Ăn dặm là một bước tiến quan trọng trong quá trình phát triển của trẻ nhỏ. Việc mẹ lựa chọn những thức ăn dặm tốt, cung cấp đủ chất sẽ giúp bé phát triển tốt và không bị nhẹ cân. Bài viết dưới đây của Life-Space sẽ cùng mẹ tìm hiểu về nhu cầu dinh dưỡng của bé 7 tháng và các nguyên tắc để xây dựng thực đơn 1 ngày cho bé 7 tháng tuổi.
I. Các nhu cầu dinh dưỡng của bé 7 tháng tuổi
Sau khi trải qua những tháng đầu với sữa, trẻ 7 tháng sẽ bắt đầu tiếp xúc với những loại thực phẩm khác. Các mẹ cần chuẩn bị bữa ăn cho bé với đa dạng các thành phần và đảm bảo 3 nhóm chính: tinh bột, chất xơ và chất đạm.
Bên cạnh đó, mẹ cũng có thể dùng trái cây và rau củ vào khẩu phần ăn với tần suất 4 lần/ngày, mỗi lần từ 2 - 3 muỗng cà phê. Việc tiếp xúc nhiều với thực phẩm giúp đường ruột của trẻ phát triển tốt hơn và tránh được nguy cơ bị dị ứng.
Trẻ 7 tháng tuổi đã bắt đầu có những chiếc răng sữa đầu tiên, do đó, ngoài những bữa ăn bột, mẹ nên cho bé tiếp xúc với thức ăn thô để việc ăn uống trở nên thú vị hơn.
Một số nhóm thực phẩm mà mẹ có thể sử dụng cho bé như:
Bắt đầu từ tháng thứ 7 trở đi, mẹ có thể sử dụng chất đạm vào thực đơn ăn dặm cho bé. Một số loại thực phẩm giàu chất đạm mà mẹ nên sử dụng trong giai đoạn này là thịt lợn, trứng, cá trắng và đậu phụ.
Đây là nguồn thực phẩm dồi dào vitamin C. Nhóm thực phẩm này khá dễ chế biến vì mẹ chỉ cần loại bỏ vỏ, hạt và nghiền nát là bé có thể dùng được ngay.
Nhóm thực phẩm này cung cấp nhiều chất xơ và vitamin tốt cho trẻ. Đa phần các loại rau đều thích hợp cho bé, trong đó, tốt nhất là rau cải bó xôi, khoai lang, rau ngót hoặc rau dền,.. Mẹ có thể luộc hoặc hấp sau đó nghiền nhỏ để nấu cùng với cháo cho bé ăn.
>>>> Thực đơn cho bé 10 tháng nhẹ cân đầy đủ dưỡng chất
II. Nguyên tắc trong xây dựng thực đơn ăn dặm cho trẻ 7 tháng tuổi
1. Đảm bảo chất dinh dưỡng
Bữa ăn dành cho trẻ 7 tháng tuổi cần đảm bảo đủ đạm, tinh bột, vitamin và các khoáng chất. Mẹ nên kết hợp các món ăn mặn và ngọt với nhau để kích thích cảm giác thèm ăn cho bé. Một số lưu ý dành cho mẹ để lên thực đơn cho các bé trong giai đoạn này là:
- Đối với tôm và cua: mẹ nên cho bé thử với lượng nhỏ, nếu bé không bị dị ứng thì mới tăng dần lên.
- Đối với thịt gà: mẹ nên lựa chọn phần thịt ức vì vùng này chứa nhiều chất dinh dưỡng và thịt mềm.
- Với thịt lợn: mẹ nên sử dụng phần thịt ít mờ vì sẽ thăn và ngọt mềm hơn.
- Với cá: mẹ nên dùng cá có thịt trắng như cá chép, cá lóc để đảm bảo an toàn cho bé.
Bên cạnh đó, các mẹ cũng có thể tăng cường thêm rau củ để bé nhuận tràng và có hệ miễn dịch tốt.
