Trong cơ thể người tồn tại một hệ thống vi sinh vật đa dạng và phong phú. Trong đó, đường ruột là nơi chứa hệ vi sinh vật đa dạng và phức tạp nhất với khoảng hơn 500 loài. Đồng thời, Lactobacillus là chi lợi khuẩn có số lượng lớn và có nhiều vai trò với cơ thể. Để hiểu hơn về lợi khuẩn lactobacillus này, mời bạn đọc cùng Life-Space theo dõi bài viết sau.
Lactobacillus là nhóm vi khuẩn acid lactic (LAB) tồn tại chủ yếu trong hệ tiêu hóa, tiết niệu và sinh dục của con người. Chúng phát triển tối ưu nhất ở môi trường pH 5.5 – 5.8 và có khả năng sinh ra axit lactic từ quá trình lên men carbohydrate. Đồng thời, chúng còn có khả năng sản xuất protein bacteriocin, tạo hàng rào ngăn cản vi sinh vật có hại phát triển.
Lợi khuẩn Lactobacillus
Mặc dù sống kí sinh trong cơ thể người nhưng lactobacillus không hề gây hại mà còn mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe. Vì vậy, loại lợi khuẩn này được ứng dụng rộng rãi trong sản xuất sản phẩm lên men, ngành công nghiệp thực phẩm và dược phẩm.
Lactobacillus thuộc nhóm vi khuẩn gram dương, ưa acid và không hình thành bào tử. Bào tử được hiểu là trạng thái ngủ đông của vi khuẩn, cấu trúc bền vững và không diễn ra hoạt động trao đổi chất. Về mặt hình thái, lợi khuẩn Lactobacillus có dạng hình que, thường đứng thành chuỗi hoặc đơn độc.
Lactobacillus có khả năng sinh trưởng trong môi trường hiếu khí hoặc kỵ khí. Nghĩa là, chúng có thể tồn tại trong cả điều kiện có oxy và không có oxy. Ngoài ra, lợi khuẩn Lactobacillus có thể sản sinh ra acid lactic và có khả năng lên men glucose.
Xem thêm: [Giải đáp] Có nên bổ sung lợi khuẩn cho người lớn hay không?
Lợi khuẩn Lactobacillus hiện có hơn 170 loài. Tuy nhiên, chúng ta không thể phân biệt giữa các loài dựa vào kiểu hình mà phải áp dụng cách xác định phân tử. Sau đây là tên một số loài phổ biến thuộc chi Lactobacillus:
Lactobacillus acidophilus gồm: Lactobacillus acidophilus LA-05, Lactobacillus acidophilus NCFM®, Lactobacillus acidophilus Rosell-52…
Lactobacillus casei gồm: Lactobacillus casei Shirota, Lactobacillus casei DN-114001…
Lactobacillus plantarum gồm: Lactobacillus plantarum LP299v…
Lactobacillus reuteri gồm: Lactobacillus reuteri Protectis, Lactobacillus reuteri RC-14®…
Lactobacillus rhamnosus gồm: Lactobacillus rhamnosus LGG®, Lactobacillus rhamnosus HN001, Lactobacillus rhamnosus GR-1®, Lactobacillus rhamnosus Rosell-11…
Lactobacillus paracasei gồm: Lactobacillus paracasei CASEI 431®…
Lợi khuẩn Lactobacillus hiện có hơn 170 loại và khá khó để phân biệt giữa các loại dựa vào hình dáng bên ngoài. Điều này đã gây không ít khó khăn cho các nhà khoa học trong việc nghiên cứu.
Về bản chất, một số loài Lactobacillus sẽ đề kháng với vancomycin và aminoglycoside. Trong khi đó, các glycopeptide có hoạt tính khác nhau đối với từng chủng vi khuẩn Lactobacillus khác nhau và liên quan trực tiếp đến cấu trúc của pentapeptide trong peptidoglycan ở thành tế bào
Lactobacillus sẽ đề kháng với vancomycin và aminoglycoside
Kháng vancomycin là kiểu kháng nội tại đặc trưng ở lợi khuẩn Lactobacillus. Thay vì vancomycin liên kết với đầu tận cùng D-alanin của gốc peptidoglycan ở tế bào chất thì các đầu tận cùng D -alanin được thay thế bằng D-serine hoặc D-lactate. Sự liên kết này giúp ngăn cản sự gắn kết với vancomycin.
