Enzym tiêu hóa là nguồn nguyên liệu không thể thiếu để tăng hiệu suất tiêu hóa thức ăn, giúp cơ thể phát triển khỏe mạnh, ngăn ngừa bệnh tật. Vậy enzym tiêu hóa là gì? Có những loại enzym tiêu hóa nào? Để hiểu rõ hơn, hãy cùng Life-Space khám phá ngay trong bài viết sau đây.
Enzym tiêu hóa hay men tiêu hóa là tập hợp các nhóm enzym có nhiệm vụ phân hủy đại phân tử polyme nhằm giúp cơ thể có thể hấp thụ một cách dễ dàng hơn thông qua những khối phân tử nhỏ hơn sau khi polyme phân hủy.
Enzym tiêu hóa tập hợp các nhóm enzym có nhiệm vụ phân hủy đại phân tử polyme
Men tiêu hóa không chỉ là một thành phần tự nhiên của cơ thể mà nó còn có trong một số loại thực phẩm. Trong hệ thống tiêu hóa, enzym này được tìm thấy trong tuyến nước bọt, tuyến tụy, dạ dày, ruột non và hệ vi sinh đường ruột. Trong đó, các loại enzym khác nhau sẽ đóng vai trò khác nhau trong hoạt động tiêu hóa của con người.
Enzyme tiêu hóa (hay còn gọi là men tiêu hóa) có thành phần chính là các loại protein và là chất xúc tác sinh học cho phần lớn các phản ứng chuyển hóa trong cơ thể.
Khoang miệng, dạ dày và ruột non là những nơi chứa các loại enzym tiêu hóa nhưng trên thực tế, các tuyến ngoại tiết như tuyến nước bọt, tuyến dạ dày, tuyến tụy và tuyến bài tiết vẫn có thể tiết ra loại enzym này.
Vai trò chính của enzym tiêu hóa là phân hủy thức ăn thành chất dinh dưỡng để cho lớp nhung mao của ruột hấp thụ dễ dàng hơn, từ đó giúp nuôi dưỡng cơ thể, tăng cường hệ miễn dịch.
Enzym tiêu hóa không chỉ tồn tại tự nhiên trong cơ thể mà còn có ở nhiều loại thực phẩm khác.
Có 3 nhóm enzyme chính trong hệ thống, mỗi loại sẽ có những chức năng khác nhau để giúp cho hoạt động của đường tiêu hóa tốt hơn.
Nhóm enzym này thực hiện nhiệm vụ sản sinh ra các tế vào mới, đồng thời cải thiện và sửa chữa các mô, tế bào, cơ quan bị tổn thương. Enzym chuyển hóa giúp cơ thể loại bỏ độc tố, tổng hợp và sản xuất năng lượng để phục vụ cho hoạt động của tế bào và các cơ quan.
Tuyến nước bọt, dạ dày, tuyến tụy và ruột non là những nơi tiết ra nhóm enzym tiêu hóa. Nhóm enzym này được chia thành 3 loại bao gồm Protease, Amylase và Lipase, đóng vai trò tiêu hóa các loại thức ăn được nạp vào cơ thể.
Loại enzym có nhiều trong các loại thực phẩm tươi sống như trái cây, rau củ, mật ong. Chúng không thể hoạt động độc lập mà cần kết hợp với các vitamin và khoáng chất khác để thực hiện chức năng của mình. Khi cơ thể không thể tự tạo ra đủ enzym thì việc bổ sung các loại enzym thực phẩm là rất cần thiết.
Enzym thực phẩm còn được gọi là enzym hữu cơ.
Enzym tiêu hóa ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động sống của cơ thể. Bởi nó đảm nhận vai trò tiêu hóa thức ăn, từ đó tạo ra nguồn năng lượng để nuôi dưỡng các tế bào và các cơ quan, giúp duy trì sự sống cho con người. Số lượng enzym càng nhiều thì tốc độ tiêu hóa thức ăn càng nhanh.
Vì vậy, tất cả mọi tế bào trong cơ thể đều cần đến enzym, nếu thiếu hụt chúng trong thời gian dài sẽ gây ra những tác hại xấu cho sức khỏe.
Enzym tiêu hóa giúp ngăn ngừa các bệnh về đường ruột.
Trong cơ thể người, những loại enzym khác nhau được sản xuất và sinh trưởng tại những bộ phận tiêu hóa khác nhau. Enzyme amylase có trong nước bọt có tác dụng phá vỡ hợp chất tinh bột có mặt trong thức ăn khi bạn bắt đầu nhai.
Sau khi thức ăn được nghiền nhỏ đi xuống dạ dày, enzym pepsin trong dạ dày sẽ tiếp tục phân hủy các protein ở trong thức ăn thành axit amin dễ tiêu hóa. Bên cạnh đó, pepsin còn cùng các loại axit dạ dày và enzym tiêu hóa khác phá vỡ protein.
