Chướng bụng là hiện tượng thường gặp khi mang thai và gây khó chịu cho các mẹ bầu. Đây là hiện tượng hệ tiêu hóa bị chứa nhiều hơi khiến quá trình tiêu hóa bị chậm lại. Bài viết dưới đây của Life-Space sẽ cùng các mẹ tìm hiểu về nguyên nhân gây và triệu chứng của tình trạng bị chướng bụng khi mang thai ở mẹ bầu và các xử trí an toàn, hiệu quả.
Khi mang thai, một số mẹ bầu có cơ địa nhạy cảm với thức ăn chứa nhiều tinh bột và giàu đạm nên dẫn đến bị tức bụng và khó chịu.
Nếu mẹ bầu ăn nhiều thực phẩm chứa nhiều dầu mỡ sẽ khiến khí hơi bị tích tụ. Bên cạnh đó, các món chế phẩm từ sữa, rau họ cải cũng có thể khiến mẹ bầu dễ đầy bụng.
Các thực phẩm chiên, rán hoặc chứa nhiều dầu mỡ có thể khiến bạn dễ bị đầy bụng.
Táo bón cũng là nguyên nhân làm bạn bị đầy bụng khi mang thai. Nguyên nhân là em bé sẽ hấp thụ toàn bộ lượng nước trong thức ăn khi đến ruột, do đó phân của bạn có thể bị khô hơn bình thường. Lâu ngày, phân sẽ tích tụ lâu trong trực tràng gây ra khí, dễ dẫn đến đầy bụng và các vấn đề tiêu hóa khác.
Khi mang thai thì nhu cầu dinh dưỡng của cơ thể là vô cùng lớn, do đó dẫn đến bạn sẽ ăn nhiều hơn bình thường. Tuy nhiên, nếu không có cách kiểm soát cân nặng hợp lý và thai nhi trong bụng ngày càng phát triển. Điều này sẽ dẫn đến gây áp lực nặng nề lên vùng xương chậu và khiến mẹ bầu bị chướng bụng.
Để giảm thiểu tình trạng chướng bụng, mẹ bầu nên đảm bảo tiêu chuẩn tăng cân khi mang thai bằng chế độ dinh dưỡng và luyện tập thể dục phù hợp.
Trong thời gian thai kỳ, nội tiết tố progesteron thường bị sản sinh quá nhiều làm cho các cơ bị giãn ra, bao gồm cả cơ ruột. Vì vậy, quá trình tiêu hóa sẽ trở nên khó khăn, chậm chạp hơn. Từ đó, khiến lượng thức ăn bị tồn đọng và dẫn đến bạn có cảm giác bị đầy bụng khi mang thai.
Thai nhi phát triển đồng nghĩa với việc tử cung cũng sẽ bị dãn ra lớn hơn và chiếm nhiều diện tích hơn. Trong đó, không phải mẹ bầu nào cũng có thể làm quen với phần bụng của mình to lên mỗi ngày. Do đó, bạn sẽ có cảm giác bị chướng bụng khi mang thai nhất là trong lần mang thai đầu tiên.
Tuy nhiên, cảm giác này sẽ nhanh chóng biến mất khi bạn đã quen dần với sự hiện hiện của thai nhi trong bụng mình.
Sự phát triển của thai nhi cũng làm tăng cảm giác bị đầy bụng ở các mẹ bầu.
Tiểu đường thai kỳ là một bệnh lý gây ra bởi sự rối loạn lượng đường trong máu. Đây được xem là bệnh thường gặp ở mẹ bầu và có thể khiến bạn bị khó tiêu. Tuy nhiên, bệnh chỉ phát triển mạnh trong thời kỳ mang thai và sẽ biến mất sau khi sinh.
Nếu như mẹ bầu quá căng thẳng thì hệ thần kinh trung ương sẽ ngừng lưu thông máu, gây co cơ và khó tiêu. Điều này sẽ dẫn đến tác động tới nhu động ruột, ợ nóng, vấn đề về tiêu hóa như loét dạ dày, trào ngược dạ dày.