2. Cân đối thức ăn theo cân nặng của trẻ
Cân nặng và lượng thức ăn có mối quan hệ mật thiết với nhau, do đó, mẹ nên quan sát cân nặng của bé để lên thực đơn sao cho phù hợp. Nếu trong 2 tháng mà bé không tăng cân hoặc tăng quá ít thì có nghĩa là thực đơn chưa cung cấp đủ dinh dưỡng cho bé.
3. Cho trẻ ăn đúng giờ
Ăn đúng giờ sẽ giúp trẻ tăng cân đều, do đó, mẹ nên xây dựng lịch trình ăn uống khoa học cho con. Đồng thời kết hợp duy trì bú sữa mẹ hoặc dùng sữa ngoài khoảng 600 - 700ml/ngày. Khi chế biến đồ ăn cho bé, mẹ nên hạn chế sử dụng gia vị. Nếu bé ăn cháo, mẹ có thể nấu theo tỉ lệ 1:7, có nghĩa là 10g gạo thì nấu cùng 70ml nước.
>>>> Cách khắc phục tình trạng đi ngoài ra chất nhầy màu đỏ
III. Gợi ý một số thực đơn ăn dặm đúng chuẩn cho bé 7 tháng
1. Thực đơn ăn dặm của Viện Dinh Dưỡng
Để hỗ trợ các mẹ bỉm chăm sóc con tốt hơn, Viện Dinh Dưỡng Quốc gia đã đưa ra một thực đơn gồm 3 bữa chính dành cho bé 7 tháng như sau:
Thực đơn cho bé vào thứ 2 và thứ 4
- 6h sáng: Cho bé bú sữa mẹ hoặc dùng sữa công thức tầm 150-200ml
- 9h: Cho bé ăn bột thịt lợn nấu cùng với rau xanh
- 10h: Dùng một nửa quả chuối
- 11h: Cho bé bú mẹ
- 14h: Cho bé ăn bột trứng gà nấu cùng với rau xanh
- 16h: Uống nước cam ép
- 18h: Dùng bột cua nấu cùng với rau xanh
Thực đơn cho bé vào thứ 3 và thức 5
- 6h sáng: Cho bé bú mẹ
- 9h: Ăn bột thịt gà cùng rau
- 10h: Dùng 50g đu đủ
- 11h: Bú mẹ
- 14h: Ăn bột cua nấu cùng với rau xanh
- 16h: Uống nước cam ép
- 18h: Ăn bột đậu xanh nấu cùng với rau
Thực đơn cho bé vào ngày thứ 6 và chủ nhật
- 6h: Bú mẹ
- 9h: Ăn bột thịt bò nấu cùng rau bina
- 10h: Ăn nửa quả hồng xiêm
- 11h: Bú mẹ
- 14h: Ăn bột tôm
- 16h: Uống nước cam
- 18h: Ăn bột thịt gà nấu cùng với rau
Thực đơn cho bé vào ngày thứ 7
- 6h sáng: Bú mẹ
- 9h sáng: Ăn bột trứng
- 10h: Ăn xoài
- 11h: Bú mẹ
- 14h chiều: Ăn dặm bằng bột thịt lợn
- 16h: Uống nước cam
- 18h: Ăn bột gan
2. Thực đơn ăn dặm cho bé 7 tháng theo kiểu Nhật
- Thứ hai
- Sáng: Cho bé ăn dặm bằng súp khoai tây nấu với đậu Hà Lan và ăn 1 cốc sữa chua
- Chiều: Cho bé ăn súp bí đỏ nấu cùng hạt sen và cánh gà viên
- Thứ ba
- Sáng: Ăn dặm cháo thịt bò rau dền nấu cùng vài lát chuối
- Chiều: Ăn dặm cháo khoai lang nấu cùng gan gà, súp bí đỏ và dâu tây nghiền
- Thứ tư
- Sáng: Ăn cháo bắp cải cùng với vài miếng đu đủ nhỏ
- Chiều: Cho bé ăn cháo gà nấu cùng bắp cải và đu đủ thái
- Thứ năm
- Sáng: Dùng cháo đậu bắp nấu với rong biển, súp đậu nấu thịt và một vài miếng xoài nhỏ
- Chiều: Dùng súp khoai tây nấu cùng cá hồi và su su luộc
- Thứ sáu
- Sáng: Ăn dặm cháo bánh mì nấu cùng khoai lang, súp cá rau cải và sữa chua
- Chiều: Ăn dặm cháo đậu bắp rong biển, súp đậu hành và một ít xoài
- Thứ bảy
- Sáng: Cho bé ăn cháo khoai lang nấu cùng gan gà, súp bí đỏ và dâu tây nghiền
- Chiều: Cho bé ăn cháo trắng, cá hồi và rau ngót
- Chủ nhật
- Sáng: Dùng cháo thịt đậu bắp, cải bó xôi, bí đỏ và sữa chua
- Chiều: Dùng mì trứng và súp cá nấu với cà chua
3. Thực đơn ăn dặm 30 ngày cho trẻ nhỏ 7 tháng tuổi
- Ngày 1,2,3: Ăn dặm bằng cháo Mix Dashi
- Ngày 4: Cháo Dashi nấu cùng với cà rốt và trà trái cây.
