Sữa mẹ được xem là nguồn dinh dưỡng không thể thiếu cho sự phát triển và lớn lên của trẻ sau sinh. Do đó, các vấn đề ảnh hưởng đến sức khỏe người mẹ sẽ gián tiếp tác động đến quá trình phát triển của trẻ. Một trong những tình trạng xuất hiện phổ biến ở người mẹ sau sinh, đó là tình trạng đi ngoài tiêu chảy. Khi mắc phải tình trạng trên thì người mẹ có thể cho con bú hay không? Hãy cùng giải đáp câu hỏi trên và cách chữa đi ngoài cho mẹ sau sinh thông qua bài viết sau đây của Life-Space.
Sau khi sinh, đặc biệt là sinh mổ, các chị em phụ nữ phải đối mặt với rất nhiều vấn đề sức khỏe, trong đó có hiện tượng đi ngoài. Một số nguyên nhân dẫn đến tình trạng trên như hệ tiêu hóa chưa ổn định, cơ thể quá tải chất dinh dưỡng, ăn quá no hoặc quá nhiều, mất ngủ hoặc giấc ngủ không ổn định, tâm lý bất ổn sau sinh. Cụ thể:
Sau khi sinh, sức đề kháng của mẹ thường suy yếu, cùng với đó là chế độ ăn uống kiêng khem nên làm ảnh hưởng đến các chức năng của hệ tiêu hóa. Các loại thức ăn thường ngày nếu không được rửa và chế biến sạch sẽ dễ làm mẹ bị nhiễm khuẩn E.Coli – loại vi khuẩn chính gây bệnh tiêu chảy ở người.
Nguyên nhân chủ yếu làm mẹ cho con bú tiêu chảy là do hệ tiêu hóa và đường ruột chưa ổn định sau sinh.
Sau khi sinh con, phụ nữ bị mất nhiều sức nên việc bổ sung đầy đủ các chất dinh dưỡng là điều cần thiết. Tuy nhiên, không phải cứ bổ sung nhiều dưỡng chất là tốt mà chỉ nên bổ sung một lượng vừa đủ vì nếu cơ thể bị “quá tải” dưỡng chất sẽ dẫn đến thừa cân, rối loạn tiêu hóa và các vấn đề khác liên quan đến đường ruột.
Sau khi sinh con, mẹ vì muốn nhanh chóng phục hồi sức khỏe cũng như có đủ dưỡng chất cho con bú nên thường ăn no và nhiều hơn bình thường, dẫn đến chứng rối loạn tiêu hóa.
Để khắc phục điều này, mẹ cần chia nhỏ các bữa ăn trong ngày, chỉ nên ăn vừa đủ, không ăn quá nhiều cũng không quá ít. Ngoài ra, mẹ cũng nên tránh các thực phẩm chứa nhiều dầu mỡ và các loại thực phẩm khó tiêu hóa vì hệ tiêu hóa sau sinh còn khá yếu.
Nhiều chị em phụ nữ sau khi sinh thường có chứng mất ngủ do phải thức chăm sóc bé, cho bé bú. Việc này ảnh hưởng đến nhịp sinh học của mẹ, đặc biệt là sự hoạt động của đường ruột và có thể là nguyên nhân dẫn đến tiêu chảy.
Khi mẹ ngủ không đủ giấc, cơ thể mệt mỏi sẽ tiết ra nhiều hormone cortisol khiến các cơ quan trong cơ thể hoạt động nhanh hơn, đường ruột cũng bị kích thích nhanh hơn, khiến việc đi tiêu nhiều hơn nên dẫn đến tình trạng tiêu chảy.
Tâm trạng bất an, lo lắng của mẹ sau sinh cũng sẽ dẫn đến bệnh tiêu chảy, đặc biệt là tiêu chảy mãn tính. Nguyên nhân là vì giữa các tế bào não và ruột có sự liên kết khá mật thiết.
Khi mẹ căng thẳng, trầm cảm sẽ làm nồng độ serotonin trong não thấp, đồng thời ảnh hưởng tới nồng độ này trong ruột. Từ đó, cơ thể mẹ sẽ tiết ra nhiều cortisol – loại hormone phản ứng lại với stress và làm tăng tốc các chức năng của cơ thể, trong đó có chức năng tiêu hóa.
Giữa não và ruột của chúng ta có những mối liên kết khá lớn nên việc lo lắng, căng thẳng thường xuyên rất dễ ảnh hưởng đến đường ruột
>>>> Trẻ 2 tháng đi ngoài sủi bọt: Nguyên nhân và cách khắc phục
Khi người mẹ bị đi ngoài tiêu chảy có nên cho con bú hay không phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau, bao gồm nguyên nhân mắc bệnh, tình trạng bệnh, các loại thuốc đang dùng.
Nguyên nhân phổ biến gây nên tình trạng tiêu chảy thường do đường ruột và hệ tiêu hóa chưa ổn định sau sinh. Ngoài ra, chế độ ăn uống sau sinh của người mẹ gây khó tiêu hóa, từ đó làm rối loạn hệ tiêu hóa. Trong trường hợp này, người mẹ vẫn có thể tiếp tục cho con bú.
Nếu người mẹ bị tiêu chảy đi ngoài do ký sinh trùng đường ruột hay do nhiễm khuẩn gây ra thì vẫn có thể cho con bú, chỉ là chất lượng sữa kém hơn so với thông thường.
Nếu trong trường hợp trẻ cũng bị tiêu chảy sau khi bú sữa mẹ thì cũng đừng quá lo lắng vì đây là tình trạng xuất hiện do một nguyên nhân khác. Người mẹ nên tiếp tục cho bé bú và nên đưa trẻ đi khám để tìm ra nguyên nhân, điều trị.
>>>> [Giải đáp] 1 ngày đi ngoài bao nhiêu lần là bình thường?
Để giảm bớt tình trạng tiêu chảy đi ngoài sau sinh, bạn có thể sử dụng thuốc. Tuy nhiên, trước khi sử dụng thuốc, bạn nên tham khảo qua ý kiến của bác sĩ chuyên khoa, tránh gây ảnh hưởng đến sức khỏe của bản thân và trẻ. Dưới đây là một số giải pháp điều trị hiệu quả chứng đi ngoài sau sinh.
Một trong những phương pháp điều trị chứng đi ngoài sau sinh, đó là bổ sung những lợi khuẩn có lợi cho đường ruột và hệ tiêu hóa, giúp cải thiện tình trạng tiêu chảy hiệu quả. Hiện nay, có 2 sản phẩm men vi sinh cao cấp, được lựa chọn sử dụng phổ biến trên thị trường, thích hợp dùng cho người mẹ sau sinh, cụ thể:
Bowel Biotic là dòng men vi sinh cao cấp, cung cấp nhiều loại chủng vi khuẩn đa dạng, tiêu biểu là chủng vi khuẩn có lợi kết hợp với 20 tỷ CFU/Viên nang giúp hỗ trợ một hệ tiêu hóa khỏe mạnh. Ngoài ra, sản phẩm men vi sinh còn hỗ trợ chức năng ruột khỏe mạnh và sức khỏe của hệ tiêu hóa.
Thành phần của Bowel Biotic gồm có B. lactis BI04, B. infantis Bi-26, B. longum BB536, B. breve M16V, B. animalis ssp. lactis HN019, với tác dụng duy trì sức sống vi khuẩn có lợi từ đó hỗ trợ duy trì sức khỏe hệ tiêu hóa tốt hơn.
Đối với người trưởng thành, liều lượng sử dụng là 1 viên mỗi ngày hay dùng theo chỉ định của bác sĩ chuyên khoa.
Double Strength Probiotic là sản phẩm men vi sinh cao cấp chứa nhiều loại chủng vi khuẩn đa dạng với 15 chủng vi khuẩn có lợi, đóng vai trò duy trì sức khỏe hệ miễn dịch, hỗ trợ hệ vi sinh vật đường ruột và giúp phục hồi các vi khuẩn đường ruột có lợi.
Thành phần của Double Strength Probiotic gồm có B. animalis ssp. lactis HN019, B. lactis BI-04, L. rhamnosus Lr-32 và cùng nhiều dưỡng chất khác.
Sản phẩm thích hợp để sử dụng cho người lớn có vấn đề về hệ tiêu hóa và đường ruột trong thời gian ngắn, đi vệ sinh khó, tiêu chảy du lịch hay bệnh nhân sử dụng kháng sinh trong thời gian ngắn/định kỳ. Liều lượng sử dụng là 1 viên mỗi ngày hay dùng theo chỉ định của bác sĩ chuyên khoa.
Khi bị tiêu chảy thường mất nước rất nhiều, làm cho cơ thể mệt mỏi, uể oải. Do đó, người mẹ nên bù lại lượng nước đã mất, để lấy lại cân bằng thông qua việc bổ sung nước, uống Oresol cho cơ thể.
Ngoài ra, bạn có thể chọn cách dùng thuốc tây, tuy nhiên cần tham khảo qua ý kiến của bác sĩ chuyên khoa và không tự ý dùng vì có thể gây ảnh hưởng đến sức khỏe của bản thân và con. Ngoài ra, khi dùng thuốc điều trị tiêu chảy đi ngoài, bạn có thể mắc phải các tác dụng phụ của thuốc như đau đầu, chóng mặt, nôn mửa,...
Cần hỏi ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng thuốc tây để khắc phục tình trạng đi ngoài sau sinh
Lá ổi có vị ấm, tính đắng, chứa nhiều hàm lượng tinh dầu, chất flavonoid giúp kích thích cơ trơn ruột và giảm các triệu chứng đau bụng do tiêu chảy. Do đó, nước lá ổi thường được dùng để điều trị các bệnh đường ruột. Ngoài ra, trong lá ổi còn chứa một số thành phần có khả năng làm săn niêm mạc ruột, giảm dịch ruột, kháng khuẩn, nên dùng điều trị tiêu chảy đi ngoài rất tốt.
Để làm nước ổi, bạn cần chuẩn bị một ít lá ổi, rửa sạch với nước muối, sau đó đem đun với nước trong thời gian 30 phút, tiếp tục cho thêm 1 lít nước. Cuối cùng, lọc hỗn hợp trên qua ray, bỏ lá ổi đi là có thể dùng được.
Dùng nước lá ổi để giảm các triệu chứng đi ngoài cho mẹ sau sinh
Xem thêm: 11+ cách giảm cân sau sinh mổ đơn giản và hiệu quả tại nhà
Gừng có vị cay, tính ôn, là vị thuốc tốt giúp giảm ho, giảm đau, chống viêm, hạ nhiệt, chống nôn và đặc biệt là điều trị đau bụng tiêu chảy rất tốt.
Nước gừng giúp mẹ hạn chế tình trạng đi ngoài sau sinh
Gừng đóng vai trò làm nhu động ruột chuyển động chậm hơn, giúp chất thải di chuyển qua hệ tiêu hóa một cách ổn định, từ đó cải thiện tình trạng tiêu chảy. Ngoài ra, gừng còn giúp giải độc cơ thể, bảo vệ hệ tiêu hóa bằng cách tiêu diệt các vi trùng gây tiêu chảy cấp. Nước gừng tươi được xem là một bài thuốc dân gian trị tiêu chảy cấp tính tương đối hiệu quả.
Để chế biến nước gừng tươi, bạn hãy rửa sạch gừng tươi, gọt và đập dập. Kế đến, đun sôi với nước trong 5 phút và để hãm khoảng 10 phút. Ngoài ra, để dễ uống hơn, bạn có thể cho thêm một ít mật ong và chanh.
Theo Đông y, rau sam có vị chua, tính hàn, không có độc, chứa nhiều kháng sinh tự nhiên và có khả năng tiêu độc rất tốt. Ngoài ra, tính hàn của ăn rau sam có thể điều trị các chứng nóng trong người và các kháng sinh tự nhiên trong rau góp phần điều trị các chứng viêm nhiễm đường tiết niệu, giun sán, chứng lỵ ở đường ruột tương đối hiệu quả.
Ăn rau sam để trị chứng đi ngoài sau sinh
Đối với các bà mẹ sau sinh, có thể ăn rau sam hằng ngày hay nấu cháo, để điều trị chứng tiêu chảy. Ngoài ra, bạn có thể đem khoảng 200g rau sam rửa sạch, đun sôi cùng với 3 chén nước đến khi sắc lại còn 1 chén, dùng nóng để điều trị chứng đi ngoài sau sinh.
Để cải thiện tình trạng tiêu chảy, tránh ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ thì có thể dùng những món ăn sau đây:
Ăn cháo giúp các mẹ dễ tiêu hóa hơn, không gây kích thích niêm mạc của đường tiêu hóa và giúp các mẹ bù nước hiệu quả;
Bổ sung thực phẩm giàu chất xơ như rau củ vì chứa nhiều chất xơ, khoáng chất, vitamin thiết yếu cho cơ thể, giúp cho hệ tiêu hóa của người mẹ và con khỏe mạnh hơn.
Ăn sữa chua bổ sung lợi khuẩn cho đường ruột, nên bổ sung để hạn chế tình trạng đi ngoài tiêu chảy. Hàm lượng probiotics có trong sữa chua rất có lợi cho đường ruột, giúp bổ sung lại lượng lớn lợi khuẩn trong ruột bị mất khi đi ngoài. Tuy nhiên, bạn nên lựa chọn sữa chua không đường hay ít đường, vì đường sẽ khiến tình trạng tiêu chảy của mẹ trở nên nặng hơn.
Uống trà hoa cúc làm giảm bớt các triệu chứng đau bụng bằng cách thư giãn cơ bắp, lớp lót trong đường ruột. Ngoài ra, trà hoa cúc sẽ giúp giảm bớt tình trạng tiêu chảy, giữ nước cho cơ thể.
Với thông tin trên của bài viết Life-Space, câu trả lời cho việc mẹ sau khi sinh đi ngoài thường xuyên có cho con bú được không đã được giải đáp. Ngoài ra, bài viết còn cung cấp cho bạn thêm thông tin cách điều trị tình trạng trên và hy vọng bạn sẽ áp dụng thành công cho bản thân.