Nhiễm khuẩn đường ruột là bệnh lý nguy hiểm thường gặp ở trẻ nhỏ, bởi nếu không được phát hiện cũng như điều trị kịp thời sẽ dễ tái lại và gây ra những biến chứng khó lường. Bài viết dưới đây, Life-Space sẽ cung cấp chi tiết thông tin về nguyên nhân, cách chăm sóc và phòng ngừa bệnh nhiễm khuẩn đường ruột ở trẻ.
Nhiễm khuẩn đường ruột hay còn gọi là nhiễm trùng đường tiêu hóa, là hiện tượng niêm mạc ruột bị các loại vi khuẩn như E.coli, Salmonella,... xâm nhập từ bên ngoài và tấn công, làm tổn thương đường ruột, dẫn đến bệnh tiêu chảy. Chính vì thế, nhiều chuyên gia còn gọi đây là bệnh tiêu chảy nhiễm khuẩn.
Khi trẻ bị nhiễm khuẩn đường ruột, ngoài triệu chứng chính là tiêu chảy, đi ngoài nhiều lần trong ngày thì sẽ xuất hiện một số biểu hiện điển hình như:
Đối với trẻ sơ sinh khi mắc bệnh nhiễm khuẩn đường ruột, các triệu chứng thường sẽ khó nhận biết. Bên cạnh việc đi ngoài nhiều lần, sốt cao… như trên thì trẻ sẽ hay quấy khóc, ít vui chơi, ngủ nhiều hơn bình thường. Vì thế, cha mẹ cần quan sát trẻ một cách cẩn thận, nếu trẻ có triệu chứng tiêu chảy kèm với các biểu hiện nêu trên thì nên đưa bé đến bệnh viện để kiểm tra kịp thời.
>>>> Nhiễm khuẩn đường ruột - Nguyên nhân & Cách khắc phục
Một trong những nguyên nhân chính dẫn đến bệnh nhiễm khuẩn đường ruột ở trẻ là do mất cân bằng hệ vi sinh trong đường ruột. Bởi trong đường ruột của trẻ bao gồm 85% lợi khuẩn và 15% vi khuẩn có hại hoạt động xen kẽ nhau, đảm bảo chức năng của hệ tiêu hóa hoạt động khỏe mạnh.
Tuy nhiên, khi có vi khuẩn gây hại xâm nhập và tấn công thì số lượng hại khuẩn tăng lên, làm mất cân bằng hệ vi sinh trong cơ thể, dẫn đến rối loạn tiêu hóa. Bên cạnh đó, cơ thể trẻ còn non nớt, chưa phát triển một cách toàn diện nên sức đề kháng yếu, dễ bị tấn công và gây hại bởi vi khuẩn, virus đến từ môi trường bên ngoài.
Các loại vi khuẩn này có thể ẩn nấp trong thức ăn, đồ chơi hay lây từ người bị bệnh sang. Dưới đây là một số vi khuẩn gây bệnh về đường ruột thường gặp đối với trẻ em:
Đây là loại vi khuẩn được chẩn đoán thường xuất hiện nhất, gây bệnh đường ruột ở trẻ. Khi xâm nhập vào cơ thể, E.coli sẽ tiết ra độc tố làm đau bụng, nôn mửa và tiêu chảy ra máu. Đường ruột của bé bị nhiễm trùng do E.coli có thể là do ăn phải đồ ăn không sạch sẽ, sử dụng nước bẩn hoặc tiếp xúc với người bệnh…
Khi vi khuẩn Salmonella xâm nhập vào cơ thể trẻ, chúng sẽ tiết ra loại độc tố làm tổn thương niêm mạc ruột, khiến trẻ đau quặn bụng, đi ngoài có máu… Nếu độc tố lan truyền đến hệ thần kinh sẽ làm nhiễm độc toàn thân. Thông thường, vi khuẩn Salmonella sẽ đi vào cơ thể trẻ thông qua thực phẩm chưa được nấu chín hay vệ sinh thân thể không sạch sẽ…
Với trẻ bị nhiễm khuẩn đường ruột do vi khuẩn Salmonella, ở mức độ nhẹ sẽ tự khỏi trong vòng 4 - 7 ngày mà không cần điều trị. Đối với trường hợp trẻ bị nặng sẽ có dấu hiệu như sốt, tay chân run rẩy, mặt đờ đẫn, ù tai, nhức đầu… thì cha mẹ nên đưa trẻ đến bệnh viện để chữa trị càng sớm càng tốt.
>>>> Trẻ đi ngoài ra máu - Nguyên nhân, dấu hiệu và cách xử lý
Đây là loại bệnh phổ biến, thường gặp ở trẻ, đặc biệt với trẻ sơ sinh. Do đó, nếu trẻ không được điều trị kịp thời, sẽ để lại những biến chứng nguy hiểm về đường tiêu hóa, cụ thể như sau:
Chính vì thế, cha mẹ cần quan sát và đưa trẻ điều trị kịp thời, tránh các biến chứng không mong muốn xảy ra.
Xem thêm: [Giải đáp] Trẻ bị nhiễm khuẩn đường ruột bao lâu thì khỏi?
Khi trẻ bị nhiễm khuẩn đường ruột, điều quan trọng nhất trong quá trình chăm sóc chính là bổ sung dinh dưỡng, đồng thời giúp phục hồi sức khỏe của hệ tiêu hóa, tránh tình trạng viêm nhiễm tái lại. Do đó, khi chăm sóc trẻ, cha mẹ cần thực hiện những cách dưới đây.
