Đau bụng đi ngoài sau khi ăn sáng xong là hiện tượng không hiếm gặp đối với đa số mọi người. Tình trạng ăn sáng xong muốn đi ngoài sẽ không nghiêm trọng nếu xuất hiện ít, nhưng nếu xảy ra thường xuyên thì lại là dấu hiệu cảnh báo sức khỏe đường ruột đang bị ảnh hưởng. Hãy đọc bài viết bên dưới để tìm hiểu kỹ hơn về nguyên nhân và giải pháp cải thiện cho hiện tượng này.
Đi ngoài sau khi ăn sáng xong là hiện tượng sinh lý rất dễ gặp ở nhiều người. Bởi theo đồng hồ sinh học, từ 5-7 giờ sáng là thời điểm ruột già tiến hành thải độc.
Nguyên nhân của hiện tượng này là do sau khi ăn, hệ tiêu hóa bắt đầu làm việc, hoạt động của ruột tăng lên, đại tràng co bóp để đào thải cặn bã ra ngoài, dẫn tới hiện tượng muốn đi ngoài.
Nếu dấu hiệu phân bình thường, tần suất đi không quá 2 lần/ngày và không đau bụng thì rất bình thường. Nhưng nếu bạn đi ngoài nhiều hơn 2 lần/ngày và bị tiêu chảy hoặc táo bón, cảm thấy đau bụng, buồn nôn thì đó có thể là dấu hiệu của một số vấn đề như sau:
Nếu bạn ăn phải thức ăn bị nhiễm khuẩn hay không phù hợp với cơ thể thì có thể dẫn đến tình trạng đau bụng, đi ngoài sau khi ăn sáng. Ngoài ra, bạn còn có thể bị đầy hơi, chướng bụng, khó tiêu… Dấu hiệu này thường xảy ra khi bạn:
Đây là hiện tượng hệ miễn dịch phản ứng sau khi hấp thụ một loại thức ăn nhất định như trứng, hải sản, đậu nành… gây ra các biểu hiện lạ thường như rối loạn tiêu hóa, sưng đường hô hấp hoặc nghiêm trọng hơn là bị sốc phản vệ.
Một số trường hợp ăn sáng xong muốn đi ngoài nhưng không kèm theo triệu chứng gì thì chỉ là rối loạn tiêu hóa nhẹ. Tuy nhiên, nếu xuất hiện các triệu chứng như khó thở, đau bụng, tiêu chảy, ngứa ngáy khó chịu thì chắc chắn đó là dị ứng thực phẩm.
Không tiêu thụ lactose là một dạng rối loạn tiêu hóa do cơ thể không có khả năng tiêu hóa lactose. Đối với những người có hệ tiêu hóa kém, không hấp thụ được lactose thì sau khi ăn những loại thực phẩm này thường có dấu hiệu:
Những dấu hiệu này sẽ giảm dần khi bạn không còn sử dụng các thực phẩm trên.
Đây là hiện tượng các chức năng của ruột bị rối loạn, các dấu hiệu tái lại nhiều lần nhưng khi đi khám thì không phát hiện các tổn thương ở ruột. Nguyên nhân của hội chứng này được cho là tâm lý căng thẳng, stress, thực phẩm, tác dụng phụ của thuốc, nhiễm khuẩn tiêu hóa,… Sau đây là một số dấu hiệu thường gặp:
Tuỳ thuộc vào chế độ ăn uống mà biểu hiện hội chứng ruột kích thích ở mỗi người sẽ khác nhau. Khi bạn ăn những thực phẩm không phù hợp sẽ gặp phải các triệu chứng, nhưng nếu bạn ăn uống, sinh hoạt lành mạnh thì các dấu hiệu trên sẽ tự mất đi. Vì vậy, nếu bạn thấy cơ thể có các triệu chứng trên nhưng mãi không khỏi, thì nên đến cơ sở y tế gần nhất để được kiểm tra và tham khảo ý kiến bác sĩ.
Viêm đại tràng là tình trạng khu trú hoặc 1 phần niêm mạc đại tràng bị viêm nhiễm gây tổn thương. Viêm đại tràng mức độ nhẹ thì niêm mạc kém, dễ tổn thương, nặng thì niêm mạc xuất hiện các vết loét, xung huyết và thậm chí xuất hiện các ổ áp-xe nhỏ.
Viêm đại tràng gồm 2 loại là cấp tính và mãn tính. Khi đã chuyển sang giai đoạn mãn tính thường khó giải quyết dứt điểm. Bạn có thể nhận biết viêm đại tràng thông qua những dấu hiệu sau:
Tuyến tụy có nhiệm vụ tạo ra enzyme phân hủy cholesterol, protein và chất béo trong ruột non. Do đó, viêm tụy rất nghiêm trọng nếu không được phát hiện và xử lý kịp thời, gây ra một số triệu chứng:
Viêm tụy có thể đi kèm u nang giả tụy phát sinh. Khối u này thường lành tính và có thể tự biến mất mà không cần xử lý. Tuy nhiên, nếu khối u bị vỡ ra sẽ gây nhiễm trùng và xuất huyết nặng, nghiêm trọng hơn là có thể dẫn đến tử vong nếu không kịp thời cấp cứu. Do đó, khi thấy mình đang có các triệu chứng của viêm tụy, bạn nên đi khám và làm xét nghiệm để có biện pháp xử lý trong trường hợp xấu nhất.