- Ngày 5: Cháo rau ngót
- Ngày 6: Cháo Dashi nấu cùng với bí đỏ
- Ngày 7: Cháo Dashi cùng bông cải xanh xay nhuyễn
- Ngày 8: Cho bé dùng bí xanh rây, cháo mix Dashi và nước lọc
- Ngày 9: Nấu súp khoai lang nấu với bông cải và chút nước lọc cho bé ăn dặm
- Ngày 10: Súp bí đỏ nấu cùng với sữa mẹ
- Ngày 11: Nước lọc, cháo trắng tỉ lệ 1:10 cùng một ít rau xanh
- Ngày 12: Cho bé ăn cà rốt nấu rau mồng tơi, cháo trứng gà
- Ngày 13: Đậu cô ve, súp khoai tây kết hợp với trứng gà
- Ngày 14: Cháo bánh mì và nước dashi rau củ
- Ngày 15: Cháo cá hồi với cải thìa và cháo đậu mắt mèo
- Ngày 16: Cháo dashi rong biển, cá bào cùng với cháo cá hồi khoai tây
- Ngày 17: Cháo khoai lang tím và một ít sữa chua
- Ngày 18: Cho bé ăn rau dền, cà rốt và cháo tim
- Ngày 19: Súp khoai lang cùng cá bào rong biển và canh cà chua nấu cải thìa
- Ngày 20: Ăn dặm bằng rau mồng tơi, cháo 1:10 và trà hoa quả
- Ngày 21: Cho bé ăn cháo yến mạch, cá trê đồng, rau dền và rau lang
- Ngày 22: Nước dưa hấu ép và súp mì somen rau củ
- Ngày 23: Cháo khoai tây thịt heo nấu cùng với rau mồng tơi
- Ngày 24: Cho bé dùng cháo rau ngót, tôm sông, khoai tây và củ dền
- Ngày 25: Cho bé ăn dặm bằng cháo cá hồi rau củ rắc phô mai
- Ngày 26: Cháo trắng, bí đỏ, canh tôm đồng, mướp xanh và một ít rau ngót
- Ngày 27: Ăn dặm bằng nước lọc, mì somen rau củ và thịt gà
- Ngày 28: Ăn thịt gà, cháo yến mạch và cà rốt
- Ngày 29: Cháo phô mai nấu cùng với rau cải thìa
- Ngày 30: Cho bé ăn bột yến mạch, bí xanh và sữa
4. Thực đơn ăn dặm cho bé theo kiểu truyền thống
- Ngày 1: Ăn dặm cùng cháo cá hồi sốt gấc tươi, yến mạch và uống sữa óc chó
- Ngày 2: Cho bé ăn cháo cá hồi nấu với bí đỏ và súp lơ ăn cùng hạt đậu lăng
- Ngày 3: Cháo bào ngư hầm cùng gà ác với thuốc bắc và uống sữa hạnh nhân
- Ngày 4: Cho bé dùng cháo thịt bò nấu với cà rốt và đậu gà
- Ngày 5: Cháo cá quả nấu cùng đậu Hà Lan, ăn một ít cherry và măng tây
- Ngày 6: Ăn dặm bằng cháo lươn đồng, bí ngòi nấu ngô ngọt và hạt đậu
- Ngày thứ 7: Cho bé dùng cháo tôm sú, khoai tây ăn cùng đậu Hà Lan
- Chủ nhật: Cháo tôm sú, khoai lang, bí ngòi và ít lăng đỏ
IV. Một số món cháo nên dùng trong thực đơn cho bé 7 tháng tuổi
1. Bột thịt lợn cùng với rau chùm ngây
- Nguyên liệu
- Bột gạo
- Thịt lợn nạc
- Chùm ngây
- Dầu ăn
- Cách làm
- Chùm ngây rửa sạch và xay nhuyễn.
