Xây dựng thực đơn khoa học, đầy đủ dưỡng chất cần thiết là một trong những vấn đề quan trọng trong việc lên thực đơn ăn dặm cho bé mới bắt đầu. Bởi điều này có ảnh hướng tích cực đến sự phát triển toàn diện của trẻ nhỏ. Hiểu được điều đó, trong bài viết sau, Life-Space sẽ chia sẻ đến bạn đọc thực đơn ăn dặm cho bé mới bắt đầu đầy đủ dưỡng chất, giúp trẻ tăng cân hiệu quả.
I. Thời điểm thích hợp nhất để trẻ bắt đầu tập ăn dặm
Tùy vào từng giai đoạn phát triển mà nhu cầu dinh dưỡng, cũng như sinh lý về tiêu hóa của trẻ sẽ khác nhau. Do đó, bố mẹ cần lưu ý trong vấn đề lựa chọn các loại thực phẩm ăn phù hợp với nhu cầu của trẻ trong giai đoạn đầu tập ăn dặm; đồng thời đảm bảo hệ tiêu hóa của con đủ trưởng thành để có thể dung nạp được chúng.
Tuy nhiên, bố mẹ cần lựa chọn thời điểm thích hợp để cho trẻ ăn dặm. Bởi nếu ăn dặm quá sớm có thể khiến trẻ bị đầy hơi, khó tiêu, dẫn đến bú kém và suy dinh dưỡng vì hệ tiêu hóa của trẻ lúc này vẫn chưa hoàn thiện, chưa sẵn sàng tiêu hóa tinh bột. Ngoài ra, trẻ dễ bị hóc sặc, nghẹn hay nôn mửa khi ăn dặm. Nếu bố mẹ cho trẻ ăn dặm quá muộn lại khiến trẻ khó làm quen với thực phẩm mới dẫn đến biếng ăn.
Theo WHO (tổ chức Y tế thế giới ), trẻ từ 6 tháng tuổi đã có thể bắt đầu tập ăn dặm, nhưng vẫn cần duy trì cho trẻ bú sữa mẹ để cung cấp đủ dưỡng chất, cũng như thành phần miễn dịch cho cơ thể trẻ.
>>>> [Giải đáp] Uống men vi sinh khi nào là thích hợp nhất trong ngày?
II. Việc ăn dặm ảnh hưởng như thế nào đến sự phát triển của trẻ?
Khi thấy con xuất hiện các dấu hiệu sau, bố mẹ có thể bắt đầu cho con bắt đầu ăn dặm, bởi đây là những biểu hiện cho thấy trẻ đã sẵn sàng cho việc làm quen với thực phẩm mới ngoài sữa mẹ.
- Con có thể ngồi ăn khi có sự hỗ trợ của bố mẹ hoặc khi đặt vào ghế ăn dành cho em bé.
- Khi thấy trẻ có dấu hiệu thè lưỡi để đẩy đồ ăn, hoặc khi lượng sữa mẹ bị giảm hay hết đi.
- Trẻ có vẻ thích thú, há miệng hoặc với tay với chân tiếp nhận thức ăn khi được mẹ đút.
- Ở thời điểm bắt đầu ăn dặm, cân nặng của bé có thể đã gấp đôi so với số cân khi mới sinh ra và được khoảng 6 cân.
III. Những điều cần lưu ý khi cho bé bắt đầu ăn dặm
- Chỉ nên cho trẻ sử dụng một lượng ít cháo hoặc bột ăn dặm ở dạng lỏng trong giai đoạn bắt đầu tập ăn để bé dễ làm quen.
- Thực đơn món ăn cần được đa dạng để tráng khiến trẻ bị ngán, đồng thời điều này còn giúp bố mẹ biết được khẩu vị của bé.
- Cần quan sát phản ứng của trẻ trong quá trình ăn dặm để nhận biết các dấu hiệu lạ.
