Chứng đại tiện máu tươi là dấu hiệu thường xuất hiện ở bệnh lý liên quan đến hậu môn, polyp trực tràng, u xơ, nứt hậu môn,... Tình trạng này tương đối nguy hiểm, cần phải đi khám, chẩn đoán và cải thiện. Vậy nguyên nhân gây nên tình trạng đại tiện đi ngoài ra máu tươi là gì? Phương pháp cải thiện bệnh như thế nào? Mời bạn theo dõi bài viết sau đây của Life-Space để rõ hơn.
Hiện tượng đại tiện ra máu tươi xuất hiện khi đi đại tiện có máu chảy ra, có dạng nhỏ giọt hay bám vào phân. Biểu hiện của người bệnh cảm thấy mệt mỏi. Bệnh chứng trên có thể chấm dứt sau vài ngày hay kéo dài trong vài ngày, báo hiệu cho các bệnh liên quan tới hậu môn và trực tràng.
Đa phần các bệnh nhân đều chủ quan khi gặp triệu chứng đại tiện máu tươi không đi khám, dẫn đến tình trạng bệnh tình nặng hơn.
Đại tiện máu tươi là triệu chứng cảnh báo nhiều bệnh lý liên quan đến vùng hậu môn - thực tràng, chẳng hạn như:
Đại tiện ra máu tươi được xem là dấu hiệu sớm và phổ biến của bệnh trĩ. Biểu hiện của tình trạng trên là máu tươi đọng trong phân, dính vào giấy vệ sinh hay các tia máu dính trên thành bồn cầu. Trường hợp nặng là đại tiện nhiều máu đỏ trong phân. Bệnh trĩ hình thành khi đám rối tĩnh mạch xung quanh hậu môn bị phì đại quá mức.
Có 3 dạng bệnh trĩ khác nhau bao gồm trĩ ngoại, trĩ nội và trĩ hỗn hợp. Người có nguy cơ mắc bệnh trĩ cao là người đứng, ngồi quá lâu, ăn nhiều đồ cay nóng, bị táo bón kinh niên, phụ nữ mang thai,...
Bên cạnh tình trạng đi ngoài máu tươi, bệnh trĩ còn có thể bị sa búi trĩ ra bên ngoài hậu môn, xuất hiện tình trạng viêm nhiễm hay các triệu chứng khác như sốt, ngứa quanh lỗ hậu môn, nứt hậu môn, đau rát hậu môn khi đi đại tiện, áp xe hậu môn,...
Đi ngoài máu tươi cũng là dấu hiệu cho bệnh nứt kẽ hậu môn, khiến bệnh nhân đại tiện ra máu, bị đau. Bệnh này xuất hiện thường xuyên đối với người bệnh táo bón thường rặn làm hậu môn giãn, rách gây sưng đau, chảy máu thành từng giọt, có thể gây biến chứng loét, nhiễm khuẩn hậu môn.
Một trong những biểu hiện đặc trưng của bệnh viêm loét đại tràng là đại tiện ra máu. Ngoài ra, người bệnh còn có thể đi đại tiện nhiều, luôn cảm thấy mệt mỏi, khó chịu, sốt, đau quặn bụng thường xuyên.
Một vài biến chứng nguy hiểm của bệnh viêm loét đại thực trạng như thủng đại tràng, xuất huyết tiêu hóa, phình giãn đại tràng, thậm chí là ung thư.
Tình trạng đi ngoài ra máu còn xuất hiện phổ biến ở bệnh Polyp trực tràng, là khối u tăng sinh trên niêm mạc đại, trực tràng. Thông thường, Polyp đại, trực tràng không có biểu hiện lâm sàng, được phát hiện qua nội soi đại tràng.
Polyp trực tràng có thể gây nên tình trạng mất máu trong thời gian dài, tác động xấu đến sức khỏe người bệnh, chẳng hạn như ung thư hóa, đe dọa tới tính mạng người bệnh.
