Rối loạn tiêu hóa không chỉ khiến trẻ khó chịu mà nó còn làm giảm khả năng hấp thụ dinh dưỡng, khiến trẻ chán ăn, quấy khóc gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe. Vì thế, rất nhiều bố mẹ cực kỳ băn khoăn trẻ bị rối loạn tiêu hóa bao lâu thì khỏi? Để tìm ra lời giải đáp của câu hỏi này, mời bố mẹ cùng Life-Space tìm hiểu ngay trong bài viết dưới đây.
I. Khái niệm và các cấp độ của rối loạn tiêu hóa
Rối loạn tiêu hóa là bệnh đường ruột thường gặp ở trẻ nhỏ do hệ tiêu hóa còn yếu và chưa thể thích nghi với các thực phẩm khác ngoài sữa mẹ. Thông thường, tình trạng rối loạn tiêu hóa sẽ được chia làm 3 cấp độ sau:
- Rối loạn tiêu hóa cấp tính: Các triệu chứng thường thấy mà trẻ thường gặp là đầy bụng, khó tiêu, mất nước, nôn, rối loạn điện giải hoặc bị sốt cao, mệt mỏi, quấy khóc nhiều lần. Tuy nhiên, tình trạng thường chỉ kéo dài từ 1 đến 2 ngày sẽ tự khỏi. Một số trường hợp đặc biệt sẽ khiến tình trạng rối loạn tiêu hóa kéo dài đến 2 tuần.
- Rối loạn tiêu hóa kéo dài: Trẻ sẽ gặp một số triệu chứng như đau bụng, chướng hơi, đi ngoài, phân có mùi chua, khó tiêu hoặc hăm tã. Tình trạng rối loạn này sẽ diễn ra trong khoảng từ 2 đến 4 tuần.
- Rối loạn tiêu hóa mãn tính: Một số biểu hiện thường gặp ở trẻ bị rối loạn tiêu hóa mãn tính như đau bụng, buồn nôn, mệt mỏi hoặc phân có máu. Thời gian diễn ra tình trạng này sẽ kéo dài từ 4 tuần trở lên.
II. Nguyên nhân gây ra tình trạng rối loạn tiêu hóa ở trẻ nhỏ
Việc xác định chính xác nguyên nhân gây ra tình trạng rối loạn tiêu hóa sẽ giúp các bậc phụ huynh biết chính xác thời gian trẻ bị rối loạn tiêu hóa sẽ khỏi. Sau đây là một số nguyên nhân gây ra rối loạn tiêu hóa ở trẻ nhỏ:
- Hệ miễn dịch chưa hoàn thiện: Hệ miễn dịch và sức đề kháng của trẻ nhỏ còn yếu nên dễ bị các vi khuẩn tấn công. Do đó, các bé thường dễ mắc bệnh về đường tiêu hóa, đặc biệt là chứng đầy bụng, khó tiêu.
- Sử dụng kháng sinh: Việc sử dụng kháng sinh kéo dài có thể tiêu diệt nhầm cả lợi khuẩn, gây mất cân bằng vi sinh đường ruột khiến hệ tiêu hóa của trẻ bị rối loạn.
- Chế độ dinh dưỡng không hợp lý: Việc cho trẻ ăn dặm quá sớm hoặc sử dụng thức ăn khó tiêu, chứa nhiều dầu mỡ, đạm, đường trong thực đơn hàng ngày của bé sẽ khiến hệ tiêu hóa quá tải, khả năng hấp thụ dinh dưỡng giảm gây rối loạn tiêu hóa.
- Ngộ độc thức ăn: Khi cho trẻ ăn thức ăn đã để lâu ngày hoặc không được bảo quản đúng cách có thể khiến bé bị nhiễm khuẩn, gây ngộ độc và rối loạn tiêu hóa.
- Bị một số bệnh lý: Một số loại bệnh như viêm đường hô hấp, viêm phổi, viêm phế quản có thể làm trẻ có đờm và nếu không biết cách khạc nhổ thì có thể bị nhiễm khuẩn hoặc rối loạn tiêu hóa.
III. Những triệu chứng giúp nhận biết rối loạn tiêu hóa ở trẻ nhỏ
Sau đây là một số dấu hiệu giúp các bậc phụ huynh nhận biết các triệu chứng rối loạn tiêu hóa ở trẻ nhỏ:
- Nôn và buồn nôn: Hiện tượng nôn trớ thường xuyên xảy ra ở trẻ sơ sinh. Tuy nhiên, trong độ tuổi mới lớn thì trẻ cũng có thể xảy ra tình trạng này do hệ tiêu hóa chưa hoàn thiện.
