Ngoài môi trường tự nhiên, trong cơ thể sinh vật đều tồn tại cả những vi khuẩn có lợi và vi khuẩn có hại. Trong đó, hệ tiêu hóa là hệ cơ quan điển hình cho sự cân bằng giữa lợi khuẩn và hại khuẩn. Khi hệ cân bằng này bị phá vỡ, cơ thể sẽ xuất hiện các triệu chứng của loạn khuẩn đường ruột như tiêu chảy, táo bón, đầy hơi và kén ăn. Vậy lợi khuẩn là gì, vai trò và các nguồn cung cấp lợi khuẩn từ đâu? Hãy đọc ngay bài viết dưới đây của Life-Space để cùng tìm hiểu.
Lợi khuẩn bao gồm một nhóm những vi khuẩn hoặc nấm men có lợi, sống trong cơ thể con người. Lợi khuẩn đem tới nhiều lợi ích tốt cho sức khỏe, chẳng hạn như giúp ức chế các hại khuẩn, cân bằng hệ vi sinh vật đường ruột,.... Chính vì vậy, việc bổ sung lợi khuẩn cho cơ thể là rất quan trọng.
Men vi sinh còn có tên gọi khác là probiotic. Đây là chế phẩm có chứa các vi sinh vật có lợi, có tác dụng cân bằng hệ tạp khuẩn ruột trong hệ tiêu hoá và mang lại lợi ích cho sức khỏe.
Vi khuẩn Lactobacillus tồn tại tự nhiên trong miệng, ruột non và âm đạo. Loài vi khuẩn này tạo ra enzyme lactase, có chứng năng thúc đẩy quá trình tiêu hóa đường lactose, đồng thời tạo ra axit lactic giúp kiểm soát những vi khuẩn có hại.
Lợi khuẩn Bifidobacterium thuộc loại hô hấp kỵ khí, chiếm tới 99,9% tổng số lợi khuẩn của ruột già. Trong đường ruột, lợi khuẩn này tạo ra axit lactic và các axit béo chuỗi ngắn, giúp ức chế sự phát triển của vi khuẩn có hại, từ đó hỗ trợ hệ thống miễn dịch. Lợi khuẩn Bifidobacterium thường được ứng dụng trong các loại thực phẩm sạch và chất dinh dưỡng bổ sung.
Xem thêm: [Giải đáp] Có nên bổ sung lợi khuẩn cho người lớn hay không?
Saccharomyces boulardii là một loại nấm men vi sinh có tác dụng giảm các triệu chứng rối loạn tiêu hóa cũng như cân bằng hệ vi sinh đường ruột hiệu quả. Hiện nay, các nhà nghiên cứu đã tìm thấy loại nấm men này trong tự nhiên trên quả vải và măng cụt.
Lợi khuẩn giúp điều hòa hệ vi sinh vật đường ruột, tăng cường hấp thu dưỡng chất, cân bằng lượng đường huyết và insulin.
Đặc biệt, khi cơ thể không thể tiêu hoá hết thực phẩm, những chất xơ hòa tan hay còn gọi là prebiotic sẽ trở thành nguồn thức ăn cho các lợi khuẩn, giúp chúng phát triển và hoạt động hiệu quả hơn trong cơ thể. Prebiotics có trong các thực phẩm như tỏi, tỏi tây, hành tây, măng tây và các loại rau có chứa nhiều chất xơ tốt cho sức khỏe.
Nguyên nhân chủ yếu gây biếng ăn ở trẻ là do hệ tiêu hóa bị suy yếu. Sau khi bị rối loạn tiêu hóa hoặc phải sử dụng nhiều kháng sinh trong khoảng thời gian bị ốm, hệ cân bằng vi sinh đường ruột của trẻ lúc này bị phá vỡ khiến trẻ hấp thu kém, suy dinh dưỡng và cơ thể sẽ hình thành cơ chế biếng ăn để không phải nạp thêm thực phẩm.
Mặc khác, rối loạn tiêu hóa có thể khiến cơ thể trẻ bị thiếu chất đạm, vitamin và khoáng chất cần thiết,... dẫn đến tình trạng biếng ăn ở trẻ trở nên nặng hơn, khiến trẻ bị suy dinh dưỡng. Lúc này, bố mẹ nên bổ sung thêm lợi khuẩn cho bé để cải thiện chứng biếng ăn, từ đó giúp trẻ ăn ngon và hấp thu dưỡng chất tốt hơn.
Theo một số nghiên cứu khoa học, những người sử dụng men vi sinh có thể khỏi bệnh nhanh hơn và giảm 34% các triệu chứng của cảm lạnh so với những người không sử dụng.
Trong môi trường axit của dịch vị dạ dày, lợi khuẩn trong men vi sinh sẽ bị tiêu diệt đáng kể, khiến số lượng lợi khuẩn còn sống sót để đi đến ruột non rất thấp, không đủ để chúng có thể phát huy tác dụng.
Để khắc phục tình trạng này, các chuyên gia y tế đã nghiên cứu và tìm ra men vi sinh có chứa bào tử lợi khuẩn. Bào tử lợi khuẩn là những vi khuẩn sống, tồn tại dưới dạng bào tử. Lõi bào tử là nhiễm sắc thể ở trạng thái bị nén chặt và bất động.
Các lớp vỏ xung quanh lõi bào tử có chứa nhiều protein, peptidoglycan và các loại enzyme khác nhau được xếp thành từng lớp, giúp bảo vệ phần lõi khỏi các tác động của enzyme, axit dạ dày, dung môi, nhiệt độ cao và thuốc kháng sinh.