Bệnh nhân mắc bệnh táo bón cần phải rặn mạnh để đẩy phân ra ngoài, khiến hậu môn bị trầy xước, chảy máu, gây nên tình trạng đại tiện ra máu. Máu có thể dính bên ngoài khuôn phân hay cuối bãi phân, lượng máu nhiều hay ít tùy thuộc vào tình trạng tổn thương ống hậu môn.
Nguyên nhân gây nên bệnh táo bón là do ăn nhiều đồ khó tiêu, thức ăn cay nóng, ăn uống không khoa học hay dùng chất kích thích trong thời gian dài,... Nếu để lâu, táo bón có thể biến chuyển thành trĩ, nứt hậu môn hay các bệnh lý khác tại trực tràng - hậu môn.
Dấu hiệu cảnh báo sớm đối với bệnh ung thư thực tràng có thể là đại tiện ra máu, có màu đỏ sẫm. Lúc đầu, lượng máu tiết ra ít nhưng về sau nhiều hơn khi tế bào ung thư xâm lấn nhiều vào đại tràng. Ngoài ra, một số dấu hiệu khác có thể xuất hiện như đau bụng dưới, đi ngoài táo - lỏng thất thường, chướng bụng, buồn nôn, tiểu tiện mất tự chủ, giảm cân liên tục không rõ nguyên nhân,...
Đại tiện ra máu tươi còn là dấu hiệu cảnh báo cho các bệnh lý khác như viêm đại tràng do thiếu máu, nhồi máu ruột non do tắc mạch mạc treo, viêm túi thừa, mụn cóc hậu môn, xuất huyết đường tiêu hóa…
Xem thêm:
Top 9+ thực phẩm giúp tăng sức đề kháng khi bị cảm
TOP 6 cách tăng sức đề kháng cho trẻ sơ sinh hiệu quả
Đại tiện ra máu có thể nhẹ với lượng máu nhỏ dính trên giấy vệ sinh hay nặng với dạng tia, chảy ồ ạt, gây mất máu, làm người bệnh chóng mặt, ngất xỉu, tụt huyết áp,... Tình trạng trên có thể làm giảm hiệu suất công việc, chất lượng cuộc sống, đe dọa đến tính mạng người bệnh.
Do đó, dù ở mức độ nặng hay nhẹ, bệnh nhân nên đi khám bác sĩ chuyên khoa tiêu hóa càng sớm càng tốt để chẩn đoán, cải thiện tình hình bệnh, hạn chế nguy cơ biến chứng và ngăn ngừa bệnh tái phát.
Sau khi có kết quả chẩn đoán chính xác bệnh tình, tùy vào mỗi bệnh án, bác sĩ chuyên khoa sẽ đưa ra phác đồ điều trị phù hợp.
Một trong những phương pháp điều trị đại tiện ra máu hiệu quả, đó là điều chỉnh lại chế độ ăn uống, sinh hoạt, cụ thể:
Triệu chứng đại tiện ra máu cần được phát hiện và điều trị sớm, nếu không sẽ gây ra những biến chứng, dẫn đến các bệnh lý nghiêm trọng, ảnh hưởng đến sức khỏe, lẫn tính mạng người bệnh.
Ngoài việc đến bác sĩ chuyên khoa điều trị, bạn có thể tham khảo qua một vài sản phẩm men vi sinh của Life-Space, góp phần cải thiện chức năng hệ tiêu hóa như Double Strength Probiotic, Bowel Botic hay Broad Spectrum. Mỗi loại sẽ có thành phần, công dụng và đối tượng sử dụng khác nhau.
Để tìm mua các sản phẩm hỗ trợ cải thiện sức khỏe hệ tiêu hóa trên, bạn có thể tìm đến Life-Space, thông qua website: lifespace.com.vn, thương hiệu men vi sinh, uy tín trên thị trường Úc. Ngoài ra, các sản phẩm của Life-Space đã xuất hiện trên thị trường Việt Nam, được phân phối chính hãng tại các đơn vị như Medicare, Shopee, Lazada.