Tuyến tụy là bộ phận sản xuất nhiều loại enzym như protease trypsin, chymotrypsin,... Sau đó sẽ vận chuyển chúng đến phần phía trên của ruột, gọi là tá tràng.
Cuối cùng, thức ăn sẽ đi xuống ruột non và nơi đây sẽ sản xuất ra những loại enzym tiêu hóa như lactase, sucrase và amylase để phá vỡ nhiều hợp chất hơn có trong thức ăn.
Các enzym tiêu hóa khác nhau sẽ được sản xuất và sinh trưởng ở các bộ phận tiêu hóa khác nhau
Trong suốt quá trình thức ăn đi vào cơ thể, các loại enzym tiêu hóa sẽ phối hợp nhịp nhàng cùng các cơ quan của hệ thống tiêu hóa để phân hủy thức ăn giúp cơ thể dễ dàng hấp thụ các chất dinh dưỡng cần thiết đồng thời đào thải các chất còn lại ra khỏi cơ thể.
Enzym tiêu hóa hay men tiêu hóa đóng vai trò vô cùng quan trọng đối với hoạt động của cơ thể người, cụ thể như sau:
Đây là tác dụng vô cùng quan trọng và dễ dàng nhận thấy của men tiêu hóa. Nếu cơ thể bạn có đầy đủ các loại enzym cần thiết thì có thể dễ dàng phân hủy các chất dinh dưỡng có trong thức ăn, tiêu hóa và hấp thụ chúng một cách tốt hơn.
Điều này giúp cơ thể cung cấp đủ năng lượng cần thiết cho mỗi ngày, gia tăng hệ thống miễn dịch đồng thời làm chậm quá trình lão hóa để cơ thể luôn khỏe mạnh, đẩy lùi bệnh tật.
Enzym tiêu hóa giúp tiêu thụ các chất dinh dưỡng một cách dễ dàng hơn
Như đã đề cập ở trên, mỗi loại enzym sẽ phụ trách phá vỡ các chất dinh dưỡng khác nhau trong thức ăn. Ở tuyến tụy, những enzym tiêu hóa sẽ giúp phân hủy, tiêu hóa các loại chất béo, tinh bột và đạm trong chế độ ăn hàng ngày. Việc sản xuất đủ enzym ở tuyến tụy cũng giúp bạn tránh các bệnh như khó tiêu, táo bón mãn tính…
Không chỉ vậy, các men tiêu hóa còn giúp bạn ngăn ngừa, giảm thiểu các chứng bệnh liên quan đến ruột như rò rỉ ruột, hội chứng ruột kích thích. Từ đó, giúp cơ thể luôn khỏe mạnh và nâng cao chất lượng cuộc sống.
Enzym tiêu hóa giữ vai trò vô cùng quan trọng trong cơ thể. Vì vậy, nếu thiếu hụt loại enzyme này sẽ dẫn đến các vấn đề về đường tiêu hóa, biểu hiện ở các triệu chứng như khó tiêu, đầy hơi, chướng bụng, chán ăn hoặc ăn uống không ngon miệng, đau bụng dữ dội, đau do co thắt đại tràng, tiêu chảy hoặc táo bón,...
Thiếu hụt enzym tiêu hóa không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe mà còn làm cản trở công việc và cuộc sống thường ngày.
Bên cạnh đó, khi thức ăn không được phân hủy để chuyển hóa năng lượng nuôi sống cơ thể thì có thể dẫn đến những tác động xấu cho sức khỏe như:
Đối với trẻ em: biếng ăn, suy dinh dưỡng, xanh xao, sức khỏe yếu kém và hệ miễn dịch yếu nên dễ mắc bệnh.
Đối với người lớn: rối loạn tiêu hóa, sút cân, giảm cơ bắp, cơ thể mệt mỏi, thiếu năng lượng,...
Chế độ ăn uống thực phẩm tươi sống có thể cung cấp đủ enzym tiêu hóa cần thiết cho cơ thể. Tuy nhiên, với các loại thức ăn được chế biến sẵn và chứa nhiều dầu mỡ như hiện nay thì rất khó để tạo ra enzym tiêu hóa tự nhiên.
Các loại thức ăn chiên rán sẽ không thể cung cấp enzym tiêu hóa cho cơ thể.
Bên cạnh đó, vẫn có một số yếu tố khác dẫn đến việc hao hụt lượng enzym tiêu hóa trong cơ thể như:
Sử dụng thuốc lá và rượu bia làm cản trở quá trình sản xuất enzyme tiêu hóa do tác động của cồn có trong rượu bia và nicotin từ thuốc lá. Thực phẩm khi nạp vào sẽ tiêu hóa khó khăn hơn, cơ thể không thể hấp thụ tốt dưỡng chất, dẫn đến tình trạng sụt cân, suy dinh dưỡng.
