Ở người lớn, rối loạn tiêu hóa không phải là một chứng bệnh nguy hiểm nhưng với trẻ nhỏ thì đây lại là vấn đề cha mẹ cần hết sức lưu tâm. Bởi tình trạng này có thể là triệu chứng của một bệnh lý và nếu diễn ra trong thời gian dài có thể khiến bé bỏ bú, chậm tăng cân, suy dinh dưỡng nghiêm trọng. Để hiểu rõ hơn về vấn đề trẻ sơ sinh bị rối loạn tiêu hóa này, mời bạn đọc cùng Life-Space theo dõi bài viết sau.
Nôn trớ sữa là tình trạng thường gặp ở trẻ sơ sinh nhưng đôi khi đây cũng có thể là một dấu hiệu của việc bé đang bị rối loạn tiêu hóa. Nếu trẻ chỉ bị trớ sữa bình thường thì cha mẹ không cần quá lo lắng nhưng nếu tình trạng này đi kèm thêm một vài biểu hiện khác thì cần cho bé đi khám bác sĩ để được hướng dẫn điều trị.
- Dấu hiệu nhận biết trẻ nôn ói khi bị rối loạn tiêu hóa:
- Nguyên nhân
- Cách khắc phục
- Hậu quả: Nôn ói thường xuyên, kéo dài ở trẻ có thể gây ra một số dị dạng về đường tiêu hóa như: teo thực quản, phình đại tràng bẩm sinh, teo tắc ruột… Những bệnh lý này cần điều trị sớm để tránh nguy cơ biến chứng nguy hiểm về sau.
Đau bụng là một trong những biểu hiện thường gặp của tình trạng rối loạn tiêu hóa ở trẻ với các biểu hiện như:
- Nguyên nhân: Ðau bụng ở trẻ sơ sinh gây ra bởi các nguyên nhân như: đói, nuốt nhiều hơi khi bú, bú quá nhiều. Ngoài ra, còn có một số bệnh lý gây nên tình trạng đau bụng gồm: đầy hơi, táo bón, lồng ruột…
- Cách khắc phục
Với trẻ sơ sinh bú mẹ, mỗi ngày trẻ có thể đi tiêu từ 5 – 10 lần sau khi bú và nếu phân của trẻ sệt có màu vàng sậm thì đây là biểu hiện bình thường. Còn khi trẻ sơ sinh bị rối loạn tiêu hóa thì phân sẽ lỏng hơn, thường nát hoặc chỉ chứa nước.
- Biểu hiện
- Nguyên nhân: Do trẻ bị nhiễm virus Rotavirus, nhiễm ký sinh trùng như Amip, L.Giardia hoặc vi khuẩn E.Coli, phẩy khuẩn tả… Ngoài ra, trẻ bị tiêu chảy còn có thể do bị dị ứng sữa, bú quá nhiều, mẹ ăn phải đồ tanh gây tiêu chảy khi bé bú mẹ.
- Cách khắc phục: Trước tiên, mẹ cần xem lại chế độ ăn của mình xem có ăn đồ gì tanh, sống, có khả năng gây tiêu chảy hay không. Cùng với đó, mẹ nên cho bé bú nhiều cữ và nếu trẻ vẫn tiếp tục bị tiêu chảy thì có thể bổ sung thêm chất điện giải.
- Hậu quả: Tiêu chảy sẽ khiến bé mệt mỏi, kiệt sức, không hấp thu được nhiều dưỡng chất cũng như tiềm ẩn nguy cơ tử vong nếu bé bị mất nước nặng mà không được bổ sung kịp thời.
Trẻ sơ sinh có thể đi tiêu ngày 1 lần/ngày, 2 - 3 lần/ngày hay thậm chí là 2 - 3 ngày mới đi một lần tùy vào thể trạng của từng trẻ. Điều này sẽ là bình thường nếu phân của bé bình thường, cơ thể vẫn khỏe mạnh, trẻ vui vẻ chơi đùa… Tuy nhiên, nếu nhiều ngày bé không đi tiêu và có kèm theo các biểu hiện bất thường khác thì có thể là do con đang bị táo bón.
- Dấu hiệu nhận biết
- Nguyên nhân: Do trẻ bú quá ít, thực đơn ăn dặm của bé không có rau xanh, trái cây hoặc mẹ sử dụng kháng sinh, thuốc ho chứa codein. Ngoài ra, bé uống sữa công thức chứa nhiều chất béo, nhiều protein cũng có thể gây táo bón.
- Cách khắc phục: Trước hết, mẹ cần điều chỉnh lại chế độ ăn của mình để có được nguồn sữa mẹ giàu dinh dưỡng và đủ chất xơ. Bên cạnh đó, mẹ nên cho trẻ bú thường xuyên hoặc cho con uống thêm nước. Nếu trẻ bước vào giai đoạn ăn dặm thì mẹ nên bổ sung vào thực đơn của bé rau, trái cây, kết hợp với massage bụng và tăng cường vận động để giúp con dễ đi tiêu hơn.
- Hậu quả: Táo bón là khiến trẻ bị đau bụng, khó chịu, biếng ăn, chậm lớn và quấy khóc.
