Có thể thấy thực đơn dinh dưỡng sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến việc khắc phục triệu chứng đau bụng đi ngoài. Vậy khi gặp trình trạng đau bụng đi ngoài nên ăn gì và kiêng ăn gì? Cùng Life-Space điểm qua các loại thực phẩm được khuyên dùng cũng như cần tránh cho người đang bị đau bụng đi ngoài ngay sau đây.
Xem thêm: Đau bụng buồn nôn đi ngoài là dấu hiệu của bệnh gì?
Nhóm thực phẩm có chứa hàm lượng tinh bột cao như gạo, khoai tây, lúa mạch, ngũ cốc,... giúp hỗ trợ giảm tình trạng đi ngoài cũng như phục hồi sức khỏe hiệu quả.
Để giảm bớt áp lực cho đường tiêu hóa thì bạn nên sử dụng những thực phẩm dễ tiêu nhưng vẫn có đầy đủ chất dinh dưỡng như súp, cháo rau sam, hồng xiêm, cháo hạt sen,...
Đối với trường hợp tình trạng đau bụng đi ngoài kéo dài, cơ thể sẽ bị suy giảm dinh dưỡng, vì thế việc bổ sung thực phẩm giàu chất đạm là cần thiết. Một vài thực phẩm giàu đạm như thịt bò, thịt gà, trứng, đậu nành,... và để dễ tiêu hóa hơn thì bạn có thể cắt nhỏ và hầm lâu thịt.
Chất xơ có thể tìm thấy trong các loại trái cây hay rau củ quả. Những thực phẩm này có hàm lượng vitamin, khoáng chất cao lại không kích ứng đường ruột và hỗ trợ tiêu hóa hiệu quả.
Sữa chua có chứa nhiều lợi khuẩn có tác dụng tiêu diệt những vi khuẩn gây hại trong đường ruột, đồng thời giảm việc đau bụng đi ngoài và làm dịu dạ dày hiệu quả.
Việc tiêu thụ thực phẩm chiên rán, nhiều dầu mỡ có thể khiến triệu chứng đi ngoài nặng thêm, vì thế mà bạn chỉ nên dùng những món thanh đạm như đậu phụ, canh thịt lọc,.. Ngoài ra, bạn cũng nên chia nhỏ thành nhiều bữa ăn để hệ tiêu hóa không bị áp lực quá lớn và dễ dàng chuyển hóa thức ăn hơn.
Người bị đau bụng đi ngoài nên sử dụng thực phẩm mềm, loãng để dạ dày dễ tiêu hóa. Bạn cũng nên hạn chế dùng thức ăn nhiều dầu mỡ vì nó sẽ cản trở hoạt động của hệ tiêu hóa và gây đau bụng vùng thượng vị nghiêm trọng.
Children IBS Support Probiotic là chế phẩm sinh học có 3 chủng lợi khuẩn với 21 tỷ vi khuẩn có lợi khác nhau cùng với lượng kẽm cao nhằm hỗ trợ hiệu quả quá trình tiêu hóa cho trẻ từ 3 - 12 tuổi.
Men có công dụng giảm những dấu hiệu của Hội chứng ruột kích thích như đau đớn, khó chịu hay tăng cường hệ miễn dịch và cân bằng hệ tiêu hóa tốt hơn. Khi sử dụng, bạn nên bảo quản sản phẩm ở nơi thoáng mát nhiệt độ dưới 30 độ C và không sử dụng nếu như niêm phong bị rách hoặc mất trước đó.
Life Space Broad Spectrum Probiotic có chứa không dưới 32 tỷ CFU cùng 15 chủng vi lợi khuẩn được bào chế đặc biệt nhằm hỗ trợ tiêu hóa hiệu quả. Men vi sinh chứa khoảng 4 tỷ Cfu L.rhamnosus GG tăng cường quá trình hấp thụ dinh dưỡng, nâng cao hệ miễn dịch của cơ thể. Để bảo quản sản phẩm tốt nhất, bạn nên để ở nơi thoáng mát, khô ráo dưới 30 độ C.
