Hệ miễn dịch có vai trò hết sức quan trọng đối với cơ thể con người bởi nếu không có hệ miễn dịch thì cơ thể có thể dễ dàng bị tấn công bởi các tác nhân gây bệnh. Vậy bạn đã hiểu rõ về hệ thống quan trọng này hay chưa? Cùng theo dõi ngay bài viết dưới đây để biết hệ miễn dịch là gì, có vai trò, hoạt động như thế nào và cách để tăng cường hoạt động của hệ thống này.
Hệ miễn dịch là một hệ thống phức tạp trong cơ thể con người, bao gồm các mô, tế bào và một số cơ quan như:
- Da và niêm mạc
- Dịch nhầy
- Tế bào bạch cầu
- Các cơ quan và mô của hệ bạch huyết (gồm tuyến ức, amidan, lách, hạch bạch huyết, mạch bạch tuyết và tủy xương): là nơi sản xuất, lưu trữ và vận chuyển các tế bào bạch cầu.
Hệ miễn dịch có nhiệm vụ ngăn chặn sự xâm nhập của các tác nhân gây hại như vi khuẩn, virus, ký sinh trùng,… vào cơ thể, đồng thời tấn công các tác nhân này nếu chúng xâm nhập.
Hệ miễn dịch rất quan trọng đối với con người, bởi nếu hệ miễn dịch bị suy yếu hoặc mất chức năng thì cơ thể sẽ không chống lại được những tác nhân gây bệnh, dẫn đến bệnh tật và tử vong.
Có hai loại miễn dịch chính đó là miễn dịch bẩm sinh và miễn dịch thu được, trong đó cơ chế miễn dịch thu được có thể chia thành miễn dịch chủ động và miễn dịch thụ động:
- Miễn dịch bẩm sinh là cơ chế miễn dịch đã có sẵn trong cơ thể khi con người được sinh ra, gồm da, niêm mạc và màng nhầy,…
- Miễn dịch chủ động được hình thành sau khi cơ thể bị nhiễm trùng hoặc sau khi được tiêm vaccine;
- Miễn dịch thụ động là hệ thống miễn dịch có được nhờ quá trình chuyển các kháng thể hoặc các tế bào lympho từ cơ thể khác đã có miễn dịch chủ động sang: ví dụ trẻ sơ sinh sẽ nhận kháng thể từ mẹ qua nhau thai hoặc qua sữa mẹ.
Một số người nhận các chế phẩm từ máu có chứa kháng thể,...Tuy nhiên miễn dịch miễn dịch thụ chỉ có thể kéo dài trong vài tuần hoặc vài tháng.
Nhiệm vụ then chốt của hệ miễn dịch là bảo vệ cơ thể khỏi các tác nhân gây hại, như vi khuẩn, virus, các chất độc hại, hóa chất, tế bào ung thư,…được gọi chung là kháng nguyên.
Với cơ chế miễn dịch bẩm sinh, phòng tuyến đầu tiên của hệ miễn dịch là lớp da, niêm mạc và các chất nhầy trên bề mặt niêm mạc. Nếu các tác nhân gây bệnh có thể vượt được qua lớp bảo vệ đầu tiên và đi sâu vào các mô hoặc xâm nhập vào hệ tuần hoàn, chúng sẽ được phát hiện và tấn công bởi các tế bào bạch cầu cũng như các protein đặc biệt có trong huyết tương.
Song song với hoạt động của hệ thống miễn dịch bẩm sinh, cơ thể tiếp tục kích hoạt hệ thống miễn dịch thích ứng tấn công và loại bỏ các kháng nguyên có hại này. Các thành phần tham gia vào quá trình này là các tế bào lympho và các sản phẩm do tế bào lympho tạo ra, ví dụ như kháng thể.
Kháng nguyên lạ sẽ bị tấn công trực tiếp bởi các tế bào lympho hoặc gián tiếp thông qua các kháng thể. Kết quả, các kháng nguyên lạ bị loại bỏ, đồng thời tạo ra những tế bào “nhớ” giúp cơ thể nhanh chóng tạo ra phản ứng miễn dịch khi kháng nguyên lạ này quay lại trong những lần sau.
Hệ miễn dịch là hệ thống phòng thủ tự nhiên, giúp loại bỏ các tác nhân gây bệnh như vi khuẩn, virus, ký sinh trùng, và thậm chí là nấm.
Hệ miễn dịch có thể nhận ra hàng triệu kháng nguyên khác nhau, đồng thời phát huy toàn bộ chức năng cần thiết để loại bỏ những yếu tố gây bệnh xâm nhập vào cơ thể. Nếu hệ miễn dịch hoạt động bình thường, nó có thể ngăn chặn các vấn đề sức từ cảm lạnh thông thường cho đến ngăn ngừa các bệnh ung thư nguy hiểm.
