Hiện tượng sôi bụng và đi ngoài là những phản ứng bình thường của một cơ thể khỏe mạnh. Tuy nhiên, nếu tình trạng này xảy ra thường xuyên và kéo dài, kèm theo triệu chứng ra máu thì đây có thể là dấu hiệu của một số loại bệnh lý nguy hiểm. Vậy nguyên nhân gây ra hiện tượng sôi bụng đi ngoài ra máu là gì? Nên làm gì nếu xuất hiện tình trạng này? Hãy cùng Life-Space tìm hiểu những vấn đề này trong bài viết bên dưới.
Để tiêu hóa, đẩy thức ăn và khí đi ra ngoài thì ống tiêu hoá phải thực hiện những cơn co bóp. Thông thường, những cơn co này diễn ra khá nhịp nhàng và trơn tru. Tuy nhiên, nếu đường ruột bị kích thích thì sẽ xuất hiện những âm thanh bất thường hay còn được gọi là “tiếng sôi bụng”.
Thông thường, bạn sẽ nghe thấy tiếng sôi bụng của ruột lúc đang đói, nhất là khi được nhìn hoặc ngửi những món ăn. Đây được gọi là tình trạng sôi bụng sinh lý bình thường.
Tuy nhiên, sôi bụng cũng có thể là dấu hiệu cảnh báo về tình trạng sức khoẻ của bạn, nếu:
Trong đó, sôi bụng đi ngoài có thể do cơ thể đang bị viêm đại tràng, viêm dạ dày ruột, hội chứng ruột kích thích… Sôi bụng còn gặp ở những người không tiêu hoá hết được thức ăn hoặc hấp thụ quá nhiều chất xơ dẫn đến cơ thể sản sinh nhiều khí trong ruột.
>>>> Tìm hiểu hệ vi sinh đường ruột ở hệ tiêu hóa ở người
Hội chứng ruột kích thích là một trong những rối loạn khá phổ biến tại đường tiêu hóa làm cho chức năng của ruột già bị suy giảm. Hội chứng này xảy ra do các vấn đề của trục thần kinh ruột – não, nhiễm vi sinh vật đường ruột như nấm, vi khuẩn, virus,…
Khi trục não – ruột gặp vấn đề sẽ làm cho các tín hiệu giữa não và ruột bị kém đi, khiến đường ruột phản ứng quá mức với những thay đổi trong quá trình tiêu hóa. Điều này sẽ gây nên một số rối loạn như đau bụng, sôi bụng, tiêu chảy hay táo bón. Không những vậy, căng thẳng còn khiến nhu động ruột tăng làm cho các triệu chứng trở nên tồi tệ hơn.
Sau đây là một vài dấu hiệu cảnh báo bạn đang bị hội chứng ruột kích thích:
Hội chứng này rất khó để khỏi hoàn toàn, người bệnh chủ yếu dùng thuốc như thuốc cầm tiêu chảy, thuốc chống co thắt… để làm giảm các triệu chứng. Bên cạnh đó, người bệnh cần duy trì lối sống lành mạnh, không thức khuya, tăng cường hoạt động thể dục thể thao, hạn chế căng thẳng…
>>>> [Giải đáp] Viêm đường ruột nên ăn gì để cải thiện?
Viêm dạ dày ruột sẽ làm lớp lót phía trong ống tiêu hóa của dạ dày, đại tràng và ruột non bị tổn thương do nhiễm virus và vi khuẩn. Sự phát triển quá đà của vi sinh vật sẽ tạo ra nhiều khí và độc tố, khiến nhu động ruột tăng làm người bệnh xuất hiện tình trạng sôi bụng có thể có hoặc không kèm theo tiêu chảy.
Điều này giúp người bệnh có thể dễ dàng phân biệt với bệnh liệt ruột, chỉ bao gồm triệu chứng sôi bụng chứ không có đi ngoài. Một số triệu chứng tiêu cực khác của bệnh viêm dạ dày ruột thường thấy như sau:
Viêm đại tràng là tình trạng các vi khuẩn hoặc ký sinh trùng xâm nhập qua đường ăn uống gây viêm lớp niêm mạc đại tràng. Chỉ khi nội soi hoặc siêu âm mới thấy được các vết viêm loét hay xung huyết ở niêm mạc.
Bệnh viêm đại tràng làm tăng nhu động đường ruột và gây ra hiện tượng sôi bụng tiêu chảy nhiều lần. Hơn nữa, nếu bệnh ở giai đoạn bùng phát thì sẽ xuất hiện tình trạng không dung nạp lactose khiến cho đường ruột không thể tiêu hóa một số loại thực phẩm mà giữ lại chúng. Sau một thời gian dài, lượng thức ăn này sẽ ngày càng tăng lên và lên men tạo ra nhiều khí, làm cho căng bệnh trở nên nghiêm trọng hơn.
Người bị viêm đại tràng thường có thể nhận biết bằng một số dấu hiệu sau:
Đối với những bệnh nhân viêm đại tràng, các bác sĩ thường kê đơn những loại thuốc sau: thuốc kháng sinh tiêu diệt vi khuẩn, thuốc chống viêm, thuốc ức chế miễn dịch,... Bên cạnh đó, những bệnh nhân này cũng phải thay đổi và điều chỉnh chế độ ăn uống cũng như sinh hoạt sao cho hợp lý để hỗ trợ điều trị bệnh.
Hai loại bệnh lý không dụng nạp lactose hoặc gluten gây ảnh hưởng rất nhiều đến quá trình tiêu hóa thức ăn của đường ruột. Người bệnh thường sẽ thấy khó chịu ở dạ dày hoặc ở bất cứ đâu của đường ruột. Các loại thực phẩm có chứa lactose hoặc gluten như khoai tây, bánh mì, bánh ngọt,... sẽ không được tiêu hóa làm sôi bụng và đi ngoài nhiều lần.
Khi mắc chứng bệnh này, tùy vào bệnh nhân mà sẽ có những triệu chứng khác nhau. Dưới đây là một số dấu hiệu phổ biến hay gặp:
Thường 2 loại bệnh này rất khó chẩn đoán bởi chúng có biểu hiện tương tự như những rối loạn khác ở hệ tiêu hóa. Tuy nhiên, khi đã biết được nguyên nhân hình thành bệnh là do không dung nạp chất gì thì có thể điều trị bằng cách thay đổi chế độ ăn, người bệnh lưu ý không ăn những loại thực phẩm không thể tiêu hóa được.
Tùy thuộc vào từng nguyên nhân gây ra bệnh mà bác sĩ sẽ kê cho bạn đơn thuốc phù hợp nhất để cải thiện triệu chứng hoặc tốt hơn là điều trị tận gốc.
Một số loại thuốc thường được sử dụng kê đơn khi gặp tình trạng sôi bụng đi ngoài là:
- Dioctahedral smectit: Là thuốc giúp điều trị tình trạng phân không thành khuôn, lỏng, nát và được chỉ định uống sau bữa ăn. Ngoài ra, thuốc cũng có thể gây ra một số tác dụng phụ như buồn nôn, nôn ói, táo bón,...
- Loperamid: Là thuốc dùng để điều trị tiêu chảy trong hầu hết các loại bệnh lý như viêm dạ dày ruột, hội chứng viêm ruột kích thích, viêm đại tràng. Thuốc có thể gây ra các tác dụng phụ không mong muốn như chóng mặt, cơ thể mệt mỏi, khô miệng,...
- Trimebutin: Là thuốc hỗ trợ giảm đầy hơi, chướng bụng. Một số tác dụng phụ ngoài ý muốn như chóng mặt, nhứt đầu, cơ thể mỏi mệt,...
Ngoài ra, người bệnh cũng nên bổ sung vào thực đơn hằng ngày những loại thực phẩm dễ tiêu hóa giúp cải thiện tình trạng sôi bụng đi ngoài ra máu kèm theo tiêu chảy như:
- Gừng: Gừng có khả năng chống viêm, giảm co thắt và chống loét niêm mạc đường ruột tương đối cao. Một số enzyme protease có trong gừng còn hỗ trợ giúp chống dị ứng, phân giải và tiêu hóa thức ăn một cách hiệu quả. Ngoài ra, loại củ này còn có khả năng kích thích nhu động ruột vừa phải, không gây co thắt quá mức nên chống đầy hơi, táo bón, tiêu chảy.
- Tía tô: Là loại lá được sử dụng để chữa hen suyễn, cảm mạo, sổ mũi. Bên cạnh đó, tía tô còn có khả năng ức chế sản xuất một số chất hóa học gây ra tình trạng viêm và cải thiện chứng đầy hơi, khó tiêu, sôi bụng đi ngoài,...
- Lá mơ: Trong lá mơ có chứa rất nhiều hợp chất ức chế vi sinh vật có hại gây bệnh và hỗ trợ ngăn chặn quá trình sinh khí trong đường ruột. Do đó, nó có hiệu quả trong việc điều trị viêm đại tràng, viêm dạ dày và hội chứng ruột kích thích.
