Trứng là một loại thực phẩm vô cùng quen thuộc, bổ dưỡng với nhiều cách chế biến đa dạng. Hương vị của trứng lại rất thơm ngon và dễ ăn nên từ lâu đã trở thành món khoái khẩu của nhiều lứa tuổi khác nhau. Tuy nhiên, vẫn có một vài trường hợp trứng lại trở thành món ăn cấm kỵ. Vậy khi bị rối loạn tiêu hóa có nên ăn trứng không? Hãy cùng Life-Space tìm hiểu trong bài viết dưới đây.
Nhiều nghiên cứu đã cho thấy, trứng là loại thực phẩm cung cấp nguồn dinh dưỡng dồi dào, đặc biệt tốt cho sức khỏe.
Trong mỗi 100g trứng có chứa: 166 kcal năng lượng; 14.8g protein; 11.6g chất béo; 0.5g glucid; các vitamin (700 mcg vitamin A, 0.3mcg vitamin K, 0.88mcg vitamin D…); khoáng chất (176mg Kali, 11mg Magie, 2.7mg Sắt, 55mg Canxi…).
Có thể thấy, trong trứng chứa đủ glucid, protein, các loại men, hormone, các vitamin và khoáng chất. Đặc biệt, protein trong lòng đỏ trứng là loại phospho protein với thành phần acid amin tốt nhất và toàn diện nhất, bao gồm Cystein, Methionin, Arginin, Tryptophan.
Ngoài ra, ăn trứng còn giúp cải thiện trí nhớ; nâng cao khả năng miễn dịch; chống lão hóa; ngừa máu vón cục; ngừa đau tim, đột quỵ; bổ mắt; ngăn ngừa thoái hóa điểm vàng…
Người bị rối loạn tiêu hóa vẫn có thể ăn trứng nhưng cần chế biến đúng cách để không làm tình trạng rối loạn tiêu hóa kéo dài hoặc trầm trọng thêm.
Trứng luộc là lựa chọn tối ưu nhất cho những ai đang bị rối loạn tiêu hóa
Theo đó, khi bị rối loạn tiêu hóa, bạn nên ăn trứng luộc thay vì trứng được chế biến theo các cách như chiên non, chiên già hay nấu với sữa. Khả năng hấp thu dưỡng chất và khả năng tiêu hóa trong các cách chế biến như luộc, rán non, rán già, nấu với nước hoặc sữa lần lượt là 99%, 98%, 81.1%, 92.5%.
Như vậy, với trứng luộc, tỷ lệ hấp thu chất dinh dưỡng là cao nhất nên người bị rối loạn tiêu hóa ăn sẽ rất tốt.
Để giữ được chất dinh dưỡng, đồng thời trứng luộc không bị cứng, trứng mềm và ngon thì bạn nên luộc đúng cách như sau:
Bước 1: Cho nước lạnh vào nồi
Bước 2: Rửa sạch trứng rồi đun ở mức lửa nhỏ cho đến khi nước ấm dần
Bước 3: Sau khi nước sôi, tiếp tục đun nhỏ lửa trong vòng 2 phút
Bước 4: Cuối cùng bạn tắt bếp và ngâm trứng trong nồi thêm 5 phút
Trong đó, thời gian luộc trứng khác nhau thì thời gian tiêu hóa trứng cũng khác nhau. Ví dụ trứng luộc trong 3 phút là trứng tái, khi ăn sẽ dễ tiêu hóa hơn và mất khoản 90 phút để tiêu hóa hoàn toàn.
Đối với các quả trứng luộc trong 5 phút là lúc trứng gần chín và cơ thể sẽ mất khoảng 2 giờ để hấp thụ toàn bộ dinh dưỡng. Đối với quả trứng đã luộc chín hoàn toàn thì sẽ mất đến khoảng 3 giờ 15 phút để tiêu hóa hoàn toàn.
Như vậy, có thể thấy ăn trứng luộc trong thời gian 5 phút là tốt nhất cho cơ thể, vừa giúp hấp thu đầy đủ dưỡng chất, vừa đảm bảo trứng mềm, mịn và tạo cảm giác ngon miệng hơn. Vì vậy, khi bạn bị rối loạn tiêu hóa thì nên ưu tiên ăn trứng luộc đúng cách để giữ lại lượng dinh dưỡng cao nhất.
