Hội chứng ruột kích thích và viêm đại tràng đều là những bệnh lý về đường ruột rất nhiều người mắc phải. Do đó, phần lớn mọi người thường hay nhầm lẫn chúng với nhau. Tuy nhiên, viêm đại tràng và hội chứng ruột kích thích có sự khác biệt rất lớn về cả nguyên nhân và triệu chứng. Trong bài viết sau, chúng tôi sẽ làm rõ những điều mà bạn nên biết về hai loại bệnh lý viêm đại tràng và hội chứng ruột kích thích này.
Viêm đại tràng và hội chứng ruột kích thích đều liên quan đến đường ruột
Nguyên nhân khiến cho nhiều người mắc phải hội chứng ruột kích thích vẫn chưa được xác định rõ, dù vậy nhiều nghiên cứu khoa học cho thấy nó được gây ra bởi nhiều yếu tố. Đối với người khoẻ mạnh, nhu động ruột tại hệ thống tiêu hóa từ thực quản đến trực tràng sẽ phối hợp nhịp nhàng hỗ trợ nhiệm vụ vận chuyển, tiêu hóa thức ăn.
Mặc dù thế, khi mắc phải hội chứng ruột kích thích ở đại tràng, nhu động ruột không thể hoạt động trơn tru và trở nên suy yếu hơn so với bình thường, gây ra các triệu chứng khó chịu như đầy hơi, chướng bụng, táo bón, tiêu chảy...
Ngoài ra, hệ thần kinh đường tiêu hóa hoạt động bất thường cũng dẫn đến hội chứng ruột kích thích, cụ thể là sự phối hợp kém hiệu quả của các tín hiệu giữa ruột và não, gây ra các phản ứng quá độ với những thay đổi bình thường trong hệ tiêu hóa, khiến cho tần suất xảy ra tình trạng đau bụng, táo bón hoặc tiêu chảy xuất hiện nhiều hơn.
Tác nhân gây ra hội chứng ruột kích thích ở mỗi người là khác nhau
Bên cạnh đó, cũng tồn tại một số yếu tố có thể gây khởi phát hội chứng ruột kích thích ở đại tràng:
- Thực phẩm tiêu thụ: Một số loại thực phẩm như chất béo, các loại đậu, sô cô la, bông cải xanh, rượu bia và thức uống có ga... có thể làm tăng triệu chứng ở nhiều người. Dù vậy, hiện nay vẫn chưa ghi nhận bằng chứng nào rõ ràng về mối liên hệ giữa hội chứng ruột kích thích và tình trạng không dung nạp thực phẩm hoặc dị ứng thức ăn.
- Căng thẳng, stress kéo dài: Những người bị mắc hội chứng này thường có dấu hiệu rõ ràng trong các giai đoạn căng thẳng, stress... Tuy nhiên, căng thẳng và stress chỉ khiến triệu chứng bị nặng hơn chứ không phải là yếu tố cốt lõi gây ra các dấu hiệu của bệnh.
- Nội tiết tố: Nhiều nghiên cứu minh chứng rằng phụ nữ có xu hướng dễ mắc phải hội chứng ruột kích thích cao gấp đôi so với đàn ông. Nhiều người nữ thấy rằng triệu chứng của bệnh gia tăng trước, trong và sau giai đoạn kinh nguyệt.
- Các bệnh lý khác: Một số vấn đề sức khoẻ như loạn khuẩn, viêm dạ dày ruột có thể làm xuất hiện hội chứng ruột kích thích ở đại tràng
Hội chứng ruột kích thích có khả năng xuất hiện ở mọi đối tượng. Trong đó, những người có nguy cơ cao mắc phải thường có đặc điểm:
Khác với viêm đại tràng, hội chứng ruột kích thích không làm tổn thương nhu mô ruột và làm tăng nguy cơ ung thư đại trực tràng. Có thể nhận biết các dấu hiệu của hội chứng ruột kích thích như sau:
Hội chứng ruột kích thích là mãn tính ở hầu hết các trường hợp, bởi dấu hiệu của bệnh có thể tự cải thiện, thậm chí là biến mất hoàn toàn nhưng vẫn có thể trở nên nặng hơn.