Cung cấp đủ nước và chất dinh dưỡng để trẻ phục hồi sau khi đi ngoài nhiều lần, không những thế còn đảm bảo nhu cầu dinh dưỡng hàng ngày của bé. Bên cạnh đó, việc bổ sung thêm dinh dưỡng sẽ giúp tăng cường sức đề kháng của trẻ, nhằm chống lại sự xâm nhập cũng như tấn công của vi khuẩn, virus…
Nước và chất điện giải Oresol là hai thành phần mà cha mẹ nên bổ sung cho trẻ, đồng thời cho ăn kèm với các loại thức ăn mềm, dễ tiêu hóa như cháo, súp… để quá trình tiêu hóa diễn ra dễ dàng hơn, không gây tình trạng quá tải cho đường ruột đang bị tổn thương, giúp bé mau hồi phục.
Khi trẻ bị nhiễm khuẩn, tiêu chảy nhiều lần sẽ khiến trẻ có cảm giác sợ ăn. Vì thế, bạn nên chia nhỏ ba bữa ăn chính thành nhiều bữa ăn nhỏ, vừa đảm bảo cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng cho trẻ, vừa khắc phục cảm giác sợ ăn.
Ngoài ra, việc chia nhỏ bữa ăn sẽ giúp lượng thức ăn đi qua đường ruột ít đi, tạo sự thích nghi với khả năng tiêu hóa yếu của trẻ khi bị nhiễm khuẩn đường ruột.
Theo nghiên cứu về nguyên nhân nhiễm khuẩn đường ruột ở trẻ thì phần lớn vi khuẩn xâm nhập vào cơ thể bé qua thức ăn hằng ngày. Chính vì thế, cha mẹ cần đảm bảo nguồn thực phẩm sạch, rõ nguồn gốc xuất xứ để tránh việc cho trẻ ăn đồ không an toàn, khiến tình trạng nhiễm khuẩn trở nên nặng hơn.
Việc vệ sinh đồ chơi, môi trường ở của trẻ một cách thường xuyên sẽ làm giảm lượng vi khuẩn, virus, ký sinh trùng gây bệnh cho trẻ.
Việc bổ sung các lợi khuẩn cho trẻ sẽ giúp hệ vi sinh trong cơ thể được cân bằng, dứt điểm tình trạng nhiễm khuẩn đường ruột. Tuy nhiên, cha mẹ cần nghiên cứu cũng như tham khảo ý kiến bác sĩ để chọn ra sản phẩm lợi khuẩn phù hợp, có khả năng bám dính ở đường ruột cao để mang lại hiệu quả tốt nhất.
Nếu trẻ xuất hiện các triệu chứng sau, bạn nên đưa trẻ đến cơ sở y tế gần nhất hoặc bệnh viện để được chẩn đoán, điều trị kịp thời:
Đối với trường hợp trẻ bị nhiễm khuẩn đường ruột ở mức độ nhẹ, thời gian trẻ tự khỏi sẽ từ 2 - 7 ngày nếu được chăm sóc kỹ càng, khoa học. Trong trường hợp nặng hơn, cha mẹ cần để ý các triệu chứng bất thường như: tiêu chảy quá mức, sốt cao, da xanh xao… thì nên đưa trẻ đến gặp bác sĩ để điều trị kịp thời và thời gian để bé khỏi bệnh sẽ kéo dài trong vài tuần.
Dưới đây là một số biện pháp mà cha mẹ có thể áp dụng để tránh nhiễm khuẩn đường ruột ở trẻ tái phát:
Sau khi bị nhiễm khuẩn đường ruột, hệ vi sinh của trẻ sẽ bị mất cân bằng, có khả năng tái phát lại các triệu chứng như tiêu chảy, phân sống. Do đó, để giảm tần số xuất hiện các triệu chứng và hỗ trợ phục hồi hệ tiêu hóa, cha mẹ cần bổ sung lợi khuẩn cho trẻ bằng cách, cho trẻ sử dụng các loại thực phẩm chức năng như Life-Space Children IBS Support Probiotic và Probiotic Powder for Children 3-12 years của Life-Space. Đây đều là men vi sinh giúp giảm triệu chứng liên quan đến nhiễm khuẩn đường ruột như đau bụng, đầy hơi, tiêu chảy, chướng bụng… hỗ trợ sức khỏe niêm mạc cũng như hệ tiêu hóa phục hồi nhanh chóng.
Ngoài ra, các sản phẩm này còn có tác dụng:
Nếu bạn muốn mua các sản phẩm men vi sinh của Life-Space thì có thể tìm kiếm tại các đơn vị phân phối chính hãng như:
Khi trẻ bị nhiễm khuẩn đường ruột, xuất hiện triệu chứng tiêu chảy thì cha mẹ nên cho trẻ ăn một số loại thức ăn như sau:
Các loại thuốc thường dùng để điều trị bệnh nhiễm khuẩn đường ruột ở trẻ:
Tuy nhiên, bạn nên đưa trẻ đi khám và hỏi ý kiến của bác sĩ trước khi cho trẻ uống các loại thuốc điều trị.
Để phân biệt bệnh nhiễm khuẩn đường ruột và rối loạn tiêu hóa ở trẻ một cách tốt nhất thì cha mẹ nên quan sát các biểu hiện, triệu chứng và loại trừ các nguyên nhân gây tiêu chảy ở trẻ.
Đối với trẻ bị bệnh nhiễm khuẩn đường ruột:
Đối với trẻ bị bệnh rối loạn tiêu hóa:
Trên đây là một số nguyên nhân gây ra bệnh nhiễm khuẩn đường ruột ở trẻ mà cha mẹ cần phải lưu ý để phòng tránh bệnh tái phát lại. Hy vọng qua bài viết trên, Life-Space đã giải đáp các thắc mắc liên quan tới nhiễm khuẩn đường ruột ở trẻ.