Đi ngoài ra bọt là triệu chứng có thể xảy ra ở cả người lớn và trẻ em. Đây là hiện tượng bình thường nhưng cũng có thể là biểu hiện của nhiều bệnh lý về hệ tiêu hóa. Vậy tại sao lại đi ngoài ra bọt? Tình trạng này có nguy hiểm không và cách xử lý khi gặp tình trạng này? Hãy cùng Life-Space tham khảo bài viết dưới đây để hiểu rõ hơn về vấn đề này.
Tình trạng đi ngoài ra bọt ở người lớn và trẻ em có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau: các bệnh lý về tiêu hóa, ăn phải thức ăn không đảm bảo vệ sinh, thói quen sinh hoạt không lành mạnh,...
Khi cơ thể bị nóng sẽ làm ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa dẫn đến tình trạng đi ngoài ra bọt. Nóng trong người có thể là do thức khuya, thường xuyên ăn đồ ăn cay nóng,...
Viêm đại tràng là một trong những nguyên nhân dẫn đến đi ngoài ra bọt. Đây là một bệnh lý khá nguy hiểm nếu không được điều trị đúng cách, có thể dẫn đến các biến chứng như: thủng đại tràng, xuất huyết đại tràng, ung thư đại tràng,...
Khi gặp phải tình trạng đi ngoài nhiều và có bọt thì có thể nguyên nhân là do rối loạn tiêu hóa, từ đó gây tổn thương đến đường ruột, làm cho người bệnh có những triệu chứng như đau bụng, đi ngoài, sốt, mệt mỏi,...
Khi xuất hiện triệu chứng đi ngoài toàn bọt, đau bụng dữ dội sau khi ăn phải thực phẩm bất kỳ thì có thể bạn bị ngộ độc thực phẩm do thức ăn không đảm bảo vệ sinh, thức ăn tái, sống, lên men,... Đây là tình trạng khá nguy hiểm nếu không được cấp cứu kịp thời.
Đây cũng là một trong những nguyên nhân làm ảnh hưởng đến dạ dày và hệ tiêu hóa. Khi tình trạng này nặng hơn, người bệnh có thể xuất hiện các triệu chứng như ợ chua, đầy bụng, khó tiêu, đi ngoài có bọt, suy nhược cơ thể,...
Sử dụng thuốc tây kéo dài (đặc biệt là thuốc kháng sinh) có thể gây ra các tác dụng phụ làm cho hệ tiêu hóa bị tổn thương, dẫn đến triệu chứng đi ngoài có bọt và chất nhầy màu vàng.
Trẻ em cũng có thể mắc phải tình trạng đi ngoài ra bọt do hệ tiêu hóa còn yếu. Tuy nhiên, đây còn có thể là biểu hiện của các bệnh lý khác dưới đây:
Trẻ có hệ tiêu hóa chưa phát triển hoàn thiện nên rất dễ bị rối loạn tiêu hóa, kèm theo các triệu chứng là đi ngoài ra toàn bọt, mệt mỏi, da xanh xao, đau bụng,...
Trẻ đi ngoài ra bọt có thể là do dị ứng với các thành phần có trong sữa. Bên cạnh đó, trẻ còn có các triệu chứng khác như đau bụng, tiêu chảy, nôn mửa, da nổi mẩn đỏ,...
Rotavirus là một loại virus gây ra tình trạng đi ngoài tiêu chảy và có bọt ở trẻ em. Virus này có thể bám trên đồ chơi, bàn ghế,... xâm nhập vào hệ tiêu hóa của trẻ, gây ra các tình trạng như đi ngoài, mệt mỏi, chán ăn, quấy khóc,...
Khi bị sốt virus, hệ miễn dịch của trẻ bị suy giảm và xuất hiện những triệu chứng như đi ngoài nhiều lần và toàn ra bọt, sốt cao, mệt mỏi, chán ăn,… Bệnh sốt virus có thể gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến tính mạng của trẻ nếu không được chẩn đoán và điều trị kịp thời.
Trẻ bú sữa mẹ xuất hiện tình trạng đi ngoài có bọt và nhầy thì nguyên nhân có thể là do chế độ ăn uống không phù hợp của người mẹ. Nếu trẻ bị tình trạng này, mẹ nên xem lại chế độ ăn và hạn chế các món muối chua, cay nóng, nhiều dầu mỡ,...
Bài viết liên quan: Cách khắc phục tình trạng đi ngoài ra chất nhầy màu đỏ
- Triệu chứng thường gặp: Người lớn đi ngoài ra bọt từ 2 - 3 lần/ngày và khỏi trong vòng 1 - 2 ngày và không có bất kỳ các dấu hiệu khác như đau bụng, kiệt sức, mệt mỏi,... là tình trạng thường gặp ở nhiều người mắc phải nên không cần phải quá lo lắng.
- Triệu chứng bất thường: Nếu tình trạng đi ngoài ra bọt kéo dài và kèm theo chất nhầy màu vàng hoặc có các dấu hiệu khác như cơ thể mệt mỏi, bụng đau co thắt, buồn nôn, chán ăn, sụt cân,.... thì nên đến bệnh viện để được chẩn đoán và điều trị bệnh lý.
- Khi trẻ liên tục quấy khóc và đi ngoài toàn bọt, bố mẹ cần bổ sung nước và chất điện giải tránh để trẻ mất nước. Nếu tình trạng đi ngoài ra bọt diễn ra liên tục, kèm theo các dấu hiệu mệt mỏi, chán ăn, nôn ói,... cần đưa trẻ đến bác sĩ để được thăm khám và điều trị.
- Nếu trẻ đi ngoài có bọt, chất nhầy, mùi tanh có thể là do trẻ ăn phải thức ăn không đảm bảo vệ sinh hoặc bị nhiễm khuẩn đường ruột. Nếu trong hai ngày trẻ vẫn khỏe mạnh, không quấy khóc và tình trạng đi ngoài thuyên giảm thì bố mẹ có thể yên tâm. Ngược lại, tình trạng đi ngoài ra bọt kéo dài kèm theo chất nhầy và đi ngoài nhiều thì bạn nên đưa bé đi khám bác sĩ.
- Nếu trẻ ăn phải thức ăn không đảm bảo hoặc dị ứng thức ăn, trẻ có thể bị sôi bụng và đi ngoài ra bọt. Khi tình trạng này không thuyên giảm, bố mẹ nên đưa trẻ đi khám để được điều trị.
- Đối với người lớn, có thể áp dụng các mẹo chữa bệnh dân gian để cải thiện tình trạng tiêu chảy, đi ngoài có bọt như: uống nước gạo trắng, sử dụng lá mơ, ăn chuối tiêu xanh, quả hồng xiêm,...
- Đối với trẻ nhỏ, tốt nhất không nên tự chữa bằng mẹo dân gian mà nên đưa trẻ đi thăm khám và hỏi ý kiến bác sĩ về cách điều trị đi ngoài ra bọt.
Khi người bệnh đi ngoài ra bọt cần được điều trị bằng loại thuốc phù hợp.
- Sử dụng chất điện giải như Oresol để bù nước do đi ngoài liên tục.
- Sử dụng các loại thuốc điều trị theo đúng sự chỉ định của bác sĩ, tránh tự ý mua thuốc về sử dụng tại nhà.
- Bổ sung các loại men tiêu hóa hoặc cốm tiêu hóa để tăng cường vi khuẩn có lợi cho đường ruột khỏe mạnh.
- Khi trẻ đi ngoài ra bọt nhiều lần, cần bổ sung đủ nước và chất điện giải để bù nước cho trẻ.
- Không cho trẻ ăn quá nhiều đồ ngọt, đồ ăn nhiều dầu mỡ, chiên xào,...
- Bổ sung đầy đủ các chất dinh dưỡng thiết yếu, vitamin, khoáng chất cho trẻ.
- Nên sử dụng các loại thực phẩm tươi và tránh thực phẩm đông lạnh hoặc được chế biến sẵn.
- Đảm bảo giữ vệ sinh sạch sẽ và thay tã thường xuyên cho trẻ.
- Luôn giữ vệ sinh các dụng cụ ăn uống, đồ chơi, quần áo của trẻ sạch sẽ.
- Theo dõi và kiểm tra chế độ ăn của cả mẹ và bé.
- Không tự ý cho trẻ sử dụng thuốc khi chưa có sự chỉ định của bác sĩ.
- Bổ sung đủ lượng nước và chất điện giải để cơ thể tránh mất nước.
- Ăn các món dễ tiêu và tốt cho việc đi ngoài như cháo thịt gà, súp gà,...
- Nên ăn sữa chua để tăng lợi khuẩn cho đường ruột.
- Nên uống các loại trà giúp ấm bụng và tốt cho hệ tiêu hóa như trà vỏ cam, trà hoa cúc, trà gừng,...
- Hạn chế ăn thức ăn cay nóng, chiên xào, nhiều dầu mỡ, các món nộm gỏi, tái sống, muối chua hoặc lên men,...
- Không nên sử dụng thực phẩm chế biến hay đóng gói sẵn, thực phẩm đông lạnh khi đi ngoài ra bọt.
- Hạn chế uống nước ngọt có gas, bia rượu, cà phê,... khi bị đi ngoài.