Lợi khuẩn Lactobacillus thường kháng axit và có thể sống sót dù nuốt phải axit. Ngoài ra, chúng còn kháng metronidazol, aminoglycosid và ciprofloxacin. Trong khi đó, L. acidophilus nhạy cảm với penicillin, vancomycin còn L. rhamnosus, L. casei đề kháng với metronidazol và vancomycin.
Hiện tại, các nhà khoa học đã nghiên cứu về một số gen chịu trách nhiệm về đặc tính kháng kháng sinh không điển hình của lactobacilli. Tiêu biểu như các đột biến nhiễm sắc thể ở lợi khuẩn Lactobacillus (đột biến đơn lẻ trong gen 23S rRNA) có tác dụng giảm ái lực của erythromycin với ribosome.
Tính nhạy cảm của lợi khuẩn Lactobacillus với kháng sinh bị ảnh hưởng bởi một số yếu tố như: thành phần môi trường, chất cấy, thời gian ủ và môi trường ủ. Ngoài ra, mỗi chủng lợi khuẩn khác nhau sẽ có một phương pháp kiểm tra tính nhạy cảm khác nhau dựa theo tiêu chuẩn của Viện tiêu chuẩn Phòng thí nghiệm Lâm sàng (CLSI) và Tổ chức Tiêu chuẩn hóa Quốc tế/Liên đoàn Sữa Quốc tế (ISO/IDF).
Trong phòng thí nghiệm, phương pháp thử nghiệm thường được sử dụng nhất là pha loãng thạch kỵ khí. Phương pháp này sử dụng thạch máu Brucella, bổ sung hemin và vitamin K1 rồi ủ trong điều kiện kỵ khí.
Lợi khuẩn Lactobacillus có khả năng kháng kháng sinh nhờ vào liên kết giữa D – lactate hoặc D – serin với kháng sinh. Tuy nhiên, các yếu tố như thành phần môi trường, chất cấy, môi trường ủ, thời gian ủ cũng sẽ ảnh hưởng đến hiệu lực của Lactobacillus.
Vi khuẩn Lactobacillus sống chủ yếu ở đường tiêu hóa, tiết niệu và sinh dục. Chúng sử dụng năng lượng từ quá trình chuyển hóa carbohydrate thành axit lactic như một sản phẩm phụ của quá trình trao đổi chất. Sự sản sinh axit lactic có các đặc điểm:
Các chủng vi khuẩn Lactobacillus khác nhau sẽ tạo ra các loại axit lactic khác nhau về mặt cấu tạo như: L-lactate, D-lactate
Mỗi chủng vi khuẩn Lactobacillus sẽ tạo ra một lượng axit lactic khác nhau và là yếu tố phân biệt giữa chúng.
Lợi khuẩn Lactobacillus sống chủ yếu ở đường tiêu hóa, tiết niệu và sinh dục
Vì vậy, có thể phân biệt vi khuẩn Lactobacillus ở cấp độ loài và chia nhỏ chúng thành các nhóm theo cách chuyển hóa carbohydrate và sản phẩm cuối cùng.
>>>> Khi nào nên bổ sung men tiêu hóa cho người lớn? Lưu ý gì khi sử dụng?
Trong hệ tiêu hóa của người, Lactobacillus có vai trò sản xuất ra axit lactic, làm tăng tính axit, kiểm soát nồng độ pH ở mức cân bằng và hạn chế sự phát triển của vi khuẩn gây bệnh. Đồng thời, nồng độ pH thấp tạo điều kiện cho Lactobacillus phát triển, giúp cân bằng hệ vi sinh, bảo vệ đường ruột và giúp cơ thể dễ hấp thụ các khoáng chất như Canxi, Đồng, Magie và Sắt.
Lactobacillus giúp cơ thể kiểm soát độ pH
Lợi khuẩn Lactobacillus có tác dụng cải thiện các triệu chứng rối loạn tiêu hóa bằng cách:
Sản xuất các chất có khả năng ức chế vi khuẩn có hại như bacteriocin
Cạnh tranh vị trí bám và chất dinh dưỡng với vi khuẩn gây bệnh
Nhờ đó, hệ vi sinh đường ruột được cân bằng, hoạt động tiêu hóa diễn ra ổn định hơn và cải thiện các vấn đề về hệ tiêu hóa như:
- Tiêu chảy: Giảm nguy cơ mắc bệnh và tiến triển nặng của bệnh tiêu chảy ở trẻ 1 – 36 tháng tuổi và trẻ bị suy dinh dưỡng.