Trứng luộc trong 5 phút sẽ mềm mịn, lòng đỏ dẻo có vị bùi bùi ăn rất dễ tiêu hóa
Tuy nhiên, trứng là loại thực phẩm chứa protein dồi dào nên khi ăn quá nhiều sẽ dẫn đến tăng sự trao đổi chất và làm cho thận bị quá tải. Vì vậy, đối với người già và trẻ em chỉ nên ăn 1 quả/ngày và thanh thiếu niên, trung niên có thể ăn tối đa 2 quả.
Mặc dù trứng là loại thực phẩm mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe nhờ nguồn khoáng chất dồi dào, protein cùng các loại chất béo lành mạnh. Tuy nhiên, không phải trứng nào bạn cũng có thể ăn và cách chế biến nào cũng sẽ phù hợp.
Do đó, để giảm thiểu sự dư thừa chất, tạo gánh nặng cho cơ thể thì bạn cần lưu ý những điều sau:
Chỉ nên ăn 3 - 4 quả trứng gà, bởi nếu bạn lạm dụng ăn quá nhiều sẽ dẫn đến dư thừa cholesterol. Dẫn đến các bệnh xơ vữa động mạch, làm tăng huyết áp và viêm tụy cấp.
Bạn nên ăn trứng được nấu chín hoàn toàn vì trứng chưa nấu chín sẽ tiềm ẩn vi khuẩn có hại cho niêm mạc dạ dày. Ưu tiên các món trứng luộc, hấp và hạn chế rán trứng vì chứa nhiều dầu mỡ.
Với loại trứng có dinh dưỡng cao hơn như: trứng đà điểu, trứng ngỗng, trứng vịt thì bạn chỉ nên ăn 1 - 2 trứng/ tuần.
Bên cạnh việc thực hiện dùng thuốc theo chỉ định của bác sĩ, người bị rối loạn tiêu hóa nên thực hiện chế độ ăn uống lành mạnh để bệnh được thuyên giảm:
Trung bình nước chiếm khoảng 70% trọng lượng trong cơ thể, do đó bạn cần uống đủ 1,5l - 2l nước mỗi ngày . Bạn nên uống nhiều vào bữa sáng và trước bữa ăn để tránh tình trạng khi đói dẫn đến ăn nhiều, ăn nhanh gây đau dạ dày hơn.
Nên ăn các loại ngũ cốc nguyên hạt như: yến mạch, gạo lứt, ngô, kê,... để cung cấp lượng chất xơ, vitamin giúp hệ tiêu hóa khỏe mạnh hơn
Ưu tiên sử dụng các loại thịt trắng như: thịt gà, cá, vịt, ngỗng, cá tuyết, cá basa, cá diêu hồng,... để cung cấp protein cho cơ thể và giúp dạ dày dễ tiêu hóa hơn thịt đỏ
Thịt trắng không có nhiều năng lượng nhưng lại giàu chất béo không bão hòa - một chất béo có lợi cho sức khỏe
Nên ăn trứng luộc hoặc cá chế biến 3 lần/ tuần để cung cấp vitamin D có tác dụng ngăn ngừa bệnh nhiễm trùng
Sử dụng các loại trái cây chứa nhiều chất xơ, vitamin và đặc biệt là vitamin C để tăng cường sức đề kháng cho cơ thể. Trong đó, có các loại trái cây như: chuối, ổi, nho, dâu tây, bơ, táo,...
Bị rối loạn tiêu hóa khiến cho bạn bị chán ăn, bụng nặng nề, hơi thở ngắn, buồn nôn gây mệt mỏi. Do đó, bạn cần ưu tiên ăn những thức ăn lỏng, mềm để dễ tiêu hóa như cháo, súp hoặc các thực phẩm giàu kali và vitamin B6 giúp cho hệ thần kinh và hệ thống miễn dịch được khỏe mạnh.
Tóm lại, liên quan đến câu hỏi khi bị rối loạn tiêu hóa có nên ăn trứng không, trả lời là tùy vào từng trường hợp cụ thể. Nếu không có khó khăn gì trong việc tiêu hoá trứng, bạn có thể sử dụng chúng làm nguồn cung cấp dinh dưỡng cho cơ thể. Tuy nhiên, nếu bạn gặp phải các triệu chứng như đầy hơi, buồn nôn hoặc tiêu chảy, hãy tạm thời tránh ăn trứng và tìm kiếm lời khuyên từ chuyên gia dinh dưỡng hoặc bác sĩ.