- Vỏ cam quýt: Vị cay, đắng và có mùi thơm nhẹ của vỏ cam quýt có tác dụng hành khí, cải thiện tình trạng đầy hơi, tiêu chảy, sôi bụng,...
- Củ riềng: Trong loại củ này có chứa khoảng 1% tinh dầu và chất dầu galangola giúp kích thích tiêu hóa, giảm đâu, đầy hơi, sôi bụng.
- Tỏi: Đây được coi là nguyên liệu tự nhiên có hiệu quả trong việc làm ức chế sự phát triển của vi sinh vật gây bệnh. Tỏi còn hỗ trợ giúp chống oxy hóa và phục hồi chức năng tiêu hóa cho cơ thể.
Ngoài ra, bạn nên điều chỉnh và xây dựng một số thói quen sau đây để hỗ trợ cải thiện tình trạng sôi bụng tiêu chảy:
Khi gặp tình trạng sôi bụng đi ngoài ra máu, người bệnh cần hạn chế một số loại thực phẩm gây tăng lượng khí sinh ra trong đường ruột. Cụ thể:
Trong men vi sinh Bowel Biotic có chứa 5 chuẩn lợi khuẩn cùng với 20 tỷ CFU trên mỗi viên nang, hỗ trợ chức năng đường ruột và giúp hệ tiêu hóa hoạt động khỏe mạnh.
Sản phẩm được chỉ định sử dụng cho người trưởng thành. Nên uống một viên mỗi ngày cùng với nước hoặc uống theo hướng dẫn của bác sĩ.
Bạn nên bảo quản men vi sinh Bowel Biotic ở những nơi có nhiệt độ dưới 30 độ C. Không cần bảo quản lạnh sau khi mở nắp và vặn chặt nắp sau mỗi lần sử dụng để men không bị ẩm. Sản phẩm chỉ nên sử dụng trong vòng 03 tháng kể từ khi mở nắp.
Lưu ý: Bowel Biotic không phải là thuốc nên không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh. Nếu bạn đang sử dụng thuốc kê đơn của bác sĩ thì nên uống men vi sinh trước hoặc sau khi uống thuốc 2 giờ đồng hồ để các lợi khuẩn không bị tiêu diệt.
IBS Support Probiotic là sản phẩm được bào chế có chứa 3 chủng vi khuẩn có lời cùng với 27 tỷ CFU trong mỗi viên nang giúp hỗ trợ sức khỏe của hệ tiêu hóa, giảm các triệu chứng có liên quan đến Hội chứng đường ruột kích ứng (IBS) như đau bụng, đầy hơi,...
Sản phẩm thích hợp sử dụng dụng cho người trưởng thành, chỉ nên uống 1viên/ngày hoặc theo hướng dẫn của chuyên gia y tế.
Bạn nên bảo quản men vi sinh ở những nơi khô thoáng, dưới 30 độ và sử dụng trong vòng 03 tháng từ ngày mở nắp. Không được sử dụng nếu lớp niêm phong bị rách hoặc mất.
Lưu ý: Men vi sinh IBS Support Probiotic không phải là thuốc nên không có tác dụng thay thế thuốc kê đơn của bác sĩ.
Ngoài việc thay đổi chế độ ăn uống thì bạn cũng nên xây dựng một chế độ sinh hoạt, nghỉ ngơi hợp lý để hạn chế sôi bụng đi ngoài ra máu.
Nếu hiện tượng đi ngoài ra máu xuất hiện 1 - 2 lần sau đó tự biến mất thì không cần phải thăm khám bác sĩ. Nếu tình trạng này kéo dài cả ngày khiến cơ thể mệt mỏi thì bạn có thể áp dụng những phương pháp tại nhà đã kể ở trên để điều trị.
Tuy nhiên, tình trạng bệnh này kéo dài liên tục trong vài ngày thì bạn cần phải đến phòng khám bác sĩ hoặc bệnh viện càng sớm càng tốt để có thể tìm ra chính xác nguyên nhân hình thành bệnh và điều trị kịp thời.
Trên đây, Life-Space đã tổng hợp giúp bạn những thông tin có liên quan đến tình trạng sôi bụng đi ngoài ra máu. Hy vọng với những chia sẻ về những phương pháp điều trị tại nhà ở trên sẽ giúp ích cho bạn trong quá trình tự điều trị tình trạng bệnh này tại nhà.