Người thường xuyên đau bụng đi ngoài sẽ gặp tình trạng mất nước, do đó bạn cần cung cấp đủ lượng nước cho cơ thể. Nếu người bình thường cần uống ít nhất 1,5 lít/ngày thì người có triệu chứng đi ngoài phải tăng lên đến 2 - 4 lít/ngày.
Trong hoa quả có chứa hàm lượng vitamin, khoáng chất vì thế mà nước ép hoa quả hỗ trợ tốt cho người đau bụng đi ngoài. Bạn có thể sử dụng một số loại nước ép tốt như thanh long, dưa hấu, cà chua,...
Để cải thiện tình trạng đi ngoài, bạn có thể sử dụng thêm trà vỏ cam, trà hoa cúc, đặc biệt là trà gừng,... Trà gừng có tác dụng giúp giảm triệu chứng nôn ói do dị ứng, đau bụng đi ngoài hay ngộ độc thực phẩm rất hiệu quả. Còn trà vỏ cam hỗ trợ tiêu hóa, trà hoa cúc thì giúp hạn chế co thắt và viêm đường ruột.
Nước muối không chỉ giúp bổ sung lượng nước cần thiết cho cơ thể mà còn có ích đối với nhiều người thường xuyên vận động, luyện tập thể thao, công việc chân tay,...
Trong sữa có chứa lactose không dễ tiêu hóa, do đó khi sử dụng sữa hoặc các chế phẩm được làm từ sữa (ngoại trừ sữa chua) có thể khiến tình trạng đau bụng đi ngoài nghiêm trọng hơn. Do đó, tốt nhất là bạn nên hạn chế tiêu thụ những thực phẩm như phomai, bơ, sữa, kem,...
Việc tiêu thụ đồ ăn, thức uống quá ngọt sẽ khiến cho nồng độ Insulin trong máu tăng lên đột ngột. Điều này mặc dù không ảnh hưởng trực tiếp đến dạ dày nhưng sẽ dẫn tới lạnh bụng và đi ngoài.
Các loại thức uống này có chứa hàm lượng chất bảo quản, axit citric gây hại đối với dạ dày. Ngoài ra, bia rượu và nước có gas còn tăng cảm giác bị đầy hơi dẫn đến đau bụng đi ngoài thường xuyên.
Caffeine có trong chocolate có thể gây tràn axit dạ dày, ức chế nạp lactose, giãn cơ vòng thực quản,... dẫn đến khó chịu vùng bụng và gây đi ngoài thường xuyên.
Rau sống không chỉ chứa tạp chất, vi khuẩn gây hại mà còn giàu xenlulo làm tăng áp lực tiêu hóa đối với dạ dày và cơ ruột. Ngoài ra, sử dụng thực phẩm thô làm lượng phân tăng nhiều, khi cơ thể hấp thụ nhiều nước dẫn đến bụng bị trương khiến ruột co bóp nhiều và tình trạng đi ngoài nghiêm nặng hơn.
Đồ cay nóng khiến dạ dày làm việc nhiều hơn, kích thích niêm mạc ruột, ảnh hưởng xấu đến hệ tiêu hóa. Khi đó thì tình trạng đau bụng đi ngoài sẽ lâu hết hoặc thậm chí trở nên nghiêm trọng.
Thực phẩm chiên rán, chứa nhiều dầu mỡ hay hải sản sống sẽ tăng áp lực tiêu hóa cho đường ruột, dẫn đến hiện tượng khó tiêu, đau bụng đi ngoài.
Một số thực phẩm dễ gây đầy hơi mà người bị đau bụng ngoài nên tránh dùng là bắp cải, đậu, hành tây, súp lơ xanh,... hoặc lê, mận, đào, trái cây sấy khô.
Xem thêm:
TOP 6 cách tăng sức đề kháng cho trẻ sơ sinh hiệu quả
Top 5+ phương pháp cải thiện chứng đi ngoài ra máu tươi
Như vậy là Life-Space đã vừa gợi ý về dinh dưỡng dành cho người bị đau bụng đi ngoài. Hy vọng rằng bạn sẽ có thêm kinh nghiệm và xây dựng được thực đơn khoa học, an toàn cho bản thân. Tuy nhiên, nếu như tình trạng này kéo dài thì bạn nên đến cơ sở y tế uy tín để được hỗ trợ tư vấn khắc phục tốt nhất.