Có thể nhận biết hội chứng ruột kích thích thông qua một số dấu hiệu đặc trưng
Kết quả các công trình nghiên cứu về hội chứng ruột kích thích đã tổng kết được hai bộ tiêu chuẩn chẩn đoán dựa trên các triệu chứng như sau:
Đa phần người bệnh có thể giảm thiểu được các triệu chứng mức độ nhẹ bằng cách thay đổi chế độ ăn uống hằng ngày và lối sống sinh hoạt. Trong trường hợp các dấu hiệu ở mức độ trung bình hoặc nặng hơn thì bác sĩ có thể chỉ định người mắc bệnh sử dụng các loại thuốc phù hợp như sau:
Hội chứng ruột kích thích rất khó điều trị triệt để nhưng vẫn có thể được kiểm soát
Xảy ra do người bệnh bị ngộ độc thức ăn, dị ứng với các loại thực phẩm lạ, bị nhiễm bẩn, có chứa vi khuẩn gây bệnh hoặc do thói quen sinh hoạt không sạch sẽ và đảm bảo vệ sinh. Hay lạm dụng kháng sinh kéo dài, cảm thấy khó tiêu, thường xuyên bị táo bón và căng thẳng
Nếu không được điều trị dứt điểm thì viêm đại tràng cấp tính sẽ gây ra nhiễm trùng bởi nấm và chất độc, từ đó dẫn đến viêm đại tràng mãn tính. Đôi khi, người bệnh cũng có thể mắc phải viêm đại tràng mãn tính không rõ nguyên nhân
Viêm đại tràng có thể xuất hiện bởi nhiều nguyên nhân khác nhau
2.2. Nhận biết các dấu hiệu của chứng viêm đại tràng
2.3. Cách chẩn đoán viêm đại tràng
Viêm đại tràng có thể được chẩn đoán dựa theo các triệu chứng lâm sàng kết hợp với xét nghiệm cận lâm sàng như nội soi đại tràng, xét nghiệm mẫu phân, nội soi đại tràng, chụp X – quang, chụp CT…
Hiện nay đang có rất nhiều phương pháp để chẩn đoán viêm đại tràng
- Phương pháp điều trị nội khoa: Xử lý viêm đại tràng bằng thuốc do bác sĩ kê đơn. Các loại thuốc được dùng để trị viêm đại tràng như thuốc kháng sinh, kháng ký sinh, giảm đau chống co thắt, điều trị táo bón và tiêu chảy…
- Phương pháp điều trị ngoại khoa: Phương pháp này thường được tận dụng trong trường hợp tình trạng viêm đại tràng có diễn biến nghiêm trọng và dần xuất hiện các biến chứng. Phương pháp xử lý chủ yếu là cắt bỏ phần đại tràng đã bị viêm. Dù vậy, đây vẫn là phương pháp có nguy cơ để lại di chứng nhất định cho sức khỏe và tâm lý của người bệnh
Một số phương pháp điều trị cụ thể sẽ giúp người bệnh giảm thiểu các triệu chứng
Nhân tố | Hội chứng ruột kích thích | Viêm đại tràng |
Tác nhân gây ra | Là một rối loạn cơ năng trong hoạt động của đại tràng. | Viêm đại tràng chủ yếu xuất hiện do bị nhiễm vi khuẩn hoặc ký sinh trùng có hại xâm nhập thông qua đường ăn uống. |
Nội soi đại tràng | Đại tràng bình thường, không xuất hiện các vết viêm, loét. | Trong đại tràng có sự xuất hiện của các ổ viêm, loét, xung huyết nghiêm trọng. |
Đau bụng | Người bệnh bị đau quặn, đau dữ dội. Đối với một số trường hợp thậm chí có thể sờ thấy cục rắn nổi lên tại các vị trí đau. | Thường khởi phát cơn đau bụng âm ỉ cố định một chỗ, có thể ở hố chậu phải hoặc trái. |
Đi đại tiện | Đi ngoài bất thường, bị táo bón hoặc phân lỏng, có thể đầu rắn đuôi nát, không lẫn máu. Người bệnh có cảm giác muốn đi vệ sinh ngay sau khi ăn. | Đi ngoài nhiều lần trong ngày, phân nát, không thành khuôn, có mùi hôi tanh xen lẫn máu và chất nhầy. |
Các yếu tố tâm lý | Người mắc phải thường xuyên bị lo lắng và căng thẳng | Viêm đại tràng không gây tác động nhiều đến yếu tố tâm lý |
Đầy hơi, chướng bụng | Tình trạng bị đầy hơi, chướng bụng khá trầm trọng, nhất là sau khi ăn và chỉ giảm đi khi đã trung tiện hoặc đại tiện | Đầy hơi, chướng bụng xuất hiện ở mức độ vừa phải và không gây quá nhiều ảnh hưởng |
Các triệu chứng khác | Người bệnh có thể sẽ bị mất ngủ, hồi hộp, tim đập nhanh, mệt mỏi, đau đầu, chóng mặt... | Viêm đại tràng thường chỉ có tác động đến đường tiêu hóa. |
Bổ sung IBS Support Probiotic có khả năng cân bằng hệ vi sinh, bổ sung lợi khuẩn, từ đó hệ tiêu hóa khỏe mạnh, giúp ngăn ngừa và cải thiện hiệu quả tình trạng viêm đại tràng và hội chứng ruột kích thích
Bên cạnh đó, người bệnh cũng có thể dùng các loại thực phẩm chức năng như Children IBS Support Probiotic dành cho trẻ từ 3 đến 12 tuổi và IBS Support Probiotic dành cho người lớn để hỗ trợ hệ tiêu hoá nhằm nâng cao sức khỏe hệ miễn dịch và cải thiện các triệu chứng về hội chứng ruột kích thích, giảm đầy hơi, chướng bụng.
Các sản phẩm này còn giúp hỗ trợ sức khỏe của niêm mạc hệ tiêu hóa, duy trì hoạt động đường ruột và cân bằng lại hệ vi sinh.
Theo đó, nếu bạn đang muốn mua các sản phẩm trên của Life-Space, vui lòng truy cập trực tiếp vào các kênh thương mại điện tử phân phối chính hãng như: