Rối loạn tiêu hóa là tình trạng khá phổ biến ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Chứng bệnh này có thể gây nên một số triệu chứng như: Đau bụng, nôn mửa, khó tiêu, tiêu chảy, táo bón và đôi lúc là phát sốt. Bài viết sau đây, Life-Space sẽ mang đến cho bạn những thông tin về việc bé bị rối loạn tiêu hóa và sốt.
Tình trạng rối loạn tiêu hóa ở trẻ có thể bắt nguồn từ nhiều nguyên nhân khác nhau. Trong đó, nguyên nhân chủ yếu là do hệ tiêu hóa, hệ miễn dịch của trẻ còn non nớt, chưa hoàn chỉnh nên dễ bị các tác nhân xấu tấn công và dẫn đến rối loạn tiêu hóa. Các bậc phụ huynh có thể nhận biết trẻ có bị rối loạn tiêu hóa hay không qua một số dấu hiệu như: chán ăn, quấy khóc, sốt nhẹ hoặc sốt cao.
Trẻ bị rối loạn tiêu hóa đồng nghĩa với việc cơ thể bé đã bị nhiễm khuẩn, nhiễm trùng. Lúc này, cơ thể bé có thể sẽ phát sốt để phản ứng lại với các tác tác nhân lạ, vi khuẩn xâm nhập. Tuy nhiên, đây không phải là dấu hiệu điển hình của chứng rối loạn tiêu hóa không phải trẻ nào bị rối loạn tiêu hóa cũng sẽ phát sốt. Do đó, khi bé bị rối loạn tiêu hóa có kèm theo sốt thì cha mẹ không nên chủ quan mà nên đứa trẻ đi khám để tìm ra nguyên nhân gây bệnh và biện pháp điều trị kịp thời.
Ngoài dấu hiệu rối loạn tiêu hóa có sốt thì cơ thể trẻ có thể xuất hiện một số dấu hiệu, triệu chứng khác như:
- Nôn trớ nhiều: Trẻ nhỏ dưới 1 tuổi thường gặp tình trạng nôn trớ vì thực quản của trẻ còn ngắn, phần dưới nở rộng, lớp cơ ruột cũng chưa phát triển hoàn chỉnh và vẫn còn yếu nên cơ tâm vị sẽ bị co thắt bất thường.
Vì thế, nếu cha mẹ quan sát thấy trẻ vài ngày nôn trớ 1 lần hoặc khi ăn no quá lại trớ thì đó là hiện tượng bình thường. Tuy nhiên, nếu trẻ bị nôn trớ, trào ngược thường xuyên, ăn vào lại nôn ra thì có thể đường tiêu hóa của trẻ đang có vấn đề.
- Táo bón: Táo bón là một trong những triệu chứng thường gặp ở mọi trẻ nhỏ. Khi bị táo bón, trẻ 2 - 3 ngày mới đi đại tiện một lần, phân cứng, khuôn phân to, có màu đen, đau bụng khi đi đại tiện và thậm chí còn có lẫn 1 chút máu ở trong phân. Tình trạng này nếu nặng có thể gây ra những biến chứng nguy hiểm như: viêm ruột, tắc ruột, thủng ruột,…
- Tiêu chảy: Trẻ nhỏ bị rối loạn tiêu hóa thường bị tiêu chảy, đại tiện phân lỏng như nước, phân thường lẫn bọt, có mùi tanh, có màu trắng, còn lẫn thức ăn chưa được tiêu hóa (phân sống), phân có chất nhầy.
- Đầy bụng, khó tiêu, ợ hơi: Các triệu chứng này thường xuất hiện ở những trẻ đang bị rối loạn tiêu hóa.
- Chán ăn, ăn ít, quấy khóc: Trẻ bị rối loạn tiêu hóa thường kém ăn, lười ăn do hệ tiêu hóa hoạt động kém hiệu quả, dẫn đến khả năng hấp thu và tiêu hóa cũng kém đi. Nhiều trẻ chỉ uống sữa và không chịu ăn cháo, ăn cơm, lười vận động, cáu gắt hay quấy khóc.
Dưới đây là một số nguyên nhân phổ biến dẫn đến các bệnh về hệ tiêu hóa của trẻ em như:
- Sức đề kháng yếu: Khi trẻ có sức đề kháng yếu, các tác nhân gây bệnh như vi khuẩn, virus, nấm, ký sinh trùng sẽ xâm nhập và gây ra nhiều bệnh cho trẻ, trong đó có bệnh rối loạn tiêu hóa.