- Thịt lợn thái miếng mang xay sau đó, xào thịt với chút dầu ăn cho đến khi săn lại.
- Hòa bột cùng với nước, sau đó cho lên bếp nấu với lửa nhỏ. Đến khi sôi thì cho chùm ngây và thịt vào nấu cùng.
- Đợi khi cháo nguội thì cho thêm một ít dầu cho bé.
2. Bột gà nấu cùng cà rốt
- Nguyên liệu
- Cách làm
- Thịt gà rửa sạch sau đó xay nhuyễn và xào với dầu ăn.
- Cà rốt gọt vỏ rồi xay nhuyễn và chắt lấy nước cốt.
- Hòa bột cùng với nước rồi nấu trên bếp cho đến khi sôi rồi cho nguyên liệu vào cùng.
- Nấu cho đến khi bột chín sánh lại thì được.
3. Cháo thịt bò
- Nguyên liệu
- Thịt bò
- Cháo trắng
- Ớt chuông
- Rau thơm
- Ngô bao tử cùng phô mai
- Cách làm
- Ớt chuông và ngô rửa sạch sau đó thái nhỏ.
- Thịt bò rửa sạch, thái nhỏ rồi xào cho săn lại cho tiếp ớt và ngô vào xào chung.
- Nấu chín cháo rồi cho hỗn hợp thịt bò, ngô bao tử và ớt chuông vào.
- Nấu thêm khoảng 3-5 phút thì tắt bếp sau đó cho rau thơm và phô mai vào.
4. Cháo cá quả
- Nguyên liệu
- Cách làm
- Cá rửa sạch rồi xay nhuyễn và xào qua với ít dầu.
- Cho cả cá và rau vào nồi cháo nấu.
- Đợi khi chín đều thì nêm nếm gia vị sao cho vừa miệng.
5. Bột tôm nấu khoai mỡ
- Nguyên liệu
- Cách làm
- Tôm rửa sạch, lột vỏ, rút chỉ rồi băm nhuyễn.
- Khoai mỡ gọt vỏ, rửa sạch sau đó hấp chín, nghiền nhuyễn ra.
- Hòa bột cùng nước rồi cho lên bếp đun với lửa vừa. Khi bột chín thì cho tôm và khoai vào cùng.
Bên cạnh việc cho bé ăn dặm, mẹ cũng có thể kết hợp sử dụng men vi sinh cho trẻ để hỗ trợ hệ tiêu hóa, giúp trẻ hấp thụ tốt hơn.
Probiotic Powder for Baby là men vi sinh của thương hiệu nổi tiếng Life-Space dành cho trẻ từ 6 tháng - 3 tuổi, cung cấp 10 chủng vi khuẩn có lợi, 7.5 tỷ CFU/gram giúp tăng cường hệ miễn dịch, hỗ trợ đường ruột giúp bé hấp thu tốt và khỏe mạnh.
Trên đây là những hướng dẫn xây dựng thực đơn cho trẻ 7 tháng tuổi và một số chế độ ăn cùng món cháo đơn giản gợi ý cho các mẹ bỉm. Life-Space hy vọng bài viết đã mang đến nhiều thông tin bổ ích giúp giải quyết những thắc mắc của mẹ khi chăm sóc các bé.