- Trẻ sau sinh nên bú sữa mẹ nhiều để bù nước hoặc uống sữa ngoài phù hợp theo sự chỉ định của bác sĩ. Đối với trẻ em lớn tuổi hơn, nên hỏi ý kiến của bác sĩ về cách pha đúng tỷ lệ chất điện giải để bổ sung cho trẻ.
- Cho trẻ uống men vi sinh, sữa chua để tăng cường vi khuẩn có lợi cho đường ruột.
- Chia nhỏ bữa ăn thành nhiều lần để cho trẻ dễ hấp thu hơn.
- Nên cho trẻ ăn cháo hoặc thức ăn dễ tiêu hóa, hạn chế các món chiên rán, nhiều dầu mỡ đối với trẻ đã ăn cơm.
- Bổ sung nhiều các loại hoa quả như cam, chuối, hồng xiêm, táo,...
- Nên cho trẻ ăn thực phẩm còn tươi, sạch thay vì sử dụng thực phẩm được đóng gói sẵn hay đông lạnh.
- Hạn chế cho trẻ ăn các thực phẩm nhiều đường như bánh kẹo, nước ngọt có gas.
Lifespace Children IBS Support Probiotic là một sản phẩm sinh học có chứa 3 chủng lợi khuẩn kết hợp với kẽm giúp hỗ trợ hệ tiêu hóa khỏe mạnh, tăng cường sức đề kháng, giảm tình trạng đau bụng, đầy hơi ở trẻ em.
Sản phẩm dùng cho trẻ em từ 3 - 12 tuổi theo sự chỉ định của bác sĩ hoặc theo hướng dẫn sử dụng là 2 gram tương đương 2 muỗng mỗi ngày.
Broad Spectrum Probiotic là một loại men vi sinh có chứa hơn 32 tỷ CFU và 15 chủng lợi khuẩn được bào chế đặc biệt giúp hỗ trợ hệ tiêu hóa và hệ miễn dịch khỏe mạnh, ngăn ngừa sự tấn công của vi khuẩn gây hại.
Sản phẩm chỉ định cho người lớn gặp tình trạng đau bụng do ăn uống không vệ sinh, táo bón, có vấn đề về đường tiêu hóa ở trạng thái nhẹ, sử dụng mỗi ngày một viên hoặc theo hướng dẫn của bác sĩ.
Đi ngoài là hoạt động bình thường và diễn ra hằng ngày của quá trình tiêu hóa thức ăn. Ở điều kiện cơ thể khỏe mạnh, hệ tiêu hóa hoạt động bình thường, phân có chất lượng ổn định. Tuy nhiên, do một nguyên nhân nào đó ảnh hưởng tới hệ tiêu hóa làm cho phân bị biến đổi, có hiện tượng sủi bọt, có chất nhầy, nát,...
Xem thêm:
Tham khảo cách xử lý khi trẻ sơ sinh đi ngoài có bọt
Cứ ăn vào là đau bụng đi ngoài là bệnh gì, nghiêm trọng không?
Theo các chuyên gia y tế, đi ngoài ra bọt là hiện tượng bình thường của cơ thể với thức ăn hấp thụ vào cơ thể, tâm lý hoặc bệnh lý. Dù là nguyên nhân nào thì người bệnh cũng cần quan tâm và chú ý theo dõi để tránh dẫn đến những triệu chứng nguy hiểm cho hệ tiêu hóa.
Xây dựng chế độ ăn uống phù hợp, bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng cần thiết, hạn chế những loại thực phẩm không tốt cho cơ thể. Bên cạnh đó, bạn cần kết hợp rèn luyện thể dục thể thao, chế độ nghỉ ngơi, thư giãn hợp lý, giữ tinh thần thoải mái, vui vẻ, hạn chế căng thẳng.
Nếu tình trạng đi ngoài kéo dài không khỏi kèm theo nhiều triệu chứng bất thường khác thì bạn nên đến cơ sở y tế để được thăm khám và điều trị kịp thời.
Bên cạnh đó, cần bổ sung các loại men vi sinh để tăng cường hệ vi sinh đường ruột, giúp hệ tiêu hóa luôn khỏe mạnh. Hiện nay, trên thị trường, Life-Space có cung cấp các sản phẩm men vi sinh dành cho cả người lớn và trẻ em, giúp hỗ trợ sức khỏe đường ruột luôn khỏe mạnh. Bạn có thể tìm mua sản phẩm Life-Space chính hãng tại cửa hàng ConCung, Medicare, Shopee, Lazada.
Trên đây, Life-Space đã chia sẻ toàn bộ những vấn đề liên quan đến hiện tượng đi ngoài ra bọt. Hy vọng những thông tin sẽ giúp bạn hiểu thêm về tình trạng để có cách điều trị phù hợp và tốt nhất.