- Không cho trẻ sử dụng các loại thực phẩm dễ gây dị ứng như cá, tôm, cua… trong thời gian đầu ăn dặm. Thay vào đó, bố mẹ nên cho trẻ tập làm quen với cháo trắng, bột ăn dặm hoặc có thể kết hợp thêm các loại rau củ quả nghiền.
- Trong sữa mẹ, rau củ quả đã có đủ lượng gia vị cần thiết cho cơ thể bé, do đó mẹ không nên thêm bất kì loại gia vị nào vào thức ăn tại thời điểm này.
- Nếu thấy trẻ không có vẻ thích thú với món ăn, mẹ không nên ép bé ăn mà hãy để cho bé có thời gian để làm quen. Sau đó, mẹ hãy cho trẻ ăn lại sau khoảng 3-5 ngày.
IV. Thực đơn ăn dặm cho bé mới bắt đầu đầy đủ dưỡng chất
1. Nấu cháo trắng với tỉ lệ 1:10 cho tuần thứ nhất
Mẹ có thể tham khảo cách nấu cháo trắng để trẻ tập ăn dặm với cách làm sau: Cho 1 thìa gạo nấu cùng 10 thìa nước vào 1 cái chén sau đó vào nồi cơm điện khi nấu cơm cho gia đình. Khi cháo chín thì mẹ hãy cho vào máy xay nhuyễn và cho trẻ dùng. Tuy nhiên, để trẻ dễ làm quen với thức ăn mới mẹ chỉ nên cho bé ăn khoảng 5-10ml/lần.
2. Nấu cháo trắng + rau củ, quả cho tuần thứ 2
Bố mẹ có thể nấu cháo cà rốt, bí đỏ, hay các loại quả như táo, lê… cho trẻ ăn dặm vào tuần thứ 2 để bổ sung thêm vitamin và dưỡng chất.
- Cách thực hiện: Sau khi sơ chế rau củ quả, mẹ hãy cho chúng vào nồi hấp chín rồi nghiền nhuyễn mịn cho bé ăn. Để con cảm nhận được hương vị của thực phẩm, tốt nhất mẹ nên cho con ăn cháo rây và củ quả nghiền riêng.
>>>> Mách bạn các tác dụng của men vi sinh đối với sức khỏe
3. Nấu cháo trộn củ quả cho tuần thứ 3
Dưới đây là một số công thức cách làm cháo trộn rau củ quả cho trẻ mới bắt đầu ăn dặm mà mẹ có thể tham khảo:
3.1. Cháo cà rốt
- Nguyên liệu:
- Cách làm:
- Bước 1: Cà rốt sau khi mua về rửa sạch và cắt nhỏ rồi mang đi hấp chín. Tiếp theo, dùng thìa nghiền nhuyễn và rây qua để làm mịn cà rốt.
- Bước 2: Khi cháo trắng đã chín thì rây mịn rồi trộn với cà rốt nghiền và cho bé dùng.
3.2. Cháo cà chua
- Nguyên liệu:
- Cách làm:
- Bước 1: Rửa sạch cà chua sau đó luộc sơ và bóc bỏ vỏ, hạt. Tiếp theo, đem chúng đi hấp chín rồi rây nhuyễn.
- Bước 2: Trộn đều hỗn hợp trên cùng với 1 thìa canh cháo trắng đã rây mịn cho bé dùng.
3.3. Bột khoai lang và táo
Với cách làm đơn giản sau, mẹ đã có được món bột khoai lang táo dinh dưỡng cho bé tập ăn dặm.
- Nguyên liệu:
- Cách làm:
- Bước 1: Trước khi hấp, bạn hãy gọt vỏ và rửa sạch, sau đó nghiền nhuyễn.
- Bước 2: Táo gọt vỏ và thái nhỏ cho vào máy ép lấy nước.
