Dị ứng lactose ở trẻ sơ sinh rất phổ biến và ảnh hưởng nghiêm trọng đến sự phát triển của trẻ. Để đảm bảo sức khỏe cho con của mình, cha mẹ cần phát hiện ra những dấu hiệu dị ứng sớm để có những biện pháp xử lý kịp thời.
Vậy, nguyên nhân, cách nhận biết và giải pháp cho tình trạng này là gì? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu giải đáp chi tiết trong bài viết sau đây.
Dị ứng Lactose là tình trạng khi ruột non không sản xuất đủ enzym lactase để tiêu hóa lactose - đây là loại đường thường có trong đường, sữa, bơ và phô mai. Thông thường, khi cơ thể tiêu thụ các thực phẩm chứa lactose, ruột non sẽ tiêu hóa lactose thành 2 loại đường đơn là: galactose và glucose. Sau đó, hai loại này sẽ được hấp thu thông qua lớp lót ruột và đi vào máu.
Nhưng trong trường hợp cơ thể trẻ bị thiếu hụt enzym lactase, lượng lactose sẽ không được tiêu hóa hoàn toàn và thường di chuyển đến đại tràng. Tại đại tràng, vi khuẩn sẽ tương tác với lượng lactose dư thừa và gây ra các triệu chứng bất thường.
Dị ứng lactose ở trẻ sơ sinh trong thời gian dài sẽ ảnh hưởng đến khả năng hấp thu lactose ngay cả khi ở giai đoạn trưởng thành.
Enzyme lactase là loại enzyme có trong ruột giúp cơ thể hấp thụ đường lactose. Vì vậy, việc thiếu hụt nghiêm trọng enzyme này cũng là một trong những nguyên nhân chính gây dị ứng lactose ở trẻ. Hiện tượng này thường xảy ra ở trẻ sinh non có hệ tiêu hóa kém hoặc di truyền từ người thân.
Ngoài ra, tổn thương đường ruột trong thời gian dài do các bệnh lý như viêm dạ dày ruột, nhiễm ký sinh trùng, nhiễm khuẩn… cũng là các yếu tố khiến đa số trẻ em không dung nạp được lactose. Sự suy giảm lượng enzyme lactase còn bắt nguồn từ việc sử dụng kháng sinh liên tục, từ đó gây tiêu chảy, loạn khuẩn ruột.
Nếu thường xuyên quan sát và theo dõi tình hình sức khỏe của trẻ, bố mẹ có thể dễ dàng nhận biết tình trạng dị ứng lactose trong sữa mẹ cũng như các loại sữa công thức khác thông qua 5 triệu chứng điển hình như sau:
Dấu hiệu là trẻ thường bị đầy hơi, chướng bụng kéo dài sau mỗi khi bú hoặc uống sữa. Do lactose không được hấp thu di chuyển đến đại tràng được lên men tạo ra nhiều khí hơi trong bụng.
Hiện tượng trẻ bị tiêu chảy liên tục, phân lỏng có mùi chua, có nhầy, sùi bọt hoặc có tia máu… là các dấu hiệu điển hình của tình trạng không dung nạp lactose. Vì lúc này, lactose không dung nạp được vào cơ thể sẽ bị thải ra theo phân. Khi tới đại tràng, lactose tiếp xúc với vi sinh vật và lên men gây hăm tã.
Đây cũng là biểu hiện của tình trạng bất dung nạp lactose ở trẻ sơ sinh. Lúc này, vì bị đầy hơi, chướng bụng nên dạ dày của trẻ giảm đi khả năng chứa sữa và thức ăn, từ đó dễ bị đẩy ngược về thực quản khiến trẻ nôn trớ.
Trẻ cảm thấy khó chịu ở tình trạng đường ruột nên thường xuyên quấy khóc hơn.
Vì đau bụng nên trẻ thường có biểu hiện nắm chặt tay, chân tay co lại, cong lưng do các cơn đau bụng co thắt, đau quặn.
Các biểu hiệu của dị ứng lactose ở trẻ sơ sinh thường xuất hiện sau khi uống sữa ngoài.
Bất dung nạp lactose khiến trẻ không thể hấp thụ được các dưỡng chất có trong sữa, nhất là khi đây lại là nguồn dinh dưỡng rất quan trọng và cần thiết ở những năm đầu đời của trẻ.
Tình trạng này không chỉ làm trẻ khó chịu, quấy khóc nhiều, lười bú hoặc ăn uống mà còn ảnh hưởng đến giấc ngủ. Nếu dị ứng lactose kéo dài sẽ tác động xấu đến sự phát triển của trẻ, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe như rối loạn hệ tiêu hóa, suy dinh dưỡng dẫn đến chậm tăng cân và chiều cao,... Nguy hiểm hơn là làm hệ tiêu hóa bị tổn thương nặng và dễ dẫn đến viêm ruột mạn tính.
Hiện tượng này có thể xảy ra không chỉ ở trẻ sơ sinh mà còn ở trẻ lớn, vì vậy, bố mẹ không nên chủ quan.
Dị ứng lactose dẫn đến sự thiếu hụt chất dinh dưỡng, khiến tầm vóc và thể chất phát triển chậm.
Nếu trẻ đang gặp phải tình trạng này, bố mẹ nên tham khảo ý kiến của bác sĩ để có giải pháp cải thiện. Trong đó, bố mẹ có thể làm giảm sự khó chịu của trẻ khi không dung nạp lactose bằng cách:
Hạn chế bổ sung quá nhiều các thực phẩm từ sữa nhưng vẫn đảm bảo lượng canxi cần thiết cho trẻ. Bố mẹ có thể cho trẻ ăn uống các thực phẩm giàu canxi như nước ép trái cây, rau xanh, bánh mì, hải sản,… để thay cho nguồn canxi có trong sữa. Ngoài ra, nên bổ sung thêm vitamin D cho trẻ bằng cách dùng trứng, sữa chua.