- Tiêu chảy: Đây được xem là một trong những dấu hiệu thường thấy ở trẻ bị rối loạn tiêu hóa. Theo các chuyên gia, nếu tình trạng này kéo dài thì các mẹ nên đưa con đến gặp bác sĩ để tránh gây mất nước nghiêm trọng.
- Táo bón: Bên cạnh tiêu chảy thì táo bón cũng được xem là triệu chứng cho thấy hệ tiêu hóa của trẻ đang gặp vấn đề. Tình trạng này sẽ khiến bé đi đại tiện gặp nhiều khó khăn như đau rát hậu môn hoặc chảy máu…
- Phân sống: Nếu bị rối loạn tiêu hóa thì trẻ có thể xuất hiện triệu chứng đi ngoài phân sống do thức ăn không được chuyển hóa. Tình trạng này sẽ khiến phân thải ra lổn nhổn, có lẫn dịch nhầy, hoa cải, hoa cà…
- Chướng hơi, đầy bụng: Đây là một trong những biểu hiện cho thấy trẻ đang bị rối loạn tiêu hóa. Khi thức ăn không được xử lý kịp thời thì bụng có thể căng tức và sinh ra hơi.
IV. Tình trạng rối loạn tiêu hóa ở trẻ nhỏ bao lâu thì khỏi?
Thời gian khỏi rối loạn tiêu hóa ở trẻ nhỏ sẽ phụ thuộc vào nhiều yếu tố. Theo ý kiến của đại tá - bác sĩ Nguyễn Bá Vương (Học viện YHCT Quân đội) thì: Rối loạn tiêu hóa ở người lớn có thể tự khỏi sau 1 đến 2 ngày. Tuy nhiên, thời gian lành bệnh ở trẻ nhỏ có thể sẽ kéo dài hơn từ vài ngày, thậm chí đến 2 tuần tùy vào cơ địa cũng như các triệu chứng gặp phải.
Bởi vì, hệ tiêu hóa của trẻ chưa được hoàn thiện nên dễ bị ảnh hưởng bởi các tác nhân bên ngoài. Thông thường, tình trạng rối loạn tiêu hóa ở trẻ có thể điều trị khỏi hoàn toàn. Tuy nhiên, nếu không dứt điểm thì tình trạng này rất dễ tái phát, có thể kéo dài thời gian bị bệnh kèm theo các hậu quả lớn hơn.
Do đó, để đạt hiệu quả tốt nhất thì các mẹ nên tuân thủ phác đồ điều trị của các chuyên gia. Đồng thời, tránh tự ý sử dụng các loại thuốc tại nhà để tránh để lại hậu quả lớn.
V. Tình trạng rối loạn tiêu hóa ở trẻ nhỏ kéo dài có sao không?
Theo các chuyên gia, tình trạng rối loạn tiêu hóa ở trẻ nhỏ có thể chữa khỏi và không gây nguy hiểm gì. Tuy nhiên, nếu tình trạng này kéo dài thì bé sẽ cảm thấy chán ăn, mệt mỏi. Lâu ngày sẽ khiến cơ thể bị suy nhược, khả năng hấp thu dinh dưỡng kém và không thể phát triển toàn diện cả về thể chất lẫn trí tuệ. Trong một số trường hợp, rối loạn tiêu hóa kéo dài có thể gây mất nước và nếu không bù điện giải kịp thời có thể nguy hiểm đến tính mạng.
VI. Các sai lầm phổ biến khi điều trị rối loạn tiêu hóa ở trẻ nhỏ
Thông thường, tình trạng rối loạn tiêu hóa ở trẻ nhỏ sẽ khoảng trong vài ngày hoặc 1 đến 2 tuần. Tuy nhiên, có một số trường hợp do sai lầm khi điều trị sẽ khiến bệnh trở nên nặng hơn. Cụ thể như sau:
- Chỉ quan tâm điều trị triệu chứng: Có rất nhiều bậc phụ huynh chỉ quan tâm điều trị các triệu chứng mà quên đi việc khắc phục các nguyên nhân khiến bệnh ngày càng nặng hơn. Theo các chuyên gia, việc cải thiện các triệu chứng là tạm thời mà việc khắc phục các nguyên nhân sẽ khiến bệnh được chữa dứt điểm.
- Không thăm khám bác sĩ mà tự ý sử dụng thuốc: Một sai lầm phổ biến mà các mẹ bỉm thường mắc phải là khi con bị rối loạn tiêu hóa sẽ bổ sung thêm men vi sinh hoặc thuốc kháng sinh mà không đi gặp bác sĩ. Điều này sẽ khiến bệnh nặng hơn, gây ảnh hưởng đến chức năng tiêu hóa do sử dụng sai cách.