- Tiêu chảy ở người dùng kháng sinh: Dùng sản phẩm chứa các chủng lợi khuẩn Lactobacillus giúp làm giảm khoảng 60% - 70% nguy cơ mắc bệnh tiêu chảy.
- Táo bón: Uống men vi sinh chứa vi khuẩn lactobacillus trong 4 - 8 tuần sẽ làm giảm các triệu chứng táo bón như khó chịu, đầy hơi và khó tiêu.
- Nhiễm trùng đường tiêu hóa: Dùng kết hợp men vi sinh Lactobacillus với clarithromycin, amoxicillin và chất ức chế bơm proton giúp điều trị viêm loét dạ dày do Helicobacter pylori gây ra hiệu quả hơn.
- Viêm loét đại tràng: Dùng sản phẩm kết hợp Lactobacillus, Bifidobacterium và Streptococcus tăng tỷ lệ thuyên giảm điều trị viêm loét đại tràng gần gấp 2 lần so với phương pháp điều trị thông thường.
Xem ngay: Lợi khuẩn là gì? Vai trò và các nguồn cung cấp lợi khuẩn
Cơ chế tương tác của vi khuẩn Lactobacillus với hệ miễn dịch:
Gia tăng sản xuất các chất kháng khuẩn như mucin nhằm ức chế vi khuẩn gây bệnh
Tăng cường hoạt tính của tế bào diệt tự nhiên, bạch cầu đa nhân và thực bào
Thiết lập sự cân bằng đáp ứng miễn dịch của tế bào lympho T, kích thích sản xuất interleukin 10 (IL 10) và làm biến đổi sự phát triển (transforming growth factor – TGFβ).
Tăng các tế bào bài tiết IgA, IgG và IgM
Thúc đẩy đáp ứng miễn dịch dịch thể thông qua IgA tiết (IgAs) - thành phần quan trọng và chiếm ưu thế trong bề mặt niêm mạc, có khả năng chống lại các yếu tố gây bệnh tiềm tàng.
Ngoài ra, bạn có thể cải thiện triệu chứng ngứa mắt ở trẻ bị dị ứng kéo dài bằng cách sử dụng 10 tỷ đơn vị Lactobacillus tạo khuẩn lạc trong vòng 12 tuần. Mẹ dùng chế phẩm chứa Lactobacillus trong tháng cuối thai kỳ sẽ làm giảm nguy cơ mắc bệnh chàm ở trẻ. Đặc biệt, dùng 2 tỷ đơn vị tạo khuẩn lạc của Lactobacillus mỗi ngày trong 5 tuần giúp cải thiện triệu chứng ở người bị dị ứng phấn hoa không đáp ứng với thuốc chống dị ứng loratadin.
Các chế phẩm đặt âm đạo chứa lợi khuẩn Lactobacillus có tác dụng ngăn ngừa sự phát triển quá mức của vi khuẩn trong âm đạo với các cơ chế sau:
Giảm pH âm đạo, tạo môi trường bất lợi cho vi khuẩn gây hại
Tiết chất kháng các loại nấm và vi khuẩn trong âm đạo
Tiết nhầy và duy trì nồng độ ẩm trong âm đạo
Bên cạnh đó, lợi khuẩn Lactobacillus có tác dụng cải thiện hiệu quả các bệnh:
Bệnh tiểu đường: Thuốc Lactobacillus giúp kiểm soát tốt lượng đường trong máu. Đặc biệt, phụ nữ mang thai dùng Lactobacillus từ đầu quý thứ 2 của thai kỳ giúp ngăn ngừa bệnh tiểu đường. Ngoài ra, một số giả thuyết cho rằng cơ chế lợi khuẩn của Lactobacillus giúp điều hòa quá trình hấp thu đường tại niêm mạc ruột.
Cholesterol cao: Dùng men vi sinh chứa Lactobacillus giúp làm giảm tổng lượng cholesterol khoảng 10 mg/dL và cholesterol lipoprotein mật độ thấp (LDL) khoảng 9 mg/dL. Tuy nhiên, men vi sinh Lactobacillus không có tác dụng trong việc cải thiện lượng lipoprotein mật độ cao (HDL).
Viêm khớp dạng thấp: Dùng Lactobacillus trong 8 tuần giúp làm giảm sưng khớp ở phụ nữ bị viêm khớp dạng thấp.
