Hội chứng ruột kích thích thường có những triệu chứng như đầy hơi, khó tiêu, táo bón, tiêu chảy, thay đổi thói quen đi ngoài,... xảy ra trong thời gian dài, làm cho người bệnh cảm thấy mệt mỏi và lo lắng. Vậy hội chứng ruột kích thích có nguy hiểm không, nguyên nhân gây bệnh và cách phòng ngừa như thế nào? Hãy cùng Life-Space giải đáp thắc mắc qua bài viết sau đây.
I. Hội chứng ruột kích thích là bệnh lý gì?
Hội chứng ruột kích thích còn có tên gọi khác là viêm đại tràng co thắt, viêm đại tràng mãn tính, viết tắt là IBS - Irritable Bowel Syndrome. Đây là bệnh lý phổ biến, liên quan đến rối loạn chức năng đại tràng, làm cho người bệnh cảm thấy khó chịu và lo lắng.
II. Các nguyên nhân chủ yếu gây nên hội chứng ruột kích thích
Có nhiều yếu tố dẫn đến hội chứng ruột kích thích, tuy nhiên có thể kể đến các nguyên nhân cơ bản sau:
- Chế độ ăn uống: cơ thể bị dị ứng với thức ăn hoặc sử dụng các đồ ăn ôi thiu, quá hạn sử dụng.
- Tâm lý: người hay lo lắng suy nghĩ hoặc bị tình trạng căng thẳng kéo dài cũng dễ mắc hội chứng ruột kích thích.
- Hệ tiêu hóa kém, thường xuyên chịu những thay đổi bất thường và sự phối hợp hoạt động giữa ruột và hệ thần kinh kém hiệu quả cũng là nguyên nhân gây bệnh.
- Sự thay đổi nội tiết tố cũng là nguyên nhân khiến cho nguy cơ mắc hội chứng ruột kích thích ở nữ giới cao hơn so với nam giới, các triệu chứng của bệnh thường tăng lên trước, trong và sau thời kỳ kinh nguyệt.
III. Một số triệu chứng phổ biến khi mắc hội chứng ruột kích thích
Triệu chứng thường gặp khi mắc hội chứng ruột kích thích có thể kể đến như:
- Đau bụng: sau bữa ăn, người bệnh thường cảm thấy đau bụng, đặc biệt là vùng bụng dưới, có thể giảm đau bằng cách đi đại tiện, tuy nhiên cơn đau có thể tái phát nặng hơn.
- Thường có cảm giác đầy hơi, chướng bụng vào buổi trưa và giảm vào buổi tối khi đi ngủ.
- Xuất hiện xen kẽ tình trạng táo bón và tiêu chảy, gây nên cảm giác khó chịu.
Các triệu chứng trên lặp đi lặp lại nhiều lần, tuy nhiên, nếu người bệnh bị sút cân nhanh, sốt, đi đại tiện phân đen và có máu tươi,... thì nên đến ngay các cơ sở y tế để được theo dõi và điều trị kịp thời.
IV. Đối tượng nào có nguy cơ cao mắc hội chứng ruột kích thích?
Người có nguy cơ cao mắc hội chứng ruột kích thích bao gồm:
- Người dưới 45 tuổi.
- Tỷ lệ mắc hội chứng ruột kích thích ở nữ giới cao hơn nam giới.
- Có tiền sử mắc các bệnh đường ruột hoặc do gen di truyền.
- Người thường xuyên suy nghĩ, lo lắng và bị căng thẳng trong thời gian dài.
V. Hội chứng kích thích ruột có nguy hiểm cho người bệnh không?
Nếu người bệnh mắc hội chứng ruột kích thích trong thời gian dài, dễ xảy ra các hậu quả sau:
- Xảy ra tình trạng ứ đọng phân trong ruột già do táo bón lâu ngày, dễ gây tổn thương ruột kết, buồn nôn và đau đầu.
- Người bệnh cần hạn chế các loại thực phẩm chứa nhiều chất béo, socola, rượu bia, sữa,... vì dễ làm tăng triệu chứng bệnh lý, do đó dễ dẫn đến tình trạng không cung cấp đủ dinh dưỡng và gây suy nhược cơ thể.
- Tăng nguy cơ mắc bệnh trĩ: có khoảng 18 - 23% người mắc hội chứng ruột kích thích gặp các vấn đề về bệnh trĩ.
