Đầy hơi, chứng bụng là tình trạng thường gặp ở phụ nữ mang thai khiến họ cảm thấy chán ăn hoặc ăn không ngon miệng. Nếu không chữa trị dứt điểm và để lâu ngày thì gây ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ bầu và sự phát triển của thai nhi. Vậy đâu là nguyên nhân dẫn đến tình trạng này? Cách chữa đầy hơi cho bà bầu nhanh nhất? Để tìm hiểu kỹ hơn về tình trạng này, mời các bạn cùng tham khảo ngay bài viết dưới đây của Life-Space.
Đầy bụng là tình trạng thường gặp trong giai đoạn thai kỳ, do sự gia tăng hormone progesterone làm cho hệ tiêu hoá chứa nhiều hơi hơn mức bình thường và làm chậm quá trình tiêu hóa.
Đầy bụng khi mang thai là một triệu chứng bình thường của cơ thể, gây cho mẹ bầu cảm giác khó chịu và mệt mỏi. Tình trạng này không ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi và sẽ hết khi mẹ bầu biết cải thiện đúng cách, đúng thời điểm.
Tình trạng bà bầu bị đầy bụng chủ yếu xảy ra từ đầu đến giữa thai kỳ với các nguyên nhân như cơ thể sinh hơi, sự lớn lên của tử cung, tình trạng táo bón, mẹ bầu tăng cân nhanh, đái tháo đường thai kỳ. Cụ thể:
Trong giai đoạn mang thai, các hormone trong cơ thể như relaxin và progesterone sẽ thay đổi làm cho mẹ bầu dễ bị táo bón, hệ thống tiêu hóa hoạt động chậm, ứ đọng khí nên dễ gây ra hiện tượng ợ hơi và đầy hơi.
Trong giai đoạn thai nhi phát triển trong bụng mẹ, tử cung sẽ to dần lên, chiếm nhiều không gian vùng chậu và chèn ép lên đường tiêu hóa một cách tự nhiên khiến mẹ có cảm giác đầy bụng. Bên cạnh đó, việc hòa tan các chất giảm sẽ làm cho bà bầu bị đầy bụng và cảm thấy khó chịu.
Sự lớn lên của tử cung khiến mẹ bầu thường bị đầy hơi, khó tiêu.
Trong quá trình mang thai, thai nhi sẽ hấp thụ rất nhiều nước trong thức ăn của mẹ, dẫn đến tình trạng phân khô và cứng hơn. Thậm chí, phân tích tụ lâu trong đại tràng cũng là điều kiện thuận lợi để vi khuẩn phát triển và sinh ra khí. Điều này gây nên chứng táo bón, đầy hơi, chướng bụng cùng các vấn đề tiêu hóa khác ở bà bầu.
Do nhu cầu sử dụng chất dinh dưỡng để nuôi bào thai nên hầu hết các thai phụ rất dễ đói và ăn nhiều khiến cơ thể tăng cân nhanh chóng. Đây cũng là nguyên nhân gây ra hiện tượng chướng bụng ở bà bầu.
Bên cạnh đó, những thay đổi trong cơ thể khi mang thai nhất là những ngày gần sinh và áp lực từ tử cung cũng có thể làm cho quá trình tiêu hóa bị chậm lại và dẫn đến đầy hơi.
Đặc biệt, việc ăn quá nhiều thực phẩm chiên, các sản phẩm từ sữa, các loại rau họ cải hoặc đồ uống có ga trong khi mang thai cũng có thể khiến mẹ bầu bị đầy hơi.
Sự tăng lên về cân nặng của thai phụ cũng là nguyên nhân gây ra đầy bụng khi mang thai.
Đối với những phụ nữ mang thai được chẩn đoán mắc bệnh tiểu đường thai kỳ thì sẽ dễ có hiện tượng khó chịu do ăn không tiêu. Đây cũng là tình trạng thường xảy ra những tháng cuối của thai kỳ.