Con người sinh ra có mức độ miễn dịch và sức đề kháng nhất định và được cải thiện theo thời gian. Hệ miễn dịch sẽ tạo ra một "ngân hàng" kháng thể trong lần đầu tiên cơ thể mắc bệnh và hình thành khả năng chống lại chúng trong tương lai.
Khi hệ miễn dịch suy giảm, các loại vi khuẩn, virus và độc tố có thể tấn công khiến con người bị dị ứng hoặc quá mẫn cảm với một số chất được cho là do rối loạn hệ miễn dịch. Lúc này, hệ miễn dịch bị lỗi sẽ phải chiến đấu với các yếu tố yếu tố không quá nguy hiểm như phấn hoa, lông động vật, khiến cơ thể nhạy cảm hơn khi tiếp xúc với chúng.
Ngoài ra, hệ miễn dịch đóng vai trò chính trong quá trình thải ghép ở những bệnh nhân phẫu thuật cấy ghép, thay thế các mô và cơ quan nội tạng. Rối loạn hệ miễn dịch còn là nguyên nhân gây ra các bệnh lý khác như:
- Các bệnh tự miễn: Bệnh tiểu đường ở trẻ vị thành niên, bệnh viêm khớp dạng thấp và thiếu máu
- Các bệnh suy giảm miễn dịch: HIV/AIDS, suy giảm miễn dịch kết hợp nghiêm trọng SCID
Hầu hết mọi trẻ em khi sinh ra đều có hệ miễn dịch khỏe mạnh, tuy nhiên vẫn có những trường hợp hệ miễn dịch bị suy yếu do khiếm khuyết trong vật chất di truyền của bố, mẹ. Sự khiếm khuyết này dẫn đến sự thiếu hụt một số chất miễn dịch bảo vệ cơ thể. Những người này rất nhạy cảm và dễ mắc các bệnh truyền nhiễm, bệnh sẽ tái phát nhiều lần và rất khó điều trị dứt điểm.
Ngoài ra, còn rất nhiều nguyên nhân chủ quan và khách quan khác khiến hệ miễn dịch bị suy yếu, chẳng hạn như:
Càng lớn tuổi, khả năng đáp ứng miễn dịch của cơ thể ngày càng giảm dẫn đến gia tăng nguy cơ mắc các bệnh lý khác ở người lớn tuổi, đồng thời việc điều trị kéo có thể dài hơn, gặp nhiều khó khăn hơn và tỉ lệ tử vong cũng lớn hơn.
Dùng thuốc điều trị bệnh không đúng cách có thể tác động tiêu cực đến hệ miễn dịch của cơ thể, gây ức chế khả năng hoạt động của tế bào miễn dịch, ví dụ như các loại thuốc hóa trị ung thư, thuốc kháng sinh, thuốc chống thải ghép, corticoid,....
Người suy dinh dưỡng có nguy cơ mắc các bệnh truyền nhiễm cao bởi sự mất cân bằng về thành phần dinh dưỡng khiến hệ miễn dịch bị suy yếu. Đồng thời một chế độ ăn uống nhiều dầu mỡ, thường xuyên ăn đồ cay nóng, thiếu dưỡng chất, uống rượu bia, sẽ khiến gan, thận tổn thương, làm giảm khả năng đào thải độc tố.
Lười vận động khiến các tế bào hoặc sản phẩm của hệ miễn dịch lưu thông kém, ảnh hưởng đến kết quả thực hiện nhiệm vụ của chúng.
Một số nghiên cứu cho thấy khi cơ thể thường xuyên rơi vào tình trạng căng thẳng kéo dài có thể khiến các tế bào kháng virus bị suy giảm, đồng thời xuất hiện các bệnh lý về dạ dày tá tràng, nổi mề đay, bệnh tim,..
Khi ngủ không ngon giấc, lượng tế bào Lympho T và bạch cầu Lympho B có trong máu có xu hướng giảm đi. Đây là hai tế bào quan trọng giúp cơ thể phát hiện các kháng nguyên lạ để tấn công.
Việc tiêm vaccine đầy đủ liều lượng và đúng lịch luôn được các chuyên gia khuyến cáo. Vaccine có tác dụng tạo ra phản ứng miễn dịch trong cơ thể giúp chống lại bệnh tật. Đặc biệt là trẻ sơ sinh cần được tiêm chủng đầy đủ bởi đây là đối tượng rất dễ bị các tác nhân bên ngoài tấn công và gây bệnh.
