Chướng bụng buồn nôn là triệu chứng thường gặp của một số vấn đề liên quan đến hệ thống đường tiêu hóa. Vì thế, bạn cần được xác định rõ những dấu hiệu lâm sàng để biết chính xác vấn đề mà cơ thể đang gặp phải. Bài viết dưới đây của Life-Space sẽ giúp bạn hiểu rõ nguyên nhân và cách khắc phục hiệu quả tình trạng chướng bụng buồn nôn.
Chướng bụng buồn nôn có thể xuất hiện bởi thói quen ăn uống thiếu khoa học hoặc do bạn đã ăn thực phẩm không đảm bảo vệ sinh dẫn đến ngộ độc. Ngoài ra, tình trạng này có thể là biểu hiện của các bệnh lý như:
Buồn nôn do đau bụng hoặc chướng bụng đầy hơi có thể bắt nguồn chứng khó tiêu, gây ra từ việc bạn ăn phải những thực phẩm không đảm bảo chất lượng. Triệu chứng này còn có thể do bạn dùng nhiều thực phẩm khó tiêu như: đồ uống có cồn, thức ăn giàu đạm, nhiều dầu mỡ, tái sống,...
Ngoài ra, chứng khó tiêu còn xuất hiện do thói quen ăn uống và sinh hoạt thiếu khoa học chẳng hạn ăn quá nhanh, nhai không kỹ, ăn không đúng bữa, ăn uống linh tinh, vận động mạnh hoặc nằm sau khi ăn.
Trào ngược dạ dày thực quản (GERD) là hiện tượng acid trong dạ dày trào ngược lên thực quản, dẫn đến chướng bụng buồn nôn, đau bụng, ợ hơi, khó nuốt, đau tức ngực thượng vị,… Tình trạng này có thể gây tổn thương các cơ quan bao gồm thanh quản, họng, thực quản.
Khi căng thẳng hoặc stress kéo dài sẽ khiến dạ dày bị co thắt và dẫn đến đau bụng, buồn nôn khó chịu ngay cả khi không ăn. Vì thế, để tránh gặp phải tình trạng này bạn cần nghỉ ngơi đầy đủ và tránh làm việc quá sức khiến cơ thể mệt mỏi, căng thẳng.
Xem thêm: Đau bụng buồn nôn đi ngoài là dấu hiệu của bệnh gì?
Viêm loét dạ dày là bệnh lý xuất hiện khi niêm mạc dạ dày bị tổn thương, xuất hiện các vết loét và chảy máu. Người mắc bệnh này thường gặp phải tình trạng đau bụng trên kèm buồn nôn, ợ hơi, ợ chua, chướng bụng,... Đặc biệt khi ăn đồ cay nóng, quá chua, uống rượu bia người bệnh sẽ cảm thấy đau hơn hoặc nôn mửa.
Viêm dạ dày gây ra bởi sự xâm nhập của vi khuẩn, virus, vi trùng làm tổn thương hệ tiêu hóa. Triệu chứng thường gặp của bệnh là buồn nôn, đau bụng, nôn mửa, tiêu chảy,... Nếu tình trạng nôn và tiêu chảy kéo dài có thể khiến cơ thể suy nhược do mất nước.
>>>> Lợi khuẩn là gì? Có nên bổ sung lợi khuẩn cho người lớn hay không?
Buồn nôn và đau bụng cồn cào được xem là biểu hiện của viêm ruột thừa. Khi mắc phải bệnh này bạn sẽ cảm thấy những cơn đau ở vùng quanh rốn và lan dần xuống khu vực bụng dưới. Cơn đau sẽ càng nhiều hơn nếu để lâu, vì thế bạn cần đến bệnh viện để được chẩn đoán và phẫu thuật để tránh gây hại đến sức khỏe.
Bệnh Crohn là một dạng viêm ruột thừa tự phát có thể ở bất kỳ khu vực nào trong hệ thống tiêu hóa. Triệu chứng thường gặp của bệnh là đau bụng dưới, buồn nôn. Ngoài ra, bệnh còn có các biểu hiện khác bao gồm tiêu chảy, sốt, mệt mỏi, đi ngoài ra máu,…
Hội chứng IBS hay còn được biết là chứng viêm đại tràng co thắt xuất hiện do rối loạn chức năng của đại tràng. Dấu hiệu nhận biết phổ biến là chướng bụng buồn nôn, đau bụng dưới kèm theo là táo bón, đi ngoài, đầy hơi,…
Bệnh Celiac hay còn được gọi là bệnh không dung nạp gluten, gây ra do cơ thể không hấp thụ các thực phẩm có chứa gluten. Người bệnh có biểu hiện liên quan đến rối loạn tiêu hóa như tiêu chảy, buồn nôn, chướng bụng. Đây là một bệnh lý nguy hiểm nên bạn cần đến bệnh viện chẩn đoán để được điều trị kịp thời.
Viêm túi mật là tình trạng túi mật bị nhiễm trùng, bệnh thường xuất hiện các triệu chứng như đau bụng trên bên phải, buồn nôn, sốt,... Nếu không được phát hiện kịp thời có thể dẫn đến tình trạng thủng túi mật gây nguy hiểm cho người mắc phải.
Trong giai đoạn ốm nghén do cơ thể đang có sự thay đổi nội tiết tố nên mẹ bầu thường gặp các triệu chứng như chướng bụng, buồn nôn, chán ăn,... Vì thế, ở giai đoạn này mẹ bầu nên có chế độ ăn khoa học, nghỉ ngơi hợp lý để bảo vệ toàn diện sức của mẹ và bé.
>>> Men tiêu hoá uống khi nào? Cho trẻ uống men tiêu hóa với cháo, sữa nóng có được không?