- Lạm dụng kháng sinh: Thuốc kháng sinh có tác dụng điều trị bệnh nhưng cũng sẽ tiêu diệt các vi khuẩn có lợi trong đường ruột, dẫn đến chứng rối loạn tiêu hóa.
- Do nhiễm khuẩn: Môi trường sống vệ sinh kém, nguồn nước bị nhiễm khuẩn, thức ăn không đảm bảo an toàn, tay hoặc đồ chơi bị nhiễm khuẩn cũng là những nguyên nhân khiến trẻ dễ bị nhiễm khuẩn đường ruột và rối loạn tiêu hóa.
- Chế độ dinh dưỡng không hợp lý: Do hệ men tiêu hóa của trẻ vẫn chưa hoàn thiện đầy đủ nên chế độ ăn uống không khoa học sẽ khiến trẻ bị đầy bụng khó tiêu.
- Bị biến chứng từ bệnh khác: Khi bị viêm đường hô hấp, viêm phổi, viêm phế quản, trẻ thường khạc ra nhiều đờm. Nếu trẻ nuốt phải đờm có chứa vi khuẩn thì rất dễ gây nhiễm trùng đường ruột và gây rối loạn tiêu hóa.
Khi trẻ nhỏ bị rối loạn tiêu hóa có kèm theo sốt thì các bậc cha mẹ cần có biện pháp chữa trị kịp thời bởi nếu để tình trạng này kéo dài sẽ khiến trẻ bị suy dinh dưỡng, suy giảm hệ miễn dịch dẫn đến phát triển chậm cả về thể chất và trí não. Để giúp trẻ nhanh chóng cải thiện tình trạng rối loạn tiêu hóa và sốt, bố mẹ cần chú ý những vấn đề sau:
Ngoài những bện pháp trên, bạn có thể bổ sung tthực phẩm chức năng men vi sinh Life-Space khi ăn để hỗ trợ tiêu hóa và tăng cường sức đề kháng cho trẻ. Sau đây là 2 sản phẩm men vi sinh được nhiều bậc cha mẹ tin tưởng sử dụng:
- Probiotic Powder for Children cho trẻ 3 - 12 tuổi:
Probiotic Powder for Children giúp hỗ trợ chức năng ruột, hệ vi sinh vật đường ruột và duy trì hệ thống miễn dịch khỏe mạnh cho trẻ từ 3 đến 12 tuổi.
Probiotic Powder for Children là sản phẩm được bào chế giúp hỗ trợ sức khỏe hệ miễn dịch cho trẻ từ 3 đến 12 tuổi. Trong mỗi gram men vi sinh có chứa 15 chủng vi khuẩn có lợi kết hợp cùng 10 tỷ CFU. Đặc biệt, sản phẩm còn chứa L. rhamnosus GG giúp cân bằng hệ vi sinh vật, giảm bớt khả năng bị nhiễm trùng đường hô hấp (RTI) và viêm dạ dày ruột.
Các mẹ nên bảo quản men vi sinh ở nơi có nhiệt độ không quá 30 độ C, thoáng mát và không cần phải bảo quản lạnh. Sản phẩm này có hiệu quả cao nhất khi sử dụng trong vòng 3 tháng đầu kể từ sau khi mở nắp và không được sử dụng khi con dấu nhãn bị hư hỏng hoặc bong tróc.
- Children IBS Support Probiotic cho trẻ 3 - 12 tuổi:
Lifespace Children IBS Support Probiotic chứa 3 chủng vi khuẩn có lợi, giúp cải thiện chức năng tiêu hóa thúc đẩy sự phát triển, tăng trưởng tự nhiên.
Children IBS Support Probiotic là một chế phẩm men vi sinh có chứa 3 chủng lợi khuẩn kết hợp cùng với 21 tỷ CFU/gram giúp hỗ trợ sức khỏe và chức năng hệ miễn dịch, giảm các triệu chứng đau bụng, đầy hơi, rối loạn tiêu hóa ở trẻ. Sản phẩm này được bào chế dành riêng cho trẻ từ 3 - 12 tuổi. Mỗi ngày, bạn nên cho trẻ dùng 2gram ~ 2 muỗng mỗi ngày hoặc theo chỉ định của bác sĩ.
Nếu có nhu cầu mua men vi sinh Lifespace cho trẻ, bạn có thể truy cập vào các địa chỉ phân phối chính hãng, chất lượng như:
Trên đây, Life-Space đã chia sẻ đến bạn những thông tin có liên quan đến tình trạng trẻ bị rối loạn tiêu hóa và sốt. Hy vọng với những chia sẻ ở trên, bạn có thể biết cách chăm sóc khi con bị rối loạn tiêu hóa một cách tốt nhất.