Celiac là tình trạng cơ thể không thể dung nạp các thực phẩm chứa gluten. Người mắc phải có thể bị tiêu chảy sau khi ăn các thực phẩm như ngũ cốc, thực phẩm từ lúa mì và có thể kèm theo một số dấu hiệu như:
Ngoài ra, nếu chế độ ăn có chứa nhiều chất béo và sữa thì tình trạng có thể trở nên trầm trọng hơn với những biểu hiện sau:
Hiện nay, chưa có biện pháp giải quyết celiac. Dù vậy, bạn có thể hạn chế nó bằng cách ăn theo chế độ không có gluten, tránh các thực phẩm có chứa lúa mì, lúa mạch, lúa mạch đen, tiểu hắc mạch, và một số loại ngũ cốc khác,... Bên cạnh đó, bạn cần kiểm tra sức khỏe định kỳ để có phương pháp kịp thời.
Thông thường, đau bụng đi ngoài sau khi ăn là dấu hiệu bình thường không quá nghiêm trọng. Dù vậy, khi bạn mắc phải một số dấu hiệu dưới đây thì bạn nên đến gặp bác sĩ để được kiểm tra, tránh khiến cho tình trạng thêm nghiêm trọng:
Đau bụng đi ngoài là dấu hiệu cho biết hệ tiêu hóa bị tổn thương. Khi cơn đau liên tục kéo dài, rất có thể đường ruột của bạn đang có vấn đề. Các loại thuốc Tây như thuốc tiêu chảy, kháng sinh, thuốc giảm đau và chống co thắt theo đơn của bác sĩ thường được sử dụng trong trường hợp này. Nếu tình trạng tiêu chảy kéo dài, bạn cần bù nước và chất điện giải.
- Dùng lá ổi
- Dùng gừng
- Dùng lá mơ
Rửa sạch 100g lá mơ, ngâm với nước muối pha loãng trong khoảng 5 phút rồi để ráo nước. Giã hoặc thái thật nhỏ lá mơ rồi cho vào bát to, đập 1 quả trứng gà, thêm muối, trộn đều sau đó hấp cách thủy cho chín. Khuyến khích ăn 2 lần/ngày.
- Trà hoa cúc
Hãm 4-5 bông cúc khô với 250ml nước sôi trong khoảng 10-15 phút. Uống khi còn ấm. Hiệu quả cải thiện hội chứng ruột kích thích vì hoa cúc có khả năng chống co thắt, khắc phục tình trạng đau bụng.
- Hồng xiêm xanh
Thái hồng xiêm thành lát mỏng, phơi khô và sao vàng lên cho thơm sau đó cất lọ dùng dần. Mỗi khi đau bụng đi ngoài, đem 10 lát bỏ vào nồi đun ngập nước, chắt lấy 2 bát nước, uống 2 lần/ngày.
Sản phẩm men vi sinh Bowel Biotic của Life Space giúp giảm thiểu các triệu chứng táo bón, hỗ trợ sự hoạt động của hệ tiêu hoá và tăng cường sức khỏe đường ruột.
Ngoài ra, Bowel Biotic cũng duy trì sức sống cho các vi khuẩn có lợi, đảm bảo cân bằng hệ vi sinh trong đường ruột và có thể bảo quản ở nơi khô thoáng với nhiệt độ dưới 30 độ C, phù hợp với điều kiện phòng. Sử dụng sản phẩm trong vòng 3 tháng kể từ ngày mở nắp. Bạn nên dùng trước hoặc sau khi uống các loại thuốc trong vòng 2 giờ để các vi khuẩn có lợi không bị tiêu diệt.
Lifespace Children IBS Support Probiotic 3-12 tuổi là sản phẩm men vi sinh hiệu quả dành cho trẻ em trong độ tuổi từ 3 đến 12 tuổi. Sản phẩm giúp cải thiện tình trạng trẻ bị mắc hội chứng ruột kích thích hoặc các vấn đề đường ruột như chướng bụng, đầy hơi.
Ngoài ra, nó còn hỗ trợ khả năng miễn dịch và duy trì hệ thực vật tiêu hoá khoẻ mạnh. Sản phẩm nên được bảo quản ở nơi thoáng mát với nhiệt độ phù hợp dưới 30 độ C.
Hiện nay, Life Space là thương hiệu men vi sinh hàng đầu tại Úc và đã có mặt tại Việt Nam. Nếu bạn đang có nhu cầu mua sản phẩm của Life-Space có thể truy cập vào các kênh phân phối chính hãng tại ConCung, Shopee Mall và LazMall.
Xem thêm:
[Hỏi đáp] Trẻ bị đi ngoài có ăn được sữa chua không?
[Giải đáp] Cách xử lý tốt nhất khi trẻ đi ngoài phân sống