Nên bổ sung những loại thực phẩm nào để tăng cường sức đề kháng là thắc mắc của rất nhiều người, đặc biệt là những ai đang bị suy giảm thể lực, sức khỏe không được tốt. Hãy cùng Life-space tìm hiểu trong bài viết bên dưới để có được những thực phẩm tăng sức đề kháng mỗi ngày, hỗ trợ đề kháng cho cơ thể.
Sức đề kháng là khả năng chống lại các tác nhân xấu từ môi trường bên ngoài do thay đổi thời tiết, khói bụi, vi khuẩn,... Suy giảm hệ miễn dịch chính là nguyên nhân chủ yếu dẫn đến suy giảm sức đề kháng.
Hệ thống miễn dịch “Immune System” bao gồm các cơ quan, mô, tế bào, protein; trong đó, tế bào bạch cầu giữu vai trò quan trọng nhất. Khi những yếu tố gây hại bắt đầu xâm nhập và tấn công cơ thể, hệ thống miễn dịch sẽ tự động phản ứng miễn dịch, đồng thời giải phóng các kháng thể để chống lại và tiêu diệt chúng.
Sức đề kháng bị suy giảm thường bắt nguồn từ những nguyên nhân dưới đây:
Khi bị suy giảm sức đề kháng, hệ thống miễn dịch không hoạt động hiệu quả khiến cơ thể gặp phải các vấn đề dưới đây:
Khi xuất hiện những triệu chứng trên, có thể bạn đã bị suy giảm sức đề kháng. Do đó, bạn cần thăm khám bác sĩ để biết rõ hơn về tình trạng hiện tại và tìm khắc phục nhanh chóng.
Sức đề kháng một khi đã bị suy giảm, hệ thống miễn dịch cũng sẽ bị ảnh hưởng, kéo theo sự suy yếu của cơ chế bảo vệ cơ thể chống lại virus và nhiễm trùng. Từ đó, gây ra những ảnh hưởng xấu đến sức khỏe từ mức độ nhẹ đến nguy hiểm.
Một số cơ quan sản xuất hoặc biệt hóa các tế bào miễn dịch của người lớn tuổi thường sẽ bị thái hóa và hoạt động kém hiệu quả hơn. Các cơ quan nội tạng có liên quan đến hệ thống miễn dịch sẽ không tạo ra được nhiều tế bào miễn dịch cần thiết để chống lại nhiễm trùng. Do đó, sức đề kháng của nhóm người này rất dễ bị suy yếu dần.
Những người bị ung thư phải trải qua quá trình hóa trị và xạ trị, người bị nhiễm HIV, ghép tạng hoặc bị suy giảm miễn dịch nguyên phát,... có nguy cơ suy giảm sức đề kháng rất cao.
Protein là dưỡng chất thiết yếu và vô cùng quan trọng đối với khả năng miễn dịch của cơ thể. Do đó, nếu không bổ sung đầy đủ protein trong chế độ ăn uống hằng ngày sẽ khiến cho hệ miễn dịch bị suy yếu.
Khi ngủ, protein cũng sẽ được sản xuất ra giúp cơ thể chống lại nhiễm trùng. Vì vậy, nếu thường xuyên ngủ không đủ giấc, thiếu ngủ cũng có thể làm giảm khả năng kháng cự và phòng thủ của hệ miễn dịch.
Vitamin E là chất chống oxy hóa mạnh, có khả năng giúp cơ thể chống lại các triệu chứng viêm nhiễm. Có thể tìm thấy vitamin E trong các loại thực phẩm thực vật giàu chất béo như hạt hướng dương, đậu phộng, bơ đậu phộng,...
Vitamin A là chất chống lây nhiễm rất hiệu quả, có nhiều trong những loại thực phẩm có nguồn gốc từ động vật (lòng đỏ trứng, cá ngừ,...) và thực vật ở dạng carotenoid (bí đỏ, khoai lnag, cà rốt,...); các loại rau có màu xanh đậm (rau muống, rau ngót, rau cải xanh,...).
Vitamin C hoạt động như một chất chống oxy hóa, giúp ngăn ngừa nhiễm trùng và bảo vệ các tế bào trong cơ thể tránh khỏi những tổn thương do các gốc tự do gây ra. Vitamin C còn giúp cơ thể tạo ra collagen, một loại protein cần thiết giúp cho vết thương mau lành.
Ngoài ra, loại vitamin này cũng hỗ trợ cải thiện sự hấp thụ sắt từ những thực phẩm có nguồn gốc thực vật và kích thích hệ miễn dịch hoạt động tốt để bảo vệ cơ thể.
Vitamin D là dưỡng chất quan trọng và cần thiết để hỗ trợ hệ thống miễn dịch hoạt động hiệu quả nhất. Một trong những vai trò thiết yếu của nó là giúp hấp thụ canxi có trong thức ăn, do đó nếu thiếu vitamin D cũng có thể gây ảnh hướng đến sự chắc khỏe của xương.
Vitamin B6 và B9 là những dưỡng chất cực kỳ quan trọng đối với hệ thống miễn dịch. Không bổ sung đủ vitamin B9 có khả năng sẽ làm giảm quá trình tổng hợp các tế bào tham gia vào cơ chế miễn dịch. Còn thiếu hụt vitamin B6 sẽ làm giảm chức năng của hệ miễn dịch cơ thể.
Vitamin B6 còn đóng một vai trò quan trọng khác trong phản ứng hóa học, quá trình hình thành các tế bào hồng cầu mới của cơ thể. Do đó, nếu không cung cấp đủ vitamin B6 sẽ gây ảnh hưởng đến sức đề kháng, hệ miễn dịch và các vấn đề về sức khỏe khác như thiếu máu, da có vảy trên môi, phát ban ngứa, sưng lưỡi, nứt nẻ ở khóe miệng,...
Sắt đóng vai trò quan trọng trong hoạt động của hệ miễn dịch. Ngoài ra, sắt còn mang chức năng vận chuyển oxy đến các tế bào trong cơ thể. Sắt tồn tại ở nhiều dạng khác nhau và thường có nhiều trong thịt đỏ, thịt gà, hàu, trai, cá ngừ/cá mòi đóng hộp,... hay các thực phẩm có nguồn gốc từ thực vật như bông cải xanh, các loại đậy, ngũ cốc.
Kẽm rất cần thiết cho quá trình sản xuất ra tế bào mới của hệ thống miễn dịch. Kẽm có nhiều trong thực phẩm từ động vật như thịt gia cầm, thịt nạc, hàu, cua, đậu gà, sữa chua,... và một số thực phẩm chay.
Selen là dưỡng chất không thể thiếu giúp ngăn ngừa nhiễm trùng và có tác dụng mạnh mẽ đối với hệ miễn dịch. Những thực phẩm có nguồn gốc từ động vật thường rất giàu selen. Tuy nhiên, không nên bổ sung quá nhiều chất này, nếu không sẽ gây ra tác dụng phụ không mong muốn.
Protein là dưỡng chất đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì hoạt động của sức đề kháng của cơ thể, ngăn ngừa và chống lại sự xâm nhập của vi khuẩn gây hại. Cần bổ sung nhiều loại thực phẩm như thịt, cá, trứng, các sản phẩm từ sữa,... để có thể duy trì nguồn đạm thiết yêu cho cơ thể.
Những loại quả này rất giàu vitamin C, giúp kích thích sản xuất các tế bào bạch cầu chống lại nhiễm trùng hiệu quả.
Trong ớt chuông đỏ chứa lượng vitamin C cao gấp 3 lần so với cam, đồng thời chứa nguồn beta carotene rất dồi dào. Không chỉ giúp tăng sức đề kháng, ớt chuông đỏ còn có chức năng duy trì làn da và đôi mắt chắc khỏe nhờ vitamin A được chuyển hóa từ beta carotene.
Bông cải xanh chứa hàm lượng vitamin C, E và A, chất xơ và một số chất chống oxy hóa khác rất cao. Bông cải xanh có tác dụng giúp tăng cường khả năng hoạt động tốt của hệ thống miễn dịch, chống lại các triệu chứng viêm nhiễm.
Tỏi có chức năng hỗ trợ tăng sức đề kháng cho cơ thể, hỗ trợ chống lại các bệnh viêm nhiễm hiệu quả. Ngoài ra, loại củ này còn có thể làm chậm quá trình xơ cứng của động mạch và giảm huyết áp.
Trong gừng có chứa hợp chất gingerol mang lại hiệu quả chống oxy hóa, chống viêm và giảm nguy cơ nhiễm trùng cực kỳ hiệu quả. Ngoài ra, gừng cũng được sử dụng để giảm cảm giác buồn nôn và trị ho rất tốt.
Cải bó xôi là loại rau thuộc nhóm thực phẩm hỗ trợ tăng cường sức đề kháng vì rất giàu vitamin C, beta carotene và chất chống oxy hóa. Các dưỡng chất này đều hỗ trợ tăng cường khả năng chống nhiễm trùng của hệ miễn dịch.
Sữa chua có tác dụng rất tốt đối với hệ miễn dịch, kích thích hoạt động chống lại nhiễm trùng. Tương tự, những thức uống lên men chứa các vi khuẩn có lợi cũng hỗ trợ tăng cường sức đề kháng hiệu quả.
Hạnh nhân không chỉ cung cấp nguồn dưỡng chất vitamin mà nó còn chứa magie, mangan và chất xơ có lợi cho hệ thống miễn dịch.
Trong hạt hướng dương chứa nguồn vitamin E dồi dào, giúp cải thiện chức năng của hệ miễn dịch bằng cách chống lại các gốc tự do có thể gây hại cho tế bào.
Củ nghệ có công dụng tuyệt vời trong việc tăng cường sức khỏe, kháng viêm hiệu quả. Một nghiên cứu gần đây cũng cho thấy, tinh chất curcumin có trong nghệ có khả năng hỗ trợ tăng cường sức đề kháng cho cơ thể khỏe mạnh.
Trong trà xanh chỉ chứa một lượng nhỏ caffeine nên có thể thay thế trà đen hoặc cà phê bằng đồ uống này giúp tăng cường hệ miễn dịch. Ngoài ra, trà xanh còn chứa flavonoid giúp giảm nguy cơ bị cảm lạnh.
Khoai lang chứa r nguồn beta carotene phong phú và carotenoid - chất chống oxy hóa hỗ trợ gan chuyển đổi beta carotene thành các loại vitamin, tăng cường sức khỏe cho cơ thể.
Trong thịt gà, vịt, ngan,... chứa rất nhiều vitamin B6 có tác dụng tăng cường hoạt động của hệ miễn dịch, bao gồm cả miễn dịch trung gian tế bào và miễn dịch dịch thể.
Trong dầu có chứa các loại axit béo omega 3 như EPA và DHA hỗ trợ tăng cường chức năng của hệ miễn dịch, giúp cơ thể chống lại các tác nhân gây hại từ môi trường bên ngoài.
Xem thêm:
Sức đề kháng là gì? Nguyên nhân làm suy giảm sức đề kháng
Bé 10 tháng biếng ăn: nguyên nhân và cách khắc phục
Bên cạnh việc bổ sung các loại thực phẩm chứa nhiều dưỡng chất trên, bạn cũng cần duy trì lối sống lành mạnh. Bạn có thể thực hiện một số biện pháp dưới đây để tăng cường sức đề kháng và cơ thể khỏe mạnh.
Như vậy, việc bổ sung thực phẩm có chứa nhiều dưỡng chất mỗi ngày không chỉ giúp tăng cường sức đề kháng mà còn hỗ trợ cơ thể tránh khỏi những vấn đề về đường hô hấp hay các tác nhân gây hại khác.
Để cơ thể luôn trong trạng thái tốt nhất bạn cũng nên bổ sung thêm những sản phẩm có khả năng tăng cường sức đề kháng như men vi sinh Children Immune Support Probiotic 3-12 years (dành cho bé) hoặc Adult Immune Support Probiotic (dành cho người lớn ) của Lifespace. Các sản phẩm này có chức năngnăng hỗ trợ tăng sức đề kháng, kích thích hoạt động của hệ miễn dịch được rất nhiều khách hàng tin dùng và đánh giá cao.
Bài viết trên, Life-Space đã giới thiệu đến bạn một số loại thực phẩm có chứa nhiều dưỡng chất tốt cho cơ thể, hỗ trợ tăng cường sức đề kháng. Hy vọng với những chia sẻ trên, các bạn sẽ có thể bảo vệ sức khỏe của bản thân mình và người thân một cách tốt nhất.