Tuổi tác càng cao, cơ thể sẽ sản xuất ra ít enzym cần thiết cho tiêu hóa hơn. Do đó, người cao tuổi thường gặp khó khăn trong việc tiêu hóa thức ăn.
Stress kéo dài gây mất cân bằng axit - kiềm trong cơ thể khiến lượng enzyme tiêu hóa được sản xuất ra cũng suy giảm.
Sử dụng một số loại thuốc như thuốc ức chế axit và thuốc chống viêm không steroid sẽ làm mất cân bằng axit - kiềm trong cơ thể, dẫn đến lượng enzyme tiêu hóa giảm.
Người mắc các bệnh lý như thiếu máu ác tính, viêm loét dạ dày, viêm tụy, xơ gan,… thường sẽ gặp các triệu chứng về rối loạn tiêu hóa.
Khi cơ thể không thể sản xuất đủ enzym tiêu hóa thì bạn cần tự cung cấp bằng cách sử dụng các loại thực phẩm chức năng bổ sung enzym tiêu hóa. Những thực phẩm này được bán đa dạng trên thị trường và thường có nguồn gốc từ động vật, thực vật hoặc vi khuẩn có lợi. Tùy vào nhu cầu mà bạn có thể chọn mua dưới dạng chất lỏng, viên hay bột.
Đối với các bệnh lý tuyến tụy như viêm tụy mãn hoặc ung thư tuyến tụy, các thực phẩm chức năng bổ sung enzym được chỉ định theo đơn thường gồm các loại như Creon, Pancreaze, Zenpep, Ultresa, Viokace và Pert Zye.
Trước khi sử dụng các loại thuốc bổ sung enzym tiêu hóa, bạn nên tìm hiểu kỹ và tham khảo ý kiến của bác sĩ.
Bên cạnh đó, vẫn có nhiều loại thuốc không theo đơn sử dụng và tác dụng của chúng vẫn chưa được kiểm định chính xác như:
Thuốc bổ sung lactose dành cho người mắc hội chứng bất dung nạp lactose, tức không thể tiêu hóa các sản phẩm từ sữa.
Bromelain là loại protease mạnh được chiết xuất từ quả hoặc thân cây dứa, giúp hỗ trợ quá trình tiêu hóa protein. Thuốc này được sản xuất theo dạng viên nang, viên nén hoặc bột.
Papain được chiết xuất từ đu đủ có công dụng hỗ trợ tiêu hóa protein. Papain dạng bột có thể được xem như là chất làm mềm thịt.
Enzim tiêu hoá tồn tại nhiều trong các thực phẩm tự nhiên, trong đó có trái cây nhiệt đới và rau lên men. Để hấp thụ enzym tiêu hoá tốt nhất, bạn nên ăn các thực phẩm này khi còn tươi sống vì lúc nấu chín, hàm lượng enzym sẽ giảm đi nhiều.
Sau đây là một số thực phẩm chứa nhiều enzym tiêu hóa và lợi ích của chúng:
Dứa, đu đủ: tiêu hoá protein và làm mềm các loại thịt cứng.
Kiwi: hỗ trợ quá trình tiêu hoá thức ăn và tăng nhu động ruột.
Xoài: phân huỷ carbohydrate từ tinh bột thành đường đơn, nhất là trong xoài chín.
Mật ong nguyên chất: phân huỷ tinh bột, đường và protein.
Gừng: phân huỷ protein và giảm tình trạng buồn nôn.
Kefir: tiêu hoá sữa lên men, thích hợp với người không dung nạp được lactose.
Kimchi: tăng cường hàm lượng enzym tiêu hoá và vi khuẩn có lợi cho hệ tiêu hoá.
Chuối cũng là loại trái cây chứa hàm lượng enzym tiêu hóa cao, có tác dụng phân huỷ carbohydrate phức tạp.
Có thể thấy, enzym tiêu hóa đóng vai trò vô cùng quan trọng trong việc cải thiện chất lượng cuộc sống hàng ngày. Chúng giúp cơ thể dễ dàng hấp thụ các chất dinh dưỡng có trong thức ăn để có thể khỏe mạnh hơn. Do đó, bạn cần bổ sung đầy đủ các loại enzym tiêu hóa bằng cách kết hợp giữa chế độ ăn uống hợp lý cùng các loại men vi sinh.
Bài viết trên đã cung cấp cho bạn đầy đủ các thông tin về enzym tiêu hóa là gì cũng như các vấn đề liên quan đến enzym tiêu hóa. Để mua men vi sinh Life Space nhằm bổ sung men tiêu hóa cho cơ thể, bạn có thể đặt mua ở các kênh phân phối chính hãng với chất lượng và giá thành tốt nhất tại.