Nên cho trẻ bú với thời gian dài hơn.
Nếu trẻ đang uống sữa công thức thì nên chọn loại sữa chứa ít lactose để cơ thể trẻ tập sản sinh ra men lactase. Khi tình trạng dị ứng lactose vẫn không giảm thì nên đổi sang loại sữa không có lactose. Bố mẹ cần chọn các loại sữa chứa ít lactose có nồng độ 0.3 gam/100 gam hoặc sữa đậu nành.
Thường xuyên cho trẻ ăn các chế phẩm chứa men vi si sinh như sữa chua để đường ruột hoạt động tốt hơn, đồng thời giảm các triệu chứng đầy hơi, tiêu chảy,…
Cho trẻ uống đủ nước và ăn rau xanh để giúp cải thiện đường tiêu hóa ở trẻ nhỏ.
Trong nhiều trường hợp, trẻ được chỉ định dùng sữa free lactose - loại sữa chuyên dành cho trẻ không dung nạp lactose.
Trong thành phần của sữa này có chứa ít đường lactose nhằm giảm rối loạn tiêu hóa hoặc được bổ sung thêm enzyme lactase giúp đường trong sữa dễ tiêu hóa hơn.
Đặc biệt, sữa này vẫn đảm bảo cung cấp đầy đủ các dưỡng chất cần thiết cho trẻ. Tuy nhiên, nhiều cha mẹ vẫn lo ngại sữa này không đủ chất nên không tuân thủ đúng chỉ định, mà vẫn cho trẻ uống thêm sữa ngoài. Điều này gây ảnh hưởng lớn đến hiệu quả hỗ trợ điều trị chứng không dung nạp lactose.
Việc bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng cho trẻ khi gặp các vấn đề sức khỏe là rất quan trọng. Tuy nhiên, nhiều mẹ lại kiêng khem quá mức khi chỉ ăn các thực phẩm lành tính như: thịt lợn, rau xanh… trong giai đoạn con bú bị tiêu chảy. Điều này khiến cơ thể không được cung cấp các dưỡng chất cần thiết cho cả mẹ và con.
Vì vậy, mẹ nên lựa chọn các thực phẩm phong phú, đa dạng và đảm bảo dinh dưỡng. Trong đó, mẹ chỉ nên tránh các thực phẩm cay nóng, bia rượu, thuốc lá, cà phê.
Mẹ cho con bú nên ăn đa dạng các loại thực phẩm để cung cấp nhiều dinh dưỡng cho cả mẹ lẫn con.
Nhiều mẹ thường nhầm lẫn hội chứng bất dung nạp lactose với các tình trạng khác như: dị ứng đạm sữa bò hay rối loạn tiêu hóa do loạn khuẩn do cùng xảy ra triệu chứng tiêu chảy, phân có mùi chua.
Trong đó, mẹ cần phân biệt rõ các tình trạng này như sau:
Trẻ thường có biểu hiện tiêu chảy sau khi bú sữa mẹ hoặc sữa công thức, thời gian tiêu chảy khoảng 30 phút đến 2 giờ và số lần tiêu chảy sẽ phụ thuộc vào lượng sữa trẻ uống
Khi bị dị ứng đạm sữa bò, trẻ sẽ có biểu hiện tiêu chảy sau khi uống sữa bò từ vài phút đến vài tiếng, đồng thời có thể xuất hiện các triệu chứng đi kèm khác như phát ban, khó thở,...
Đối với tình trạng rối loạn tiêu hóa do loạn khuẩn, trẻ sẽ bị chướng bụng, nôn trớ, quấy khóc nhiều, đi ngoài ra phân lỏng liên tục, thậm chí 2 - 3 lần/ngày. Tình trạng này sẽ được cải thiện nhanh chóng nếu bổ sung đúng loại men vi sinh chứa các chủng lợi khuẩn phù hợp.
Việc bổ sung men vi sinh (hay còn gọi là lợi khuẩn) đem lại hiệu quả cao trong việc hỗ trợ làm giảm hội chứng không dung nạp lactose của trẻ.
Men vi sinh có vai trò bảo vệ các tế bào niêm mạc ruột và duy trì đường ruột luôn khỏe mạnh. Bên cạnh đó, men vi sinh còn giúp phục hồi những tổn thương trong ống tiêu hóa bằng cách tiết ra chất nhầy để hấp phụ độc tố của vi khuẩn.
Trong đó, lợi khuẩn Bifidobacterium đặc biệt có lợi cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ bởi nó có khả năng tiếp xúc mạnh mẽ với các tế bào ruột. Khi được bổ sung lợi khuẩn này, cơ thể trẻ có thể tiết ra hơn 3000 loại enzyme khác nhau, trong đó có enzyme lactase giúp hỗ trợ cho hoạt động của hệ tiêu hóa.
Có thể sử dụng men vi sinh của Life Space để cải thiện hệ tiêu hóa và hỗ trợ tình trạng dị ứng lactose cho trẻ nhỏ từ 3 - 12 tuổi.
Bài viết trên đây vừa giới thiệu đến bạn về hội chứng dị ứng lactose ở trẻ sơ sinh, nguyên nhân cũng như cách nhận biết tình trạng này. Life-Space hy vọng với những thông tin và các lưu ý mà chúng tôi gửi đến sẽ giúp bạn cải thiện tình trạng đường ruột - hệ tiêu hóa và nâng cao sức khỏe cho con của mình.