Bú kém là một trong những triệu chứng của tình trạng rối loạn tiêu hóa ở trẻ sơ sinh. Khi đó, trẻ sẽ bú ít hơn một nửa thể tích sữa so với bình thường. Nhìn chung, trẻ sơ sinh cần bú từ 8-12 lần/ngày, mỗi lần cách nhau 2 tiếng nếu bú mẹ và 3 tiếng nếu uống sữa công thức.
- Nguyên nhân: Khi bị rối loạn tiêu hóa, bé sẽ cảm thấy chán ăn, mất cảm giác đói, quá mệt mỏi nên sẽ bú kém hơn so với mức bình thường.
- Cách khắc phục: Đầu tiên, mẹ cần cải thiện chế độ dinh dưỡng của mình để cung cấp cho bé nguồn sữa chất lượng, thơm ngon và kích thích con thích bú hơn. Khẩu phần ăn của mẹ cần đảm bảo đủ 4 nhóm chất sau: đạm, chất béo, đường bột, vitamin và khoáng chất. Đồng thời, mẹ cần hạn chế đồ ăn cay nóng, thực phẩm có mùi nồng, tanh.
Ngoài ra, bạn nên tập cho bé thói quen bú đúng giờ, đúng cữ, khoảng 3 tiếng bú một lần để con cảm thấy đói. Ngoài ra, bạn không nên ép bé bú hoặc uống sữa công thức khi con không muốn bởi như vậy càng khiến con sợ ăn hơn.
- Hậu quả: Tình trạng bé bú ít hơn bình thường kéo dài sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển của bé đặc biệt là vấn đề cân nặng.
- Biểu hiện: Việc chậm tăng cân có thể nhận biết qua việc cân đo trẻ. Bên cạnh đó, trẻ sẽ có thêm các triệu chứng khác như mệt mỏi, uể oải hoặc dấu hiệu mất nước, thóp lõm, da khô nếu bệnh trở nặng.
- Nguyên nhân: Khi bị rối loạn tiêu hóa, trẻ sẽ không nhận đủ hàm lượng dinh dưỡng cơ thể và dẫn đến chậm tăng cân.
- Hậu quả: Có thể dẫn đến các vấn đề như: suy dinh dưỡng, suy giảm hệ miễn dịch, trẻ cảm thấy mệt mỏi, thiếu năng lượng, cấu trúc cơ bị suy yếu, con dễ mắc các vấn đề về tim mạch…
- Biện pháp khắc phục: Trước tiên, mẹ cần bổ sung đầy đủ dinh dưỡng trong bữa ăn hằng ngày để cung cấp nguồn sữa giàu dưỡng chất, giúp con hấp thu tốt hơn và tăng cân nhanh hơn. Bên cạnh đó, mẹ cần cho bé đi khám để được bác sĩ tư vấn cách chăm sóc và nuôi dưỡng hiệu quả.
Rối loạn tiêu hóa ở không chỉ gây ra các triệu chứng khó chịu mà còn khiến bé bị suy dinh dưỡng, ảnh hưởng đến sự phát triển sau này hay thậm chí là dẫn đến tử vong do tình trạng mất nước. Vì vậy, ba mẹ cần phát hiện và điều trị sớm rối loạn tiêu hóa để bảo vệ sức khỏe tổng thể của trẻ một cách tốt nhất.
Ngoài những cách phòng ngừa ở trên, mẹ có thể bổ sung thêm men vi sinh cho trẻ sơ sinh để hỗ trợ sức khỏe hệ miễn dịch, ngăn ngừa rối loạn tiêu hóa. Hiện nay, các sản phẩm men vi sinh của Life-space như Probiotic Powder for Baby 6 months - 3 years được rất nhiều người tin tưởng sử dụng.
Men vi sinh Life-Space Probiotic Powder for Baby 6 months - 3 years được bào chế với công thức cao cấp từ 10 chủng lợi khuẩn, giúp hỗ trợ hệ vi sinh vật đường ruột được khỏe mạnh.
Nếu trẻ nhà bạn đang gặp vấn đề về đường tiêu hóa và mong muốn cải thiện các chức năng miễn dịch thì bạn có thể tìm mua các sản phẩm men vi sinh Life-Space tại:
Mỗi trẻ bị rối loạn tiêu hóa sẽ có những triệu chứng khác nhau và cách điều trị hữu hiệu nhất là thay đổi thói quen ăn uống lành mạnh kết hợp với điều trị từng nguyên nhân dựa trên từng triệu chứng trẻ mắc phải. Cụ thể như sau:
Trẻ bị nôn trớ sau khi bú xong hoặc vài giờ sau khi bú là tình trạng rất thường gặp ở trẻ bị rối loạn tiêu hóa. Để khắc phục, bạn nên:
Khi bị rối loạn tiêu hóa, trẻ có thể đau bụng, đi ngoài phân lỏng nhiều hơn 3 lần/ngày và đôi khi kéo dài khoảng 1 tuần. Nếu bé bị tiêu chảy, mẹ cần:
Với trẻ bị táo bón, mẹ có thể áp dụng cách cách sau:
Trẻ bị rối loạn tiêu hóa và đau bụng có thể khắc phục bằng các cách sau:
Bài viết trên của Life-Space đã giúp bạn giải đáp các thắc mắc liên quan đến tình trạng trẻ sơ sinh bị rối loạn tiêu hóa. Hy vọng những thông tin này có thể giúp bạn hiểu hơn cũng như biết cách chăm sóc khi con bị các vấn đề về đường tiêu hóa.