Do vậy, khi đi qua dạ dày, bào tử lợi khuẩn có khả năng sống sót cao hơn các lợi khuẩn thông thường. Khi đi đến ruột non, bào tử lợi khuẩn sẽ nảy mầm và phát triển thành tế bào trưởng thành nhanh chóng.
Trong một số trường hợp, người dùng có thể bị đầy hơi, chướng bụng hoặc tiêu chảy sau khi sử dụng chất bổ sung probiotic lần đầu. Nguyên nhân của tình trạng này là do sự thay đổi đột ngột trong hệ vi sinh vật đường ruột làm chúng sinh ra nhiều khí hơn trong cơ thể.
Tình trạng này sẽ nhanh chóng chấm dứt sau vài ngày nên bạn không cần phải can thiệp bằng bất kỳ loại thuốc nào. Tuy nhiên, nếu các triệu chứng trên vẫn lặp lại trong các tuần tiếp theo, bạn nên đến gặp bác sĩ để tìm hiểu nguyên nhân và tiếp nhận điều trị trong trường hợp cần thiết.
Tuỳ vào nhiều nguyên nhân khác nhau mà việc bổ sung lợi khuẩn probiotic có thể gây phát ban hoặc ngứa ngáy. Y học hiện nay vẫn chưa có cách khắc phục hiệu quả tình trạng này. Tuy nhiên, nếu bạn mắc phải những triệu chứng trên, hãy thực hiện lần lượt các bước sau đây:
Nếu bạn bị dị ứng hoặc mắc chứng không dung nạp một số loại thực phẩm như đậu nành, trứng, gluten, sữa, đường,... thì cần phải cẩn thận khi lựa chọn chế phẩm bổ sung lợi khuẩn vì các phản ứng dị ứng có thể gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của bạn.
Để đảm bảo an toàn cho cơ thể, bạn cần tập thói quen kiểm tra danh sách thành phần trước khi sử dụng bất kỳ sản phẩm nào. Bên cạnh đó, nếu gặp các triệu chứng dị ứng, bạn nên ngưng sử dụng sản phẩm ngay lập tức và đến bệnh viện thăm khám nếu triệu chứng có xu hướng trở nặng.
Người đang mắc bệnh nặng hoặc có hệ miễn dịch yếu không nên sử dụng men vi sinh vì chúng có thể khiến cơ thể bị nhiễm khuẩn hoặc nấm từ chế phẩm, khiến tình trạng sức khỏe trở nên tệ hơn.
Do vậy, nếu sức đề kháng kém, bạn nên tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi áp dụng phương pháp bổ sung lợi khuẩn để tăng cường sức khỏe. Ngoài ra, nếu đang dùng thuốc kháng nấm, bạn không nên dùng men vi sinh cho đến khi tình trạng nhiễm trùng đường tiêu hóa được điều trị hoàn toàn.
Trong cơ thể, hệ vi sinh vật ở ruột non và ruột già không giống nhau. Tình trạng vi khuẩn đường ruột phát triển ngoài tầm kiểm soát xảy ra khi vi khuẩn từ ruột già bắt đầu phát triển ở ruột non.
Ruột già chứa nhiều vi khuẩn kỵ khí. Vi khuẩn này có thể tồn tại mà không cần oxy và sinh trưởng bằng cách lên men carbohydrate khó tiêu từ thực phẩm có nguồn gốc thực vật khi chúng đi qua đường ruột. Do đó, những vi khuẩn này khi sang ruột non sẽ kéo theo các triệu chứng như chướng bụng, đầy hơi, tiêu chảy, thậm chí gây ra chứng sương mù não và ảnh hưởng trí nhớ tạm thời.
Hiện nay, chưa có nghiên cứu nào chỉ rõ nguyên nhân khiến vi khuẩn đường ruột phát triển ngoài tầm kiểm soát. Tuy nhiên, một số giả thiết cho rằng đây là hệ quả từ hiện tượng giảm nhu động ruột.
Theo kết quả từ một nghiên cứu y khoa năm 2018, các triệu chứng quá phát vi khuẩn ruột non có xu hướng cải thiện khi người bệnh ngừng bổ sung lợi khuẩn và chuyển sang điều trị bằng kháng sinh. Vì vậy, nếu bạn rơi vào trường hợp này, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi chọn dùng men vi sinh để điều trị.
Trong một số trường hợp hiếm gặp, lợi khuẩn có thể chứa gene kháng sinh và chúng có thể truyền gene này cho nhiều chủng vi khuẩn khác, bao gồm cả nhóm vi khuẩn gây bệnh.
Do vậy, khi chọn mua chế phẩm bổ sung lợi khuẩn probiotic, bạn nên chọn những sản phẩm đến từ các thương hiệu chất lượng và uy tín vì họ sẽ có biện pháp hữu hiệu để ngăn chặn tình trạng này ngay từ đầu.
Xem thêm:
Tổng hợp các loại hạt giảm cân nhanh chóng và hiệu quả
Trẻ biếng ăn nên bổ sung gì giúp hấp thu dinh dưỡng tốt hơn?
Bài viết trên đây của Life-Space đã chia sẻ đến bạn những thông tin hữu ích về lợi khuẩn là gì cũng như chức năng và các nguồn cung cấp lợi khuẩn. Mong rằng sau khi đọc xong bài viết, bạn đã biết cách bổ sung lợi khuẩn an toàn để đảm bảo sức khỏe cho bản thân và gia đình.