Sữa là nguồn thức ăn quan trọng đối với phụ nữ mang thai, bởi nó là nguồn dinh dưỡng tốt cũng như là nguồn cung cấp canxi dồi dào. Trong thời kỳ mang thai, người phụ nữ cần 1000mg canxi mỗi ngày.
Tuy nhiên, có những mẹ bầu không dung nạp lactose - là tình trạng một người không thể tiêu hóa hoàn toàn lactose có trong sữa và các sản phẩm từ sữa. Dẫn đến mẹ bầu bị đầy hơi hoặc tiêu chảy sau khi ăn uống xong.
Lúc này bạn có thể lựa chọn các sản phẩm sữa cho mẹ bầu mà không chứa lactose.
Vitamin và các loại khoáng chất là các thành phần thiết yếu trong chế độ dinh dưỡng của mẹ bầu. Tuy nhiên, trong đó cũng có một số vitamin và khoáng chất góp phần gây ra táo bón cho mẹ bầu và dẫn đến bị chướng bụng, đầy hơi.
Bên cạnh những nguyên nhân kể trên thì việc mẹ bầu sử dụng thuốc bổ sung sắt hay canxi, nhưng lại không phù hợp với cơ địa cũng dễ khiến mẹ bầu bị đầy bụng. Ngoài ra, thói quen lười vận động cũng là yếu tố ảnh hưởng đến khả năng hoạt động của hệ tiêu hóa.
Bụng bị căng tức và khó chịu
Bị ợ chua, ợ khan và đau bụng lâm râm
Chán ăn, ăn nhanh no
Rối loạn tiêu hóa
Nước ép cà rốt sẽ giúp mẹ bầu cảm thấy dễ chịu hơn. Mẹ có thể ăn nhẹ bằng cháo loãng nấu chung với cà rốt để giảm cảm giác khó chịu ở bụng.
Nước chanh nóng vừa giúp giải khát vừa giúp chống lại vi khuẩn trong thực phẩm khi chế biến món ăn và các tác nhân có hại khác.
Mẹ nên uống ít nhất 8 - 10 ly nước/ngày để cung cấp đủ nước cho cơ thể. Theo một số các kinh nghiệm trước thì mẹ cũng có thể uống nước hạt methi (hạt cỏ cà ri) để giảm cảm giác đầy hơi chướng bụng khi mang thai.
Đu đủ chín là thực phẩm tốt mà mẹ bầu nên sử dụng để giảm đầy bụng khi mang thai và tạo cảm giác dễ chịu ở bụng.
Mẹ nên bổ sung thêm các thực phẩm giàu chất xơ để hệ tiêu hóa hoạt động dễ dàng và nhuận tràng hiệu quả.
Sử dụng nghệ tươi trong chế biến một số món ăn để hỗ trợ giảm đầy hơi, chướng bụng.
Mẹ nên bổ sung đầy đủ các khoáng chất và vitamin
>> Xem thêm: Cốm vi sinh là gì? Có nên cho trẻ uống cốm vi sinh thường xuyên không?
Các sản phẩm và đồ uống chứa đường tinh luyện có hàm lượng lactose sẽ làm tình trạng đầy bụng trở nên nghiêm trọng hơn. Do đó, mẹ bầu nên loại bỏ loại thực phẩm này ra khỏi thực đơn của mình.
Mẹ bầu nên hạn chế các thực phẩm dễ gây bí hơi như thức uống có ga, đậu, hành, các món chiên nhiều dầu mỡ, đồ ăn nhanh và thức ăn cay nóng.
Các sản phẩm làm từ sữa như sữa tươi, sữa bầu, phô mai,... chứa nhiều lactose khó hấp thụ. Trong trường hợp, mẹ bầu không thể hấp thụ chất này có thể dẫn đến chứng đầy bụng và gây khó chịu. Do đó, nếu như trong quá trình sử dụng sữa, mẹ bị chướng bụng thì nên tìm loại sữa khác để thay thế cho phù hợp.