Sử dụng sản phẩm chứa Lactobacillus sai cách có thể gây ra nhiều tác dụng phụ ngoài ý muốn. Vì vậy, bạn cần lưu ý các điều sau:
Mỹ phẩm chứa Lactobacillus đều có thời hạn sử dụng ngắn do không chứa chất bảo quản. Do đó, bạn cần lưu ý kỹ về thời hạn sử dụng.
Cụ thể, với sản phẩm chưa mở nắp, thời hạn sử dụng là 12 tháng, sản phẩm đã mở nắp thì dưới 6 tháng. Để tránh lãng phí, bạn có thể dùng sản phẩm cỡ nhỏ.
Mỹ phẩm lên men không chứa chất bảo quản nên thời hạn sử dụng tương đối ngắn
Bên cạnh đó, bạn cần lưu ý thêm về cách bảo quản mỹ phẩm lên men. Tốt nhất, bạn hãy để chúng ở những nơi khô thoáng, tránh ánh sáng chiếu trực tiếp hoặc có nhiệt độ cao. Điều này giúp sản phẩm giữ đúng thời hạn được in trên bao bì.
Nếu thấy sản phẩm bị đổi màu, có mùi lạ hoặc xuất hiện nấm mốc, bạn nên ngừng sử dụng ngay lập tức. Vì nếu tiếp tục dùng, bạn có thể bị ngứa đỏ, nổi mụn hoặc viêm nhiễm dù sản phẩm chưa hết hạn.
Trước khi sử dụng mỹ phẩm lên men, bạn nên tìm hiểu về đặc tính của làn da cùng mục đích dưỡng da của mình để chọn được thành phần phù hợp và phát huy hiệu quả tốt nhất.
Nếu muốn dưỡng da sáng mịn và đều màu hơn, bạn nên ưu tiên những mỹ phẩm được lên men từ đậu tương, đậu nành hoặc gạo. Trong sản phẩm này chứa nhiều vitamin E, B và chất béo Omega 3, Omega 6 với công dụng nuôi dưỡng da trắng khỏe từ bên trong.
Mặc dù mỹ phẩm lên men không chứa chất bảo quản và vi khuẩn gây hại nhưng tùy theo cơ địa mỗi người, có thể gây ra kích ứng hoặc dị ứng. Vì vậy, bạn nên thử một lượng nhỏ ở da tay hoặc da cổ trước khi bôi thoa toàn mặt hoặc cơ thể.
Nếu có hiện tượng ửng đỏ, mẩn ngứa thì bạn không nên sử dụng sản phẩm này. Ngược lại, nếu không thấy hiện tượng kích ứng, dị ứng trên da thì bạn có thể an tâm sử dụng cho toàn mặt.
Các chủng lợi khuẩn Lactobacillus rất phức tạp về mặt phân loại và dữ liệu còn quá ít khiến cho việc khái quát về từng dòng cụ thể trở nên khó khăn. Tuy nhiên, ta có thể tổng kết một số thông tin về lợi khuẩn Lactobacillus như sau:
Lợi khuẩn Lactobacillus tồn tại chủ yếu trong môi trường pH axit ở dạ dày.
Lactobacillus là một phần của hệ thực vật đường tiêu hóa và âm đạo bình thường
Lợi khuẩn Lactobacillus được sử dụng rộng rãi trong nhiều loại sản phẩm thương mại bao gồm cả chế phẩm sinh học.
Tính nhạy cảm và kháng sinh của Lactobacillus có ý nghĩa to lớn trong việc xác định phương pháp điều trị hợp lý. Một số chủng Lactobacillus kháng cả metronidazole và vancomycin nhưng nhiều loài lại nhạy cảm với penicillin và ampicillin.
Cần tích cực nghiên cứu để xác định đặc điểm phân loại, tính nhạy cảm trong ống nghiệm, vai trò và ứng dụng của Lactobacillus trong điều trị và chăm sóc sức khỏe con người.
Có thể thấy, lợi khuẩn Lactobacillus có vai trò quan trọng trong việc cải thiện sức khỏe và chức năng hệ miễn dịch. Do đó, bạn nên bổ sung các sản phẩm chứa Lactobacillus đều đặn và đúng cách.
Bài viết trên đây, Life-Space đã chia sẻ đến bạn những thông tin liên quan đến lợi khuẩn Lactobacillus là gì, cách phân loại, đặc điểm và vai trò của chúng đối với sức khỏe. Đồng thời hy vọng với những chia sẻ này, bạn sẽ chọn được loại men vi sinh có chứa lợi khuẩn Lactobacillus phù hợp nhất.