chảy do nhiễm trùng.
Trong cà rốt có thành phần Pectin, khi đi vào ruột có thể trương nở tương tự như một dạng keo giúp làm dịu nhu động ruột. Vì vậy ăn, uống củ cà rốt có thể cải thiện được tình trạng tiêu chảy.
Cách dùng: Ép cà rốt lấy nước, đun sôi và thêm muối vào để uống. Bạn có thể nấu cháo với cà rốt cũng là một cách giúp giảm đi ngoài hiệu quả
Lá mơ có vị đắng, tính mát và có công dụng sát khuẩn, tiêu viêm hiệu quả. Vì vậy, nếu bị đau bụng đi ngoài, bạn có thể sử dụng lá mơ lông tím để ăn hoặc uống.
Cách dùng: Chắt lấy nước uống hoặc có thể hấp lá cùng trứng gà để ăn.
Trong dân gian, người ta thường lấy lá ổi để chữa tiêu chảy cho cả người lớn và trẻ em, bởi lá ổi có vị chát, lành tính.
Cách dùng: Hái búp ổi non, rửa sạch, nấu cùng nước để uống.
Life Space Broad Spectrum Probiotic là một loại men vi sinh đa chủng, chứa 15 chủng vi khuẩn có lợi, cũng như 32 tỷ CFU/ viên nang để hỗ trợ cho một hệ tiêu hóa khỏe mạnh.
Sản phẩm dành cho người lớn, uống 1-2 viên mỗi ngày với nước hoặc theo chỉ dẫn riêng của chuyên gia chăm sóc sức khỏe của bạn.
Hướng dẫn bảo quản:
Life-Space Probiotic Powder for Children chứa tới 15 chủng vi khuẩn có lợi, hỗ trợ cho một hệ tiêu hóa khỏe mạnh cũng như 10 tỷ CFU/gram. Bên cạnh đó, sản phẩm còn giúp cải thiện sự biếng ăn của trẻ, thúc đẩy trẻ phát triển và tăng trưởng tự nhiên.
Sản phẩm dành cho trẻ từ 3-12 tuổi, mỗi ngày dùng 2gr (2 muỗng) hoặc theo chỉ định riêng của bác sĩ. Khi dùng, bạn cho bột vào nước ấm và khuấy đều để bột tan hoàn toàn, sau đó dùng ngay. Lưu ý nên sử dụng muỗng đi kèm để đong bột, 1gr = 1 muỗng.
Hướng dẫn bảo quản:
Để biết thêm chi tiết sản phẩm và cách mua hàng men vi sinh Life-Space, bạn có thể tham khảo website chính thức lifespace.com.vn hoặc mua tại các kênh phân phối chính hãng như ConCung, Medicare, Shopee Mall và LazMall.
Khi bị đi ngoài, ảnh hưởng lớn nhất là bị mất nước nhiều khiến cơ thể suy nhược, mệt mỏi. Việc bổ sung nước là điều rất cần thiết trong giai đoạn này. Ngoài nước lọc, bạn có thể uống thêm nhiều loại nước trái cây để bổ sung chất khoáng và chất điện giải cho cơ thể
Cam chứa lượng vitamin C dồi dào có thể hỗ trợ tăng sức đề kháng, tăng cường hệ miễn dịch cho đường ruột và bù chất điện giải đã mất.
Tuy nhiên, cũng không nên uống quá 2 ly nước cam/ngày.
Nước dừa rất giàu khoáng chất và chất điện giải, có tác dụng rất tốt trong việc ngăn ngừa mất nước khi đi ngoài nhiều. Ngoài ra, nước dừa còn có thể loại bỏ các chất độc hại, giúp cơ thể hồi phục nhanh chóng.
Lưu ý không nên uống nước dừa khi đói bụng.
Bạn không nên uống sữa và các sản phẩm từ sữa như phô mai, bơ, váng sữa,... khi bị đi ngoài. Bởi trong sữa có chứa đường lactose gây khó tiêu, gây nên tình trạng đầy bụng và khiến việc đi ngoài trở nên khó khăn hơn.
Bạn có thể sử dụng các sữa hạt như sữa ngũ cốc, sữa macca, sữa hạnh nhân để uống thay thế.
Khi bị tiêu chảy, khả năng hấp thu chất béo, đường, đạm của cơ thể bị suy giảm. Trong trứng gà lại chứa lượng chất béo và protein khá cao. Vì thế nếu ăn trứng gà có thể làm quá tải cơ năng nhu động ruột, làm bệnh trở nên nghiêm trọng hơn. Như vậy, khi bị đi ngoài bạn nên tránh ăn trứng gà.
Chuối chứa nhiều chất xơ, giúp đẩy phân và cải thiện nhu động ruột rất tốt. Thành phần Pectin có trong chuối cũng giúp hấp thu dịch thừa trong ruột, giúp phân thành khuôn và cải thiện được tình trạng tiêu chảy.
Xem thêm:
Tổng hợp top 7+ loại nước uống tăng sức đề kháng hiệu quả
Mách bạn 7+ loại vitamin tăng sức đề kháng an toàn, hiệu quả
Một số nguyên tắc cần lưu ý khi chăm sóc người bệnh bị đi ngoài nhiều lần:
Ngoài việc quan tâm đến chế độ ăn uống, người bệnh cần phải nghỉ ngơi đầy đủ, giữ tinh thần vui vẻ, lạc quan, thư giãn.
Trên đây là một số giải đáp cho thắc mắc đi ngoài kiêng ăn, nên ăn gì và những lưu ý khi chăm sóc người bệnh đi ngoài. Life-Space hy vọng những thông tin này sẽ hữu ích cho bệnh tình của bạn.