- Không hiểu rõ tầm quan trọng của lợi khuẩn: Lợi khuẩn là một trong những yếu tố quan trọng của hệ tiêu hóa. Vì vậy, sau mỗi lần điều trị rối loạn tiêu hóa, các bậc phụ huynh cần bổ sung thêm cho bé những loại thực phẩm giúp cân bằng lợi khuẩn, hạn chế tái phát lại.
VII. Khi trẻ bị rối loạn tiêu hóa thì các mẹ nên làm gì?
Để tình trạng rối loạn tiêu hóa sớm được cải thiện, các bậc phụ huynh nên thực hiện các biện pháp sau đây:
- Chia nhỏ các bữa ăn để bé dễ tiêu và không bị chán ăn.
- Bổ sung các thực phẩm giàu chất xơ cũng như cung cấp cho trẻ 4 nhóm chất chính là đạm, đường, tinh bột, vitamin cùng các loại khoáng chất.
- Tăng cường bổ sung thêm sữa chua nhằm cân bằng hệ vi sinh đường ruột để hệ tiêu hóa của trẻ luôn khỏe mạnh, hấp thu tốt.
- Trong thời gian điều trị, các mẹ cũng nên khuyến khích con trẻ thường xuyên vận động để tiêu hóa tốt hơn. Đồng thời, chế biến cho bé các món ăn dạng mềm như cháo, súp hoặc nước canh…
- Trong trường hợp các triệu chứng không được cải thiện thì mẹ cần đưa bé đến gặp các bác sĩ để được tư vấn phương pháp điều trị thích hợp.
- Bổ sung lợi khuẩn bằng cách cho trẻ sử dụng thêm men vi sinh giúp cân bằng hệ vi sinh đường ruột.
Dưới đây là 2 dòng sản phẩm men vi sinh dành riêng cho trẻ nhỏ được nhiều bậc phụ huynh tin dùng:
Probiotic Powder for Baby 6 months-3 years: Là chế phẩm sinh học được bào chế từ 2 thành phần chính: B. animalis ssp. lactis HN019 và L. rhamnosus HN001, Probiotic Powder for Baby 6 months-3 years cung cấp 10 chủng vi khuẩn có lợi nhằm hỗ trợ nhu động ruột, cải thiện hệ miễn dịch và duy trì hệ tiêu hóa khỏe mạnh cho trẻ nhỏ.
Probiotic Powder for Baby 6 months-3 years là loại men vi sinh được sử dụng cho trẻ từ 0 tháng đến 3 tuổi bằng cách hòa tan bột với nước ấm để uống hoặc trộn chung với thức ăn
Children IBS Support Probiotic: Là chế phẩm sinh học cao cấp chứa 3 chủng vi khuẩn có lợi kết hợp cùng kẽm giúp giảm các triệu chứng như đau bụng, đầy hơi và chướng bụng. Ngoài ra, sản phẩm này còn hỗ trợ sức khỏe niêm mạc hệ tiêu hóa và chức năng hệ miễn dịch giúp trẻ luôn khỏe mạnh.
Children IBS Support Probiotic là loại men vi sinh được bào chế cho trẻ từ 3 đến 13 tuổi nhằm khắc phục các triệu chứng liên quan đến Hội chứng đường ruột kích ứng (IBS)
Nếu bạn có nhu cầu quan tâm, tìm hiểu các sản phẩm men vi sinh của Life-Space, vui lòng truy cập các cửa hàng trực tuyến phân phối chính hãng tại:
VIII. Kết luận
Hệ vi sinh đường ruột của trẻ sẽ có tới 85% là lợi khuẩn và 15% là hại khuẩn. Khi trẻ bị rối loạn tiêu hóa thì hệ vi sinh đường ruột sẽ bị mất cân bằng. Do đó, bên cạnh các biện pháp khắc phục đã nêu trên thì các mẹ cũng nên bổ sung các loại men vi sinh để tăng lợi khuẩn cho cơ thể, nhằm cân bằng hệ vi sinh đường ruột, điều trị dứt điểm tình trạng rối loạn tiêu hóa.
Bài viết trên đây có lẽ đã giải đáp chi tiết băn khoăn của các bậc phụ huynh về câu hỏi trẻ bị rối loạn tiêu hóa bao lâu sẽ khỏi. Mong rằng những thông tin này sẽ hữu ích, giúp bạn hiểu hơn về căn bệnh này.