- Gây ảnh hưởng trong quá trình mang thai: trong thai kỳ, sự thay đổi nội tiết tố và sự phát triển của thai nhi có thể làm tăng triệu chứng của hội chứng ruột kích thích. Nhiều trường hợp mẹ bầu ngưng sử dụng thuốc để đảm bảo an toàn cho bé, tuy nhiên điều này sẽ làm xuất hiện các cơn ợ chua và gây ra cảm giác khó chịu.
- Làm giảm chất lượng cuộc sống: việc kéo dài các triệu chứng của hội chứng ruột kích thích dễ khiến cho người bệnh căng thẳng, mất ngủ, lo âu và là nguyên nhân dẫn đến các bệnh lý khác.
VI. Cách điều trị và phòng ngừa hội chứng ruột kích thích hiệu quả
1. Dùng thuốc
- Thuốc điều trị táo bón: được chỉ định sử dụng khi người bệnh bị táo bón nặng, ngoài ra còn có thể sử dụng các thực phẩm bổ sung chất xơ, vitamin, thuốc nhuận tràng thẩm thấu hoặc nhuận tràng kích thích.
- Thuốc tiêu chảy: có thể kể đến như cholestyramine, loperamid,... giúp người bệnh kiểm soát tình trạng tiêu chảy.
- Các loại thuốc giảm đau, thuốc kháng acetylcholin: giúp giảm các cơn đau co thắt ở ruột, được kê đơn khi người bệnh bị táo bón xen kẽ tiêu chảy.
2. Xây dựng lối sống khoa học và chế độ ăn uống hợp lý
- Xây dựng thói quen sinh hoạt đều đặn: bạn cần sắp xếp thời gian làm việc và nghỉ ngơi hợp lý, có thực đơn ăn uống khoa học.
- Hạn chế sử dụng các thực phẩm chứa nhiều chất béo như thức ăn chiên xào, bơ, kem,... vì dễ làm nặng thêm các vấn đề về đường ruột.
- Chọn lựa và tập luyện các bài thể dục thể thao phù hợp với thể trạng, kiên trì tập luyện đều đặn 30 phút/ngày.
- Không nên lạm dụng các loại thuốc nhuận tràng và thuốc điều trị tiêu chảy, để tránh gây ra những tác dụng phụ đối với hệ tiêu hóa.
- Uống đủ nước: tùy vào nhu cầu cơ thể mà bạn nên bổ sung từ 1.5 - 2 lít nước mỗi ngày. Hạn chế sử dụng các loại nước uống có ga, có cồn,... vì dễ làm tăng các triệu chứng đầy hơi, tiêu chảy.
3. Bổ sung men vi sinh
Sử dụng men vi sinh Life-Space để tăng cường sức đề kháng và cải thiện chức năng hệ tiêu hóa
Ngoài ra, bạn cũng có thể sử dụng thêm các thực phẩm bổ sung men vi sinh để hỗ trợ tiêu hóa và tăng cường sức đề kháng. Hiện nay, các sản phẩm men vi sinh Life-Space được các chuyên gia khuyên dùng, đặc biệt là 2 dòng sản phẩm Children IBS Support Probiotic dành cho trẻ từ 3 - 12 tuổi và Double Strength cho người lớn, giúp bổ sung hàng tỷ lợi khuẩn cho đường ruột.
Sản phẩm được điều chế với công thức đặc biệt, chứa 3 chủng lợi khuẩn kết hợp với 21 tỷ CFU/gam giúp giảm các triệu chứng liên quan đến hội chứng ruột kích thích hiệu quả, đồng thời tạo lớp bảo vệ cho niêm mạc đường ruột và cân bằng hệ vi sinh trong cơ thể.
Bạn có thể tìm mua sản phẩm Life-Space chính hãng tại các đơn vị phân phối:
Hội chứng ruột kích thích kéo dài tuy không gây nguy hiểm nghiêm trọng, nhưng sẽ làm giảm chất lượng cuộc sống và ảnh hưởng đến tinh thần người bệnh. Life-Space hy vọng bài viết sẽ giúp bạn có thêm thông tin về nguyên nhân, triệu chứng cũng như cách phòng ngừa hội chứng ruột kích thích, từ đó xây dựng lối sống lành mạnh và chọn lựa cho mình sản phẩm bảo vệ sức khỏe phù hợp.