Các loại thực phẩm lên men tự nhiên như dưa chua, cà muối,... làm tăng lượng axit trong dạ dày gây nên tình trạng đầy bụng, ợ hơi khi mang thai.
Mẹ bầu nên tránh ăn kẹo cao su vì loại kẹo này dễ gây sinh khí trong dạ dày.
Mẹ bầu nên tránh ăn quá no và nên chia khẩu phần ăn thành nhiều bữa nhỏ. Khi ăn, mẹ nên nhai kỹ và ăn chậm rãi.
Mẹ bầu nên lựa chọn các loại quần áo rộng rãi, co giãn tốt.
Mẹ nên tập thể dục nhẹ nhàng, vừa sức.
Thường xuyên massage vùng bụng.
Luôn giữ tinh thần lạc quan, vui vẻ.
Hạn chế các thói xấu như thức khuya, sử dụng trà hoặc bia, rượu, đồ có cồn.
Mẹ nên luyện tập thể dục thể thao nhẹ nhàng lúc bị chướng bụng khi mang thai
Đầy bụng, khó tiêu là tình trạng phổ biến trong thai kỳ, do đó nhiều mẹ bầu có thể khắc phục bằng một số giải pháp đơn giản tại nhà. Tuy nhiên, nếu tình trạng này kéo dài và không thuyên giảm thì mẹ bầu nên đi gặp bác sĩ ngay để được thăm khám và chẩn đoán sớm nhất.
Bạn không nên để tình trạng kéo dài, gây chán ăn hoặc tinh thần bị căng thẳng, có thể ảnh hưởng đến sự phát triển toàn diện của thai nhi.
Mẹ bầu cần đi thăm khám để được điều trị sớm khi bị chướng bụng dài ngày không thuyên giảm.
Trong giai đoạn đầu của thai kỳ, mẹ bầu thường có cảm giác thèm ăn. Nhiều trường hợp, mẹ bầu sẽ thèm các món ăn vặt dẫn đến các nguy cơ bị đầy bụng, khó tiêu kèm theo bị đầy hơi và ợ hơi. Bên cạnh đó, việc sử dụng đồ chiên rán, đồ ngọt, thực ăn nhanh,... cũng gây nên chứng đầy bụng cho mẹ bầu.
Ngoài ra, một nguyên nhân khác cũng gây nên tình trạng bị đầy bụng ở mẹ bầu được các chuyên gia nhắc đến là do lượng hormone nội tiết ở mẹ tăng cao khiến vùng cơ co thắt dạ dày - thực quản bị giãn ra dẫn đến bị ợ hơi ở bà bầu.
Theo các chuyên gia, chướng bụng, đầy hơi là hiện tượng bình thường khi mang thai. Mặc dù, tình trạng này có thể gây khó chịu nhưng không đáng lo ngại. Vì trong suốt quá trình mang thai, mẹ bầu còn có thể sẽ gặp phải nhiều thay đổi khó chịu hơn.
Đối với tình trạng chướng bụng, đầy hơi, mẹ nên theo dõi khoảng 2 - 3 ngày. Nếu sau thời gian này, các dấu hiệu này không giảm sút và khiến mẹ bị chán ăn, mệt lả thì nên đi thăm khám càng sớm càng tốt. Vì đây có thể là triệu chứng của một bệnh lý khác mà không phải hiện tượng sinh lý bình thường khi mang thai.
Theo các chuyên gia, chướng bụng, đầy hơi là hiện tượng bình thường khi mang thai
Nói tóm lại, chướng bụng, đầy hơi khi mang thai là hiện tượng bình thường ở các mẹ bầu nên các mẹ không cần phải lo lắng quá mức về vấn đề này. Để khắc phục các mẹ chỉ cần thay đổi chế độ ăn uống và sinh hoạt lành mạnh hơn cùng sử dụng thêm các sản phẩm hỗ trợ đường ruột. Life-Space mong rằng bài viết đã mang đến những thông tin hữu ích giúp mẹ bầu có thể yên tâm hơn trong quá trình mang thai của mình.