Đi ngoài ra máu có thể là một hiện tượng táo bón bình thường hoặc là dấu hiệu của các bệnh lý nguy hiểm như viêm dạ dày, ung thư, xuất huyết tiêu hóa,... Vì thế mà việc biết nguyên nhân dẫn đến đại tiện ra máu có ý nghĩa quan trọng trong quá trình tìm biện pháp khắc phục kịp thời và tốt nhất. Hãy cùng Life-Space tìm hiểu kỹ hơn về hiện tượng đi ngoài ra máu trong bài viết dưới đây.
Đi ngoài ra máu là tình trạng đi ngoài trong phân có chứa lẫn máu hoặc máu ở cuối phân. Tùy vào từng loại bệnh khác nhau mà phân sẽ có màu đỏ tươi, đỏ thẫm hay là thâm đen. Việc đi ngoài ra máu do táo bón có thể tự khỏi, thế nhưng nó cũng có thể do một vài bệnh lý nguy hiểm khác gây ra.
Các nguyên nhân gây bệnh trĩ thường gặp: Đi vệ sinh lâu, thiếu chất xơ, rặn mạnh khi đi ngoài, căng thẳng kéo dài, táo bón mãn tính, béo phì hoặc phụ nữ đang trong thai kỳ... Người mắc bệnh trĩ thường gặp hiện tượng chảy máu khi đi ngoài. Do đó, người bệnh cần bổ sung chất xơ, ngâm hậu môn trong nước ấm, điều trị nội khoa hoặc phẫu thuật loại bỏ trĩ.
Các lỗ rò xuất hiện giữa hậu môn và trực tràng hoặc da và hậu môn. Đây là hiện tượng rò ống tiêu hóa, sự thoát ra bất thường của dịch tiêu hóa, mũ hoặc máu ra khỏi cơ thể, dẫn đến đi ngoài ra máu. Khi gặp tình trạng này, người bệnh cần được điều trị bằng phương pháp phẫu thuật và dùng thuốc kháng sinh.
Khi các mô của hậu môn, trực tràng hay ruột già bị rách và chảy máu sẽ xảy ra hiện tượng đi ngoài ra máu. Do đó, người bệnh cần bổ sung thêm chất xơ để cải thiện tình trạng bệnh hoặc điều trị bằng phẫu thuật nếu bệnh tình nặng.
Túi thừa đại tràng là những túi nhỏ phình ra ở thành đại tràng, khi những túi này bị viêm hay viêm nhiễm được gọi là viêm túi thừa. Viêm túi thừa thường gặp ở những người ăn ít rau, củ, quả. Nếu túi thừa chảy máu sẽ dẫn đến đi ngoài ra máu.
Tùy vào bệnh nặng hay nhẹ mà tình trạng này có thể kéo dài liên tục, bị gián đoạn hoặc tự ngưng. Nếu tình trạng bệnh nặng bệnh nhân cần phải phẫu thuật để điều trị.
Các nguyên nhân gây viêm trực tràng, đại tràng: mắc hội chứng ruột kích thích, bệnh Crohn, quan hệ tình dục qua đường hậu môn, nhiễm khuẩn hoặc ký sinh trùng, táo bón, do ảnh hưởng của xạ trị, hóa trị, uống nhiều rượu bia,...
Nguy cơ nhiễm trùng, viêm hậu môn, viêm trực tràng sẽ tăng cao nếu quan hệ tình dục qua đường hậu môn. STis có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau như vi khuẩn, virus hay nấm,... Tùy vào lý do xuất hiện triệu chứng sẽ có cách khắc phục phù hợp như sử dụng các loại thuốc kháng sinh, thuốc chống virus, chống nấm tương ứng.
Sa trực tràng là tình trạng một phần hay toàn bộ trực tràng bị lộn lại và chui ra ngoài lỗ hậu môn, gây đau bụng dưới và chảy máu khi đi ngoài. Người bệnh cần được phẫu thuật để điều trị khi mắc bệnh này.
Polyp là những khối u lồi trong lòng ruột già do sự tăng sinh quá mức của niêm mạc ruột già. Nếu khối u này hình thành ở lớp lót của đại trực tràng, người bệnh sẽ bị kích ứng, viêm và chảy máu khi đi ngoài.
Đi ngoài ra máu là một trong những biểu hiện của ung thư đại tràng hoặc ung thư trực tràng. Ngoài ra, ung thư đại trực tràng còn có các dấu hiệu sau: cơ thể mệt mỏi, đầy bụng, buồn nôn, đau bụng, táo bón, giảm cân đột ngột, tiểu không tự chủ, thay đổi thói quen đại tiện, phân dẹt và lỏng, tiểu buốt, ...
Xuất huyết tiêu hóa (chảy máu tiêu hóa) xảy ra khi máu thoát ra khỏi lòng mạch và chảy vào ống tiêu hóa. Tình trạng có thể gặp ở bất kỳ đoạn nào của đường tiêu hóa.
Viêm dạ dày ruột là hiện tượng lớp niêm mạc dạ dày, ruột non cũng như đại tràng bị viêm và hầu như đều do nhiễm trùng. Khi đó, bệnh nhân cần bù chất lỏng, dùng các loại thuốc kháng sinh, thuốc kháng virus,... để cải thiện tình trạng.
Thông thường, đi ngoài ra máu có thể tự khỏi mà không cần đi đến bác sĩ. Tuy nhiên nếu người bệnh gặp tình trạng này trong thời gian dài và cảm thấy đau đớn khi đi ngoài thì cần đến các cơ sở khám chữa bệnh uy tín để được tư vấn phương pháp điều trị thích hợp và kịp thời.
Nếu là trẻ em gặp tình trạng đi ngoài ra máu, phụ huynh cần dắt trẻ đi khám ngay. Sau đây là các dấu hiệu cho thấy người bệnh cần đi khám:
Sau khi khám chữa bệnh, người bệnh cần dùng thuốc theo phác đồ của bác sĩ, đồng thời điều chỉnh chế độ ăn uống, sinh hoạt cho phù hợp:
Hướng dẫn cách phân biệt men vi sinh và men tiêu hoá dễ dàng
Đau bụng buồn nôn đi ngoài là dấu hiệu của bệnh gì?
Hiện tượng chảy máu khi đi ngoài cần được phát hiện và khắc phục kịp thời, tránh để xảy ra nhiều biến chứng gây nguy hiểm cho sức khỏe. Bên cạnh việc liên hệ với cơ sở y tế để thăm khám, bạn có thể tham khảo các sản phẩm men vi sinh hỗ trợ tiêu hóa của Life-Space, gồm Children IBS Support Probiotic, chuyên dùng cho trẻ từ 3 đến 12 tuổi và IBS Support Probiotic để hỗ trợ đường tiêu hóa được khỏe mạnh.
Nếu như bạn còn có thắc mắc hay có nhu cầu tìm mua sản phẩm men vi sinh hỗ trợ tiêu hóa thì hãy liên hệ với chúng tôi thông qua website lifespace.com.vn để được tư vấn tốt nhất.