>>>> Tổng hợp các cách chữa đầy bụng cho trẻ sơ sinh hiệu quả tại nhà
Khi bị đầy bụng, mẹ bầu thường có các triệu chứng sau:
Bụng bầu căng tức, khó chịu
Đau bụng lâm râm, kèm theo ợ chua, ợ khan
Chán ăn hoặc ăn nhanh no
Rối loạn tiêu hóa
Bụng bầu căng tức, khó chịu là một trong các triệu chứng đầy hơi thường gặp ở bà bầu
Đầy hơi, chướng bụng khi mang thai sẽ khiến mẹ bầu cảm thấy khó chịu, mệt mỏi nhưng nó sẽ không ảnh hưởng đến thai nhi và có thể tự hết nếu mẹ bầu biết cải thiện đúng cách, đúng thời điểm.
Trong suốt thai kỳ, cơ thể của bạn sẽ có nhiều thay đổi. Vì thế, bạn cần phân biệt rõ các thay đổi này để có hướng can thiệp kịp thời. Ví dụ như bạn cần phân biệt rõ sự khác nhau giữa đầy bụng và đau bụng.
Cụ thể, đầy bụng khi mang thai sẽ không gây ảnh hưởng lớn đến mẹ bầu và thai nhi. Ngược lại, đau bụng khi mang thai lại là cảnh báo vấn đề về sức khỏe của bạn. Nếu cơn đau bụng kéo dài kèm theo tiêu chảy, đi ngoài ra máu thì bạn cần đến các cơ sở y tế để thăm khám ngay lập tức.
Đau bụng kéo dài kèm theo tiêu chảy, đi ngoài ra máu thì mẹ bầu cần đến các cơ sở y tế để thăm khám ngay lập tức.
Bên cạnh đó, một số phụ nữ mang thai có thể gặp tình trạng chướng bụng ở 3 tháng đầu của thai kỳ. Tuy nhiên, nếu tình trạng này kéo dài và không có cách điều trị, khắc phục thì chướng bụng, buồn nôn, ợ hơi thường xuyên sẽ gây ảnh hưởng đến cảm giác ngon miệng, làm bà bầu cảm thấy chán ăn và ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi.
>>>> Bị ngộ độc thực phẩm nên ăn gì để chóng phục hồi sức khỏe?
Đu đủ là món ăn giúp hệ tiêu hóa hoạt động tốt hơn. Do đó, khi ăn đu đủ chín sẽ giúp mẹ bầu nhanh chóng xóa tan cảm giác khó chịu và cải thiện tình trạng đầy hơi hiệu quả.
Ăn đu đủ giúp mẹ xoa dịu những cảm giác khó chịu do đầy hơi mang lại
Bạn có thể uống một cốc nước ép cà rốt vào lúc bị đầy bụng để dễ chịu hơn. Bên cạnh đó, bạn cũng có thể nấu cháo loãng với cà rốt và ăn nhẹ để khắc phục dứt điểm tình trạng này.
Không chỉ vậy, tinh chất kháng viêm trong cà rốt còn giúp hệ tiêu hóa hoạt động tốt hơn, kích thích hoạt động tiết dịch vị để đẩy nhanh quá trình tiêu hóa. Vì thế, bạn có thể hoàn toàn yên tâm khi sử dụng cà rốt.
Nước chanh nóng không chỉ giúp cơ thể giải khát mà nó còn có thể chữa khỏi chứng khó tiêu vô cùng hiệu quả. Bạn chỉ cần dùng 1 muỗng nước cốt chanh pha loãng với ly nước ấm, thêm ít muối và uống trước bữa ăn.
Uống nước chanh nóng giúp bà bầu không còn bị đầy hơi
Phương pháp này sẽ giúp khắc phục tình trạng đau bụng khó tiêu nhanh chóng đồng thời hỗ trợ axit cho dạ dày. Bên cạnh đó, nước chanh còn giúp các mẹ bầu chống lại các vi khuẩn có hại trong thực phẩm khi chế biến món ăn.