Buồn nôn chướng bụng là triệu chứng thường gặp và có thể khỏi sau khi nghỉ ngơi hợp lý hoặc dùng thuốc. Tuy nhiên, nếu tình trạng không thuyên giảm và xuất hiện những dấu hiệu nặng hơn thì bạn cần đến gặp bác sĩ để thăm khám.
Một số biểu hiện trở nặng của chứng chướng bụng buồn nôn cần đến gặp bác sĩ:
Lưu ý: Bạn không nên tự ý sử dụng thuốc vì có thể sẽ gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe. Khi mắc chứng chướng bụng buồn nôn bạn nên đến gặp bác sĩ để được chẩn đoán kịp thời.
Nếu cơ thể bạn đang mắc phải chứng đầy bụng, buồn nôn chướng bụng thì có thể áp dụng một số cách dưới đây:
Khi bị chướng bụng buồn nôn, đầy bụng thì bạn nên bổ sung những loại thực phẩm dinh dưỡng như:
Khi gặp phải triệu chứng này bạn cần nghỉ ngơi, sau khi ăn no chỉ vận động nhẹ nhàng và không nên ngồi vào bàn làm việc ngay. Chế độ sinh hoạt khoa học sẽ giúp tình trạng chướng bụng buồn nôn được tiến triển tốt hơn.
Duy trì việc tập luyện thể dục thể thao không chỉ giúp hệ tiêu hóa hoạt động tốt hơn mà còn giữ cơ thể luôn khỏe mạnh. Bạn có thể tập những bộ môn nhẹ nhàng như ngồi thiền, yoga để cơ thể được thư giãn và giải tỏa căng thẳng.
Triệu chứng đau bụng âm ỉ quanh rốn kèm theo chướng bụng, đầy hơi buồn nôn có thể là biểu hiện của một số bệnh lý nguy hiểm như: sỏi thận, u nang buồng trứng, u xơ tử cung, viêm ruột thừa,...
Nếu tình trạng này kéo dài và không có dấu hiệu hồi phục thì bạn nên đến gặp bác sĩ để được thăm khám kịp thời.
Đau bụng dưới và buồn nôn có thể là dấu hiệu của một số bệnh lý như: bệnh Crohn, viêm ruột thừa cấp, hội chứng ruột kích thích, viêm túi thừa,... Nếu cơ thể đang gặp phải tình trạng này bạn nên đi khám để được bác sĩ chẩn đoán chính xác và có phương pháp xử lý kịp thời. Bạn không nên để lâu vì nó có thể gây ra những hậu quả xấu đối với sức khỏe.
Triệu chứng buồn nôn kèm đau bụng trên thường xuất hiện khi bạn ăn quá no, nằm ngay hoặc vận động mạnh sau khi ăn. Nhưng đây cũng là dấu hiệu của các bệnh lý như: trào ngược dạ dày, ung thư thực quản, ung thư dạ dày,…
Tình trạng này diễn ra liên tục và và kéo dài có thể trong cơ thể đang tiềm ăn các bệnh nguy hiểm liên quan đến đường tiêu hóa. Vì thế, bạn nên đến các cơ sở y tế để thăm khám và có phương pháp điều trị phù hợp.
Buồn nôn đau bụng cồn cào có thể xuất hiện do chế độ ăn uống thiếu khoa học, sử dụng quá nhiều rượu bia,... Bên cạnh đó, đây có thể là biểu hiện của bệnh lý đường tiêu hóa như: viêm đại tràng co thắt, viêm loét dạ dày tá tràng,...
Để cải thiện tình trạng này bạn hãy thay đổi chế độ sinh hoạt và ăn uống, thường xuyên luyện tập thể dục để tăng cường sức khỏe. Lưu ý, bạn cần đến gặp bác sĩ nếu tình trạng kéo dài.
Để tránh gặp phải tình trạng chướng bụng đầy hơi, rối loạn tiêu hóa thì bạn nên bổ sung thêm các sản phẩm chức năng men vi sinh của Life-Space, nhằm hỗ trợ tiêu hóa và tăng cường chức năng đường ruột. Bạn có thể tham khảo hai sản phẩm dưới đây của Life-Space:
- Men vi sinh Life-Space Probiotic Powder for Children dành cho trẻ từ 3 đến 12 tuổi
Men vi sinh Life-Space Probiotic Powder for Children 3 - 12 years tăng cường hệ miễn dịch
Probiotic Powder for Children có chứa đến 15 chủng vi khuẩn có lợi cùng với 10 tỷ CFU/gram hỗ trợ đường ruột khỏe mạnh cho trẻ. Ngoài ra, sản phẩm còn chứa các thành phần khác như: L. rhamnosus GG giúp cân bằng hệ vi sinh vật, ngăn nhiễm trùng đường hô hấp (RTI), viêm dạ dày và B. lactis BI-04 có khả năng tăng cường hệ miễn dịch.
- Men vi sinh Bowel Biotic
Sản phẩm men vi sinh Bowel Biotic giúp duy trì sức khỏe hệ thống đường tiêu hóa
Bowel Biotic là chế phẩm men vi sinh của Life-Space dành cho người trưởng thành. Sản phẩm có chứa đến 5 chủng lợi khuẩn cùng với 20 tỷ CFU/Viên nang hỗ trợ chức năng đường ruột giúp hệ tiêu hóa luôn khỏe mạnh. Ngoài ra, Life-Space cam kết sản phẩm không chứa chất bảo quản, sữa, gluten, nấm men, trứng, hương liệu, fructose, phẩm màu,...
Nếu bạn có nhu cầu mua sản phẩm men vi sinh của Life-Space cho người thân hoặc bản thân thì hãy truy cập vào các kênh phân phối chính hãng như: