Thịt gà là một thực phẩm giàu protein, canxi, sắt, kali và calo, được ưa chuộng trong mỗi gia đình. Hơn nữa, thịt gà rất dễ chế biến và luôn có sẵn trên thị trường. Thịt gà được chia thành nhiều phần khác nhau như ức, má đùi, đùi và cánh với tỷ lệ protein, chất béo và mức calo khác nhau. Hãy cùng Life Space tìm hiểu chi tiết về thịt gà bao nhiêu calo và thành phần dinh dưỡng có trong thịt gà qua bài viết dưới đây.
Với hàm lượng protein cao cùng ít chất béo, ức gà là một trong những phần thịt được sử dụng phổ biến và rất phù hợp cho những đối tượng đang giảm cân. Theo đó, một phần ức gà không da, không xương được nấu chín (172 gram) có thành phần dinh dưỡng như sau:
Lượng calo: 284
Protein: 53,4 g
Carbs: 0 g
Chất béo: 6,2 g
Một phần ức gà có trọng lượng 100g cung cấp khoảng 165 Calo, 31g protein và 3,6g chất béo. Điều này có nghĩa 80% lượng calo trong ức gà đến từ protein và 20% còn lại đến từ chất béo. Tuy nhiên, trong quá trình chế biến, hàm lượng các chất dinh dưỡng và mức calo của ức gà sẽ có thể thay đổi do thêm vào các loại gia vị hoặc các thực phẩm khác.
Thịt ức gà rất giàu protein nhưng lại rất ít chất béo
Xem thêm:
So với ức gà, má đùi gà sẽ có độ mềm và hương vị thơm hơn do hàm lượng chất béo chứa trong nó cao hơn. Hàm lượng dinh dưỡng trong một phần má đùi gà không da, không xương nấu chín (52g) là:
Lượng calo:109
Protein: 13,5 g
Carbs: 0 g
Chất béo: 5,7 g
Trong 100g má đùi gà chứa khoảng 209 calo, 26g protein và 10,9g chất béo. Vì vậy, 53% lượng calo trong má đùi gà sẽ đến từ protein và 47% còn lại đến từ chất béo. Ngoài ra, má đùi gà cũng thường có giá thành rẻ hơn ức gà nên đây cũng là một lựa chọn tốt được nhiều người lựa chọn.
Trong thịt má đùi gà chứa 209 calo/100g
Tuy không lành tính bằng các phần thịt khác nhưng cánh gà vẫn là một loại thịt tốt cho sức khỏe nếu không kết hợp thêm với các thực phẩm có lượng carbs hay chất béo cao. Theo đó, một phần cánh gà không da, không xương (21g) có chứa:
Lượng calo: 42,6
Protein: 6,4 g
Carbs: 0 g
Chất béo: 1,7 g
Trong cánh gà có chứa 203 calo, 30,5g protein và 8,1g chất béo cho mỗi 100g. Trong đó, 64% lượng calo đến từ protein và 36% còn lại là từ chất béo.
100g cánh gà có chứa 203 calo
Một phần đùi gà không da, không xương (44g) có chứa:
Lượng calo: 76
Protein: 12,4 g
Carbs: 0 g
Chất béo: 2,5 g
Trong 100g thịt đùi gà có chứa 172 calo, 28,3g protein và 5,7g chất béo. Lượng calo này khoảng 70% đến từ protein và 30% là do chất béo.
100g đùi gà có chứa 172g calo
Bên cạnh ức, đùi, cánh và má đùi thì vẫn còn những phần thịt gà khác với các mức calo khác nhau. Cụ thể:
Gà phi lê: chứa 263 calo trong 100g
Phần thịt lưng: chứa 137 calo trong 100g
Phần thịt đen: chứa 125 calo trong 100g
Phần thịt trắng: chứa 114 calo trong 100g
Các phần thịt gà khác nhau cung cấp một lượng calo khác nhau
Trong khi thịt ức gà không da chỉ chứa 284 calo (với 80% từ protein và 20% từ chất béo). Tuy nhiên, khi phần thịt đó kết hợp thêm với da gà thì lượng calo sẽ thay đổi. Cụ thể, một phần ức gà không xương, có da nấu chín (196g) sẽ chứa:
Lượng calo: 76
Protein: 12,4 g
Carbs: 0 g
Chất béo: 2,5 g
Trong ức gà có da thì 50% lượng calo sẽ đến từ protein và 50% còn lại là từ chất béo. Khi sử dụng thêm da gà, lượng calo nạp vào cơ thể sẽ tăng thêm 100 calo.
Thịt gà có da cung cấp một lượng calo đáng kể so với thịt gà không da
Tương tự, phần cánh gà có da (34g) cung cấp 99 calo, nhiều hơn rất nhiều so với 42 calo của phần cánh gà không da. Do đó, lượng calo trong cánh gà có da là 60% đến từ chất béo, cao hơn so với 36% ở thịt gà không da. Chính vì thế, nếu đang muốn giảm cân hoặc hạn chế lượng chất béo thì bạn nên sử dụng thịt gà không có da để giảm thiểu lượng calo và chất béo hấp thụ vào cơ thể.
Thịt gà là một trong những loại thực phẩm cung cấp rất nhiều đạm nhưng ít béo. Đặc biệt, thịt gà chứa lượng chất béo Omega 3 và không chứa các loại cholesterol xấu như LDL và VLDL cholesterol. Bên cạnh đó, thịt gà còn chứa rất nhiều các vitamin như vitamin A, E, C, các vitamin nhóm B cùng các khoáng chất quan trọng như Canxi, Phốt pho và Sắt.
Các thành phần dinh dưỡng có trong ức gà có khả năng kiểm soát hàm lượng homocysteine – tác nhân gây nên các bệnh lý tim mạch. Ngoài ra, hàm lượng beta-carotene, lycopene và retinol có trong nó còn có tác dụng cải thiện và tăng cường thị lực. Qua đó ta có thể thấy thịt gà là một nguồn thực phẩm rất tốt cho cơ thể, đặc biệt ở những người đang theo dõi cân nặng và hạn chế lượng chất béo nạp vào mỗi ngày.
Ăn thịt gà giúp tăng cường cơ bắp, giảm mỡ và ngăn ngừa một số các bệnh tim mạch…
Hàm lượng calo trong thịt gà được đánh giá ở mức trung bình, do đó, bạn hoàn toàn có thể bổ sung thịt gà hay các món ăn làm từ nó vào trong thực đơn hàng ngày của mình. Phần thịt gà nạc giúp làm tăng cường cơ bắp, loại bỏ các chất béo dư thừa từ đó giúp cho cơ thể săn chắc và thon gọn. Vì thế, nếu bạn đang trong chế độ giảm cân thì chỉ nên ăn phần thịt ức gà kết hợp với giảm lượng tinh bột trong khẩu phần ăn. Đồng thời, bạn cũng nên bổ sung kèm thêm rau và các loại hoa quả để đảm bảo đầy đủ các chất dinh dưỡng cho cơ thể.
Nếu đang có kế hoạch ăn kiêng hoặc giảm cân thì bạn có thể áp dụng một số thực đơn giảm cân với thịt gà dưới đây:
Ngày 1:
Bữa sáng: Súp gà rau củ + 1 ly nước ép hoa quả
Bữa trưa: ½ bát cơm + 1 đĩa rau luộc + 100g ức gà luộc
Bữa tối: 1 bắp ngô + rau luộc
Ngày 2:
Bữa sáng: khoai lang + 1 ly sữa tươi không đường
Bữa trưa: 100g thịt gà hấp muối + 2 quả chuối
Bữa tối: ⅓ bát cơm + rau luộc
Ngày 3:
Bữa sáng: Bánh mì bơ lạc + 1 ly nước ép bưởi
Bữa trưa: ⅓ bát cơm + salad thịt gà rau củ + 1 quả táo
Bữa tối: Miến gà + 1 ly nước ép lê
Ngày 1:
Bữa sáng: Cháo tim gà + 1 quả chuối
Bữa trưa: Gà rang + rau cải luộc + 1 hộp sữa chua
Bữa tối: Bún gà + 1 ly nước ép cam
Ngày 2:
Bữa sáng: Khoai lang + 1 ly sữa tươi không đường
Bữa trưa: ½ bát cơm + thịt gà luộc + 1 ly nước ép cóc
Bữa tối: Cháo cật gà + 1 quả chuối
Ngày 3:
Bữa sáng: Súp gà + 1 ly sinh tố chuối
Bữa trưa: Ức gà luộc + 1 đĩa đậu bắp luộc
Bữa tối: ⅓ bát cơm + 1 đĩa cà rốt luộc + 2 quả chuối
Ngày 4:
Bữa sáng: 1 bát bún gà + 1 ly nước ép cam
Bữa trưa: ½ bát cơm + gỏi gà + 1 quả lê
Bữa tối: Salad ức gà + 1 ly sữa tươi không đường
Ngày 5:
Bữa sáng: Bánh mì + 1 quả chuối
Bữa trưa: Cánh gà nướng + 1 đĩa rau + 1 ly sinh tố bưởi
Bữa tối: Cháo tim gà + 1 hộp sữa chua
Mặc dù trong thành phần thịt gà có chứa ít béo cùng những yếu tố hạn chế tăng cân nhưng nếu bạn ăn thịt gà không đúng cách thì sẽ phản tác dụng. Theo đó, nếu muốn giảm cân và giữ thân hình thon gọn thì bạn cần chú ý một số điều sau đây:
Để chế độ ăn giảm cân được hiệu quả, bạn tuân thủ nguyên tắc hàm lượng calo nạp vào cơ thể giảm dần theo chiều bữa sáng đến tối. Chính vì vậy, thời điểm hợp lý để ăn thịt gà mà không lo tăng cân chính là vào buổi sáng và buổi trưa nhằm giúp đảm bảo nguồn dinh dưỡng và năng lượng cho hoạt động của cơ thể trong 1 ngày. Đặc biệt, bạn không nên ăn thịt gà vào buổi tối để tránh hấp thụ chất béo gây tích tụ mỡ thừa.
Nguyên tắc ăn thịt gà giảm cân cụ thể như sau:
Cần nấu chín thịt gà, không nên ăn tái để tránh mắc các bệnh đường ruột.
Không nên ăn quá nhiều thịt gà trong 1 ngày gây khó tiêu, táo bón
Kết hợp ăn thịt gà kèm với các loại rau xanh, nước ép hoa quả
Nên ăn các món thịt gà luộc, hấp hay salad không có dầu mỡ
Tập thể dục từ 35 – 40 phút và uống đủ từ 1,5 – 2 lít nước mỗi ngày
Duy trì chế độ giảm cân bằng thịt gà hằng ngày để đạt kết quả tốt nhất
Phụ thuộc vào tình trạng sức khỏe của mỗi người mà việc ăn thịt gà có thể đem lại lợi ích hay gây ra các nguy hại cho tình trạng sức khỏe. Theo đó, những trường hợp khuyến cáo không nên giảm cân bằng thịt gà có thể kể đến như sau:
Những người đang bị bệnh về đường tiêu hóa: đầy hơi, khó tiêu, táo bón, đầy dụng.
Những người bị các bệnh huyết áp cao, sỏi thận hay xơ gan
Người bị vết thương hở hoặc mới xăm hình
Bị bệnh thủy đậu hoặc sau khi mổ phẫu thuật
Người có trọng lượng cơ thể quá lớn và nhiều mỡ thừa, mỡ tích tụ sau sinh
Trên đây là những thông tin chia sẻ về thành phần dinh dưỡng và lượng calo có trong thịt gà. Hy vọng rằng những thông tin chia sẻ này của Life Space sẽ hữu ích cho các bạn trong quá trình ăn kiêng giảm cân của mình.