Một chế độ ăn uống đảm bảo đủ rau củ, trái cây, thịt, ngũ cốc nguyên chất, protein và chất béo lành mạnh không chỉ giúp cơ thể khỏe mạnh mà còn giúp hệ miễn dịch ổn định. Đặc biệt, bạn cần bổ sung lượng vitamin C, B6 và vitamin E mỗi ngày để đảm bảo đủ lượng vi dưỡng chất duy trì hệ miễn dịch.
Vận động 30 – 45 phút mỗi ngày là cách tăng cường hệ miễn dịch, vì tập luyện đúng cách sẽ giúp các tế bào miễn dịch và các sản phẩm của hệ miễn dịch dễ lưu thông hơn. Tuy nhiên bạn cần chọn bài tập phù hợp, tránh những bài vượt quá sự cho phép của cơ thể.
Uống đủ nước sẽ giúp máu lưu thông tốt hơn, giúp các tế bào miễn dịch và các sản phẩm của hệ miễn dịch chống lại viêm nhiễm có ở khắp trong cơ thể. Nếu cơ thể mất nước sẽ làm máu lưu thông kém, dẫn đến suy giảm hệ miễn dịch.
Lời khuyên của các chuyên gia là uống ít nhất 2 lít nước mỗi ngày, bao gồm nước lọc, nước ép và nước canh.
Khi ngủ, cơ thể chúng ta diễn ra rất nhiều hoạt động quan trọng, trong đó có quá trình hình thành các thành phần chống viêm nhiễm. Một giấc ngủ chất lượng sẽ giúp cơ thể hồi phục và giúp hệ thống miễn dịch khỏe mạnh để chống lại các tác nhân gây bệnh.
Như đã đề cập, căng thẳng mệt mỏi kéo dài là những nguyên nhân khiến hệ miễn dịch suy giảm. Do vậy bạn cần biết cách giải tỏa căng thẳng, bằng cách đọc sách, nghe nhạc, tâm sự cùng bạn bè người thân, dạo bộ, hóng mát, hít thở sâu,...Nhiều chuyên gia khuyến khích bạn nên tập thiền mỗi ngày để giúp cơ thể giảm căng thẳng.
Ngoài chế độ ăn uống lành mạnh, khoa học bạn nên bổ sung thêm các sản phẩm như men vi sinh để hỗ trợ tăng cường hệ miễn dịch một cách hiệu quả nhất.
Xem thêm:
[Bật mí] Cách xử trí khi xuất hiện tình trạng biếng ăn sinh lý ở trẻ
Giảm cân sau sinh nhanh chóng, đúng cách và hiệu quả
Immune Support Probiotic là chế phẩm sinh học cao cấp chứa 5 chủng vi khuẩn có lợi cùng Vitamin C và Kẽm giúp hỗ trợ cải thiện hệ miễn dịch và tăng cường sức đề kháng cho cơ thể.
Thành phần chính của sản phẩm gồm: Lactobacillus plantarum HEAL9, Lactobacillus paracasei 8700:2, Bifidobacterium animalis spp. lactis HN019; vitamin C và kẽm,...
Sự kết hợp của Probiotics Lactobacillus plantarum HEAL9, Lactobacillus paracasei 8700:2 có thể giúp giảm tỷ lệ nhiễm cảm lạnh thông thường, làm giảm triệu chứng của bệnh cảm lạnh và giúp giảm khả năng xuất hiện các triệu chứng nhẹ nhiễm trùng đường hô hấp trên.
Trong một nghiên cứu năm 2013, các chuyên gia về men vi sinh của Úc đã tiến hành thí nghiệm đối chứng trên 284 người lớn ở độ tuổi từ 13 - 88. Họ mắc cảm lạnh thông thường ít nhất 2 lần trong 6 tháng gần nhất.
Khi đó, chế phẩm sinh học Lactobacillus plantarum HEAL9 và Lactobacillus Paracasei 8700-2 đã được sử dụng để quan sát hiệu quả can thiệp trong việc giảm mức độ nghiêm trọng của các triệu chứng cảm lạnh và thời gian nhiễm cảm lạnh. Kết quả cho thấy mức độ nghiêm trọng và thời gian bệnh của 284 người trưởng thành đã sử dụng men vi sinh thấp hơn những người không sử dụng.
Hiện sản phẩm Immune Support Probiotic - men vi sinh hỗ trợ hệ miễn dịch được Life Space - thương hiệu men vi sinh hàng đầu của Úc phân phối chính hãng tại Việt Nam. Truy cập website lifespace.com để đặt mua sản phẩm hoặc quý khách hàng có thể tìm mua các sản phẩm của Life-Space chính hãng tại ConCung, Medicare, Shopee, Lazada.