- Bước 3: Cho nước ép táo và khoai lang đã nghiền sẵn vào bát rồi trộn đều sao cho tạo thành hỗn hợp có độ loãng, sánh sệt vừa đủ để cho bé.
3.4. Cháo bí đỏ
- Nguyên liệu:
- Cách làm:
- Bước 1: Mang bí đỏ đã được sơ chế sạch thái nhỏ và hấp chín cho đến khi mềm. Sau đó cho vào máy xay cho cho thật nhuyễn mịn.
- Bước 2: Sau khi cháo được nấu chín thì rây cho mịn.
- Bước 3: Cuối cùng cho bí đỏ và cháo vào bát và trộn đều thành hỗn hợp sền sệt cho bé ăn.
4. Nấu cháo thịt kết hợp các loại rau xanh cho tuần thứ 4
4.1. Cháo thịt lợn rau ngót
- Nguyên liệu:
- Cháo trắng: 30ml
- Rau ngót: 30g
- Thịt lợn: 15g
- Cách làm:
- Bước 1: Rau ngót sau khi mua về thì tuốt lấy lá và rửa sạch, sau đó để vào rổ cho ráo nước rồi dùng máy xay nhuyễn.
- Bước 2: Thái nhỏ thịt lợn đã được sơ chế, mang đi luộc chín rồi xay nhuyễn.
- Bước 3: Tiếp theo, cho thịt lợn và rau ngót đã xay vào cháo đã nấu sẵn trên bếp và khuấy đều cho đến khi các nguyên liệu chín. Để điều chỉnh độ lỏng cho chào mẹ hãy giảm lửa sau đó thêm nước vào ninh nhừ.
- Bước 4: Sau khi cháo chín thì cho khoảng 3ml dầu ăn vào khuấy đều. Cuối cùng tắt bếp, múc cháo ra bát cho nguội bớt rồi cho bé dùng.
4.2. Cháo thịt bò
- Nguyên liệu:
- Thịt bò: 15g
- Cháo trắng: 40ml
- Cách làm:
- Bước 1: Thịt bò rửa sạch và thái nhỏ, đem xay nhuyễn sau đó nấu chín
- Bước 2: Cho cháo vào nồi nấu cùng thịt bò ninh đến khi chín thì tắt bếp rồi thêm một vài giọt dầu ăn vào và khuấy đều. Cuối cùng là cho cháo ra bát cho trẻ ăn. Để món ăn của con tăng thêm hương vị và thành phần dinh dưỡng, mẹ có thể kết hợp cháo thịt bò cùng với các loại rau, củ.
4.3. Cháo trứng gà
Trước khi thực hiện món ăn, mẹ cần chuẩn bị 2/3 lòng đỏ trứng gà và cháo trắng. Tiếp theo, mẹ hãy cho cháo vào nồi để đun nóng, sau đó cho lòng đỏ trứng gà đã được đánh tan vào và khuấy đều. Đợi đến khi cháo trứng gà chín thì cho thêm 1 ít dầu ăn vào. Cuối cùng là mẹ hãy cho cháo ra bát, để nguội bớt thì cho trẻ ăn.
Ngoài các món ăn dặm được gợi ý trên, mẹ hãy bổ sung thêm thực phẩm chức năng men vi sinh Probiotic Powder for Baby của Life-Space để tăng cường lợi khuẩn cho trẻ, giúp hỗ trợ hệ tiêu hóa khỏe mạnh, từ đó tăng cường hấp thu thức ăn và giúp trẻ ăn ngon hơn. Để mua sản phẩm men vi sinh của Life-Space bạn có thể truy cập vào các kênh phân phối chính hãng như:
Với các thông tin được Life-Space chia sẻ trên đây, bố mẹ đã có thể biết được thời điểm nào là thích hợp nhất để tập ăn dặm cũng như thực đơn ăn dặm bổ dưỡng có thể đưa vào thực đơn ăn dặm cho bé mới bắt đầu của mình.