Xem thêm: Kiến thức về men tiêu hoá cho bà bầu và lưu ý sử dụng
Khi bị ợ hơi, đầy bụng, mẹ bầu có thể chườm túi nước đá lên bụng trong khoảng nửa giờ sau bữa ăn. Ngoài ra, bạn cũng có thể thư giãn bằng cách tắm lạnh để góp phần làm giảm chứng đầy hơi.
Để làm giảm các triệu chứng đầy hơi, thai phụ có thể ăn sữa chua bởi trong thực phẩm này chứa nhiều vi khuẩn có lợi, giúp tiêu hóa thức ăn dễ dàng hơn. Tuy nhiên, mẹ bầu cũng cần lưu ý là không nên ăn sữa chua quá lạnh mà nên để sữa chua ra ngoài tủ lạnh khoảng 30 phút trước khi ăn.
Mẹ bầu cần ăn uống lành mạnh, khoa học và kết hợp với ăn sữa chua để làm giảm các triệu chứng đầy hơi, khó tiêu.
Bạn nên uống ít nhất 8 đến 10 ly nước mỗi ngày để cung cấp đủ nước cho cơ thể trong suốt thai kỳ. Nếu đầy bụng do ruột bị kích thích thì bạn không nên uống nước trái cây có chứa đường vì sẽ khiến tình trạng ruột bị kích thích trở nên tồi tệ hơn.
Bên cạnh đó, theo mẹo dân gian, bạn có thể uống nước chanh ấm hoặc nước hạt methi (hạt cỏ cà ri) để giúp ích cho quá trình điều trị đầy hơi chướng bụng khi mang thai.
Tăng cường vận động trong thời kỳ mang thai sẽ giúp hệ thống tiêu hóa hoạt động tốt, ngăn ngừa khí và đầy hơi. Tuy nhiên, bạn nên lựa chọn hình thức tập thể dục phù hợp và vận động nhẹ nhàng hàng ngày để phòng tránh tình trạng đầy bụng, khó tiêu khi mang thai.
Mẹ nên tăng cường vận động giúp tránh khỏi tình tràng đầy hơi khi mang thai
Bạn nên loại bỏ các loại thực phẩm, đồ uống chứa thành phần đường tinh luyện ra khỏi thực đơn và chế độ ăn hàng ngày. Bởi vì, các loại thực phẩm này sẽ làm tình trạng đầy bụng trở nên khó chịu hơn.
Chất xơ trong thực phẩm giúp hệ tiêu hóa hoạt động trơn tru, hiệu quả hơn. Do đó, các mẹ bầu nên thường xuyên ăn các món ăn giàu chất xơ như một cách đề phòng và khắc phục tình trạng đầy hơi hiệu quả.
Ăn nhiều thực phẩm chứa chất xơ để khắc phục tình trạng đầy hơi
Thức ăn chiên rán nhiều dầu mỡ, đồ uống có ga, đậu, bắp cải, hành… là nguyên nhân gia tăng tình trạng đầy hơi, khó tiêu ở bà bầu. Do đó, để chữa dứt điểm tình trạng đầy hơi thì các bà bầu cần hạn chế ăn các thực phẩm này.
Thay vì ăn 3 bữa thì bạn có thể thực hiện chế độ 5 -6 bữa ăn mỗi ngày. Điều này sẽ giảm áp lực cho dạ dày và ngăn ngừa tình trạng đầy hơi xuất hiện.
Ăn chậm và nhai kỹ được xem là một phương pháp chữa đầy hơi cho bà bầu vô cùng nhanh chóng, hiệu quả. Bởi vì cách làm này này sẽ làm giảm tình trạng nuốt phải khí khi ăn đồng thời giúp hệ tiêu hóa không cần làm việc quá mức để tiêu hóa lượng thức ăn nạp vào cơ thể.
Bài viết trên đây là một số chia sẻ về nguyên nhân, triệu chứng cũng như cách chữa đầy hơi cho bà bầu nhanh nhất. Hy vọng rằng những thông tin này của Life-Space sẽ giúp các mẹ bầu có thêm nhiều kiến thức bổ ích để khắc phục hiệu quả tình trạng đầy hơi